Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán là thời điểm Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật, nhộp nhịp, tưng bừng hơn ngày thường. Bắt đầu từ tờ mờ sáng, các thợ làm bánh, bún đã nhom lửa, xay bột, nhào bột đúc khuôn bánh, bún cho ra những sợi bún gạo, mì trắng mượt mà, những chiếc bánh tráng dài như miếng dải lụa mềm mại được đưa lên vĩ tre phơi nắng trên bãi cát vàng nằm bên bờ sông Kôn hiền hòa.
![]() |
Làng nghề Bún – Bánh An Thái hối hả vào Tết |
Ngày bình thường số lượng bún, bánh tiêu thụ cầm chừng, khi nào có khách đặt số lượng nhiều, chủ cơ sở mới mướn thêm công lao động. Nhưng đến Tết Nguyên đán, các cơ sở hay hộ gia đình nào cũng phải mướn công lao động, vì người trong nhà không đủ sức khỏe làm bún, bánh phục vụ lượng Tết tiêu thụ.
Làng nghề Bún – Bánh An Thái tồn tại hàng trăm năm qua, được thế hệ trước truyền nghề lại cho thế hệ sau trong từng gia đình, dòng tộc. Cứ vậy, đời sau nối tiếp đời trước, duy trì Làng nghề tồn tại và phát triển cho đến nay.
Ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn An Thái, xã Nhơn Phúc chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề bánh tráng nhiều năm nay, ngày bình thường làm bánh khoảng 3 đến 4 tạ gạo, còn ngày Tết thì số lượng tăng lên gấp đôi. Mức thu nhập lao động của nghề làm bún và bánh rất vô chừng, giao động từ 150 ngàn đến 200 ngàn đồng mỗi ngày. Làm bún và bánh, công đoạn nào cũng vất vả đều phải làm thủ công. Sau khi qua công đoạn làm bánh, bún tươi bằng máy, chủ yếu vẫn là sức lao động của con người. Bún nơi đây là bún tinh chất gạo, mì không pha trộn. Gạo phải thơm ngon thường gọi là gạo ải ĐT, mới làm ra sợi bún dai, dẻo, thơm, nếu dùng gạo kém chất lượng sẽ làm sợi bún giòn, gãy, bở ăn không ngon.
![]() |
Bún song thằn làm từ đậu xanh rất thơm ngon bổ dưỡng |
Thôn An Thái là một trong 8 thôn của xã Nhơn Phúc, có 795 hộ, trong đó 405 hộ có người tham gia làm nghề bún, bánh và số hộ sản xuất chính tại Làng nghề Bún – Bánh An Thái là 180 hộ, trong đó có 35 hộ làm bún, tổng số lao động tham gia nghề là 789 lao động.
Các sản phẩm sản xuất tại Làng nghề Bún – Bánh An Thái là bún, bánh tráng, bún song thằn, bún gạo dề, bánh tráng máy, bánh tráng tay. Bún và bánh An Thái được tiêu thụ trên phạm vi cả nước ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Nam, miền Bắc, miền Trung và Bình Định.
![]() |
Bún đón nắng trên bãi cát vàng nằm bên bờ sông Kôn hiền hòa |
Trong số các sản phẩm bún, bánh của Làng nghề Bún – Bánh An Thái, sản phẩm nổi tiếng nhất, lâu đời nhất, giá thành cao nhất, thơm ngon nhất phải kể đến bún song thằn hay còn gọi là bún tiến vua.
Sở dĩ có tên gọi "song thằn" vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Nhiều người đọc trại thành bún "song thần". Bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao do làm từ đậu xanh. Để bún được ngon, người thợ nhào bột cho đều với nước lạnh. Cái khó nhất là khâu nhào bột làm sao cho vừa, không khô mà cũng không nhão. Bún song thằn thường dùng để nấu với tôm, thịt nạc, ăn ngọt và mát.
![]() |
Thợ bún vất vả phơi bún cho kịp phục vụ Tết |
Bà Võ Văn Tâm ở Làng nghề Bún – Bánh An Thái chia sẻ: Nhà tôi làm bún đã bốn đời rồi. Bún chia làm ba loại: bún mì, bún gạo và bún song thằn. Bún song thằn làm từ đậu xanh, bún gạo làm bằng bột gạo và bún mì làm bằng bột mì, mỗi loại có giá thành khác nhau. Bún mì dùng nấu món xào rất ngon, muốn bún mềm phải ngâm nước rồi xé nhỏ ra mới đem xào với gia vị khác. Mùa Tết chủ yếu làm bún mì, bún gạo và bánh tráng, vì lượng tiêu thụ lớn, riêng bún song thằn ít làm vào mùa Tết do thời tiết mưa nắng bất thường.
An Thái được biết đến là một đô thị sầm uất cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ngày xưa nghề thủ công ở đây rất phát triển như: rèn, đúc kim loại, mộc, giấy, bún, bánh, dệt lụa, nhuộm. Hiện nay chỉ còn lại làng nghề bánh, bún là được duy trì và phát triển. Nhưng nổi tiếng vẫn là bún song thằn. Nếu ai đã từng ghé thăm Bình Định mà không thưởng thức hoặc mua bún song thằn về làm quà là một thiếu sót. Ngoài ra, An Thái còn là cái nôi võ cổ truyền Bình Định, nổi tiếng từ xưa gắn liền với các câu ca dao như “Roi Thuận Truyền, quyền An Thái” hay “Trai An Thái, gái An Vinh”.
![]() |
Bún thành phẩm được cân, đóng gói cẩn thận |
Ông Nguyễn Kim Lân, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Phúc cho biết thêm: Các tuyến đường dẫn vào Làng nghề Bún – Bánh An Thái, nhiều năm nay được đầu tư nâng cấp, mở rộng, thảm nhựa giúp thương lái có thể đưa xe đến tận các cơ sở sản xuất để thu mua bún, bánh. Chính quyền địa phương quy hoạch 3ha đất chạy dọc sông Kôn làm sân phơi cho người dân làng nghề và hỗ trợ các cơ sở sản xuất đăng ký sản phẩm OCOP địa phương, xây dựng thương hiệu, quảng bá nhằm hướng tới tiếp cận thị trường ngoài nước trong thời gian tới. Chính quyền cũng đã đề nghị các cấp hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hạ tầng để duy trì và phát triển bền vững Làng nghề Bún – Bánh An Thái.
Tin liên quan

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước
22:09 | 29/06/2025 Nông thôn mới

Bình Định chăm lo cho thế hệ trẻ vùng biển đảo Nhơn Châu
11:04 | 25/06/2025 Đào tạo nghề
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề