Bình Dương: Hơn nửa thế kỷ gìn giữ nghề làm thớt gỗ Phú Long
Thớt gỗ Phú Long là thương hiệu uy tín được nhiều người Việt tin dùng (Ảnh: VOV)
Làng nghề làm thớt gỗ Phú Long tọa lạc tại khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo lời của người lớn trong làng kể lại: Lái Thiêu trước đây vốn là một mảnh đất hoang vu, tài nguyên rừng dồi dào, người dân chỉ biết kiếm sống nhờ vào nghề mộc. Từ những khúc gỗ thừa của các xưởng mộc, ông Hai Thiết mang về làm thớt rồi đem bán ra thị trường, sau này ông truyền nghề lại cho con cháu. Đến những năm 1960, thấy nhu cầu nhiều mà nguồn cung ít, người dân địa phương thay nhau làm thớt gỗ, dần dà hình thành nên làng nghề như hiện tại.
Thị trường tiêu thụ của thớt gỗ Phú Long không chỉ dừng lại ở các tỉnh Nam bộ và khu vực phía Bắc mà còn vươn ra khỏi biên giới, xuất khẩu sang các nước Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản. Sở dĩ, mặt hàng này qua nhiều năm vẫn giữ được chỗ đứng trên thị trường là nhờ vào chất lượng bền, đẹp, mẫu mã bắt mắt và đạt được độ bóng nhất định.
Phải trải qua 20 công đoạn mới hoàn thành được một chiếc thớt gỗ (Ảnh: Kim Khánh)
Tuy nhiên chỉ người làm nghề mới biết, để sản xuất ra một chiếc thớt Phú Long, họ phải trải qua hết thảy 20 công đoạn khó nhằn kéo dài suốt 4 tháng tính từ lúc cây mới được đốn hạ. Ngay từ bước chọn nguyên liệu, người thợ thủ công đã phải thật kỹ lưỡng ở khâu sàng lọc gỗ. Gỗ chọn làm thớt phải thẳng, đường vân đẹp và không bị nứt, vì vậy gỗ xà cừ được ưa chuộng hơn hẳn. Toàn bộ quy trình sản xuất thớt Phú Long đều đòi hỏi tay nghề cao, sự tỉ mỉ và kiên nhẫn của người thợ, có như vậy sản phẩm làm ra mới đạt chất lượng.
Ngày nay, làng nghề có hơn 20 cơ sở sản xuất lớn nhỏ, nhưng đối mặt trước sức cạnh tranh của những mặt hàng thớt nhựa giá rẻ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc, các cơ sở này đã không ngừng cải tiến, đầu tư thêm máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời đăng ký thương hiệu để cải thiện đầu ra. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, năng suất của người thợ thủ công tăng lên đáng kể. Nếu trước kia một ngày, 20 người chỉ sản xuất được 300 thớt thì hiện tại con số này đã lên 2000.
Bên cạnh thớt gỗ, làng nghề Phú Long còn sản xuất nhiều vật dụng nhà bếp mới (Ảnh: Kim Khánh)
Ngoài làm thớt, người dân làng nghề Phú Long còn tận dụng số gỗ có được để làm ra nhiều mặt hàng khác nhau như chày, cối, đồ đựng dao nĩa, đồ thủ công mỹ nghệ,...vô cùng đẹp mắt và giá thành hợp lý.
Mỗi năm, làng nghề làm thớt gỗ Phú Long tung ra thị trường ngàn ngàn sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vượt xa các mặt hàng nhập khẩu cả về mẫu mã lẫn chất lượng. Qua đó, làng nghề đã tạo được việc làm cho hàng trăm người lao động trên địa bàn tỉnh, giúp cải thiện nền kinh tế địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Tuy nhiên, gần đây, báo Bình Dương đưa tin nghề làm thớt gỗ đang đối mặt với nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường như: khói bụi, tiếng ồn,...Để tháo gỡ những khó khăn đó, chính quyền địa phương sẽ lên kế hoạch hỗ trợ vay vốn giúp các cơ sở sản xuất đầu tư thêm máy móc, đổi mới công nghệ, làm ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đặc biêt không gây ô nhiễm môi trường. Đợi đến khi vấn đề môi trường được giải quyết, thương hiệu thớt gỗ Phú Long hứa hẹn sẽ vươn xa hơn nữa, trở thành một vật dụng quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình người Việt.
Kim Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức