Bình Định: Làng nghề đúc đồng Bằng Châu
Nghề đúc đồng Bằng Châu là một trong những làng nghề truyền thống có từ lâu đời ở Bình Định.
Ông tổ của nghề đúc đồng ở Bằng Châu là thiền sư Dương Không Lộ (1016 – 1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, quê ở làng Hải Thanh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Thiền sư là người rất giỏi văn chương và y học. Thời đó, thái tử nhà Đường (Trung Quốc) bị bệnh nặng, không ai chữa khỏi nên vua Đường phải cho mời ông sang. Do chữa khỏi bệnh cho thái tử nên ông được vua Đường ban thưởng tùy ý nhưng chỉ nhận đồng đen mang về. Về nước, ông mở nghề đúc đồng rồi sau đó đi khắp nơi để truyền nghề, trong đó có làng Bằng Châu. Vì vậy, dân làng đã tôn ông làm tổ nghề.
Làng nghề có nhiều điểm tương đồng như các làng đúc đồng truyền thống trong cả nước về cách làm khuôn, nấu đồng, pha chế.
Ðể có một sản phẩm đồ đồng ra lò hoàn chỉnh thì phải qua một số công đoạn như lấy nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, chế tạo khuôn đúc, xây dựng, sửa chữa nhà đúc, lò đúc, lắp ráp khuôn đúc chế tạo sản phẩm và tiến hành kỹ thuật đúc.
Nghề đúc đồng ở Bằng Châu đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Vào thời Tây Sơn, làng đúc Bằng Châu tập hợp lại thành từng vùng, cụm và sản phẩm làm ra là các loại như mâm, nồi, chảo, đèn thờ
Thời gian này, các sản phẩm còn thô sơ, quy trình chế tạo khuôn đúc tốn nhiều công sức. Dần dần làng nghề cải tiến kỹ thuật sản xuất, sản phẩm làm ra ngày một tinh xảo, mang tính mỹ thuật cao và đa dạng như các loại đèn thờ, nồi, bung, mâm, hộp đựng trầu, khay, chiêng cồng... và các loại vật dụng trang trí. Vào thời Gia Long, Triều đình đã tuyển một số thợ có tay nghề cao ở đây ra Huế phục vụ. Nhiều sản phẩm làm ra từ tay của các thợ đúc Bằng Châu hiện còn lưu giữ lại Cung đình Huế, trong đó đáng chú ý nhất là Cửu đỉnh được đúc vào thế kỷ XIX.
Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, làng đúc Bằng Châu đã tham gia đúc vũ khí chống Pháp như đúc vỏ lựu đạn có hình dạng như trái mãng cầu tại xưởng quân khí ở Hoài Ân. Năm 1957 các thợ đúc đồng Bằng Châu tham gia nấu đồng để đúc tượng Phật cao 2m nặng 750kg đặt tại chùa Long Khánh (Quy Nhơn) và một số tượng được làm bằng đồng đã có mặt trên mọi miền của đất nước, nhất là Nam bộ. Các nghệ nhân của làng đúc Bằng Châu cũng đã đúc thành công đại hồng chung (chuông lớn) cao 1,2m, rộng 0,8m và nặng hơn 200kg vào năm 1972, hiện tại chuông đặt tại chùa Long Hoa (Phù Cát - Bình Định). Sau khi thống nhất đất nước, năm 1979, HTX đúc đồng ở Bằng Châu được thành lập, quy trình công nghệ được nâng cao, kỹ thuật đúc tinh vi hơn. Ngoài các sản phẩm phục vụ cho văn hóa tâm linh như cồng chiêng, đèn thờ, đài, đảnh…, làng đúc Bằng Châu còn làm ra nhiều mặt hàng phục vụ nông nghiệp, công nghiệp và thủy sản. Năm 1982, toàn thể nghệ nhân làng đúc Bằng Châu đã góp công sức đúc tượng Bác
Hồ toàn thân cao 2m nặng 750kg để làm quà kỷ niệm cho quê hương. Hiện nay, tượng được lưu tại Phòng Truyền thống (Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện An Nhơn). Khoảng cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, HTX đúc đồng Bằng Châu hoạt động không còn phù hợp nên đã quyết định giải thể. Từ đây, làng nghề đúc đồng Bằng Châu bắt đầu gặp khó khăn trong sản xuất. Theo nguyện vọng của nhiều nghệ nhân trong làng nghề, ngày 1/5/2008, Sở Công Thương tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Hiệp hội nghề đúc Bằng Châu.
Cùng với thời gian, nghề đúc đồng ở Bằng Châu không những không bị mai một, mà còn được tạo điều kiện phát triển. Bà con trong làng vừa giữ được nét độc đáo riêng của một làng nghề truyền thống, vừa biến nghề truyền thống trở thành nguồn sinh lợi chính đáng, góp phần nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của địa phương.
Hàng năm, đến ngày 17-3 Âm lịch, làng đúc đồng Bằng Châu lại tổ chức Lễ hội truyền thống của làng nghề. Làng nghề đúc đồng ở Bằng Châu có nhà thờ Tổ tuy không lớn nhưng rất trang trọng và họ thờ Tổ nghề là Thiền sư Dương Không Lộ; ngoài ra còn thờ những vị tiền hiền, hậu hiền là những người có công phát triển ngành nghề. Đây cũng là dịp làng nghề tổng kết một năm sản xuất kinh doanh và giải quyết những việc còn tồn đọng. Bà con ngồi lại với nhau trao đổi kinh nghiệm, tổ chức vui chơi, thưởng thức hát bộ.
Bài, ảnh: Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân