Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Bảo tồn, phát huy nghề truyền thống để thoát nghèo

LNV - Không chỉ áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, người dân còn phát triển nghề dệt thổ cẩm để thoát khỏi đói nghèo.



Cuộc sống gia đình chị Hnăp bớt khó khăn hơn nhờ chính quyền hỗ trợ bò giống.


Tặng bò, hỗ trợ dân thoát nghèo

Cuộc sống gia đình chị Hnăp (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) trước kia quanh năm sống trong đói nghèo, thiếu thốn. Mấy miệng ăn chỉ trông chờ vào vài sào lúa. Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, năm 2019, các cấp chính quyền địa phương quan tâm, tặng cho nhà chị một con bò cái sinh sản.

“Cuộc sống khó khăn, nhà mình làm mãi cũng chỉ đủ ăn. Giờ đây có con bò được hỗ trợ, gia đình mình cố gắng chăm sóc để nó phát triển khỏe mạnh. Tới đây bò có thể nhân giống giúp kinh tế gia đình ngày càng được nâng lên. Mình sẽ cố gắng chăm chỉ làm ăn để thoát khỏi hộ nghèo”, chị Hnăp bộc bạch.

Huyện Đăk Đoa hiện có 16 xã và 1 thị trấn với 17 dân tộc cùng sinh sống. Toàn xã có hơn 55% là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là Jrai và Ba Na. Trong những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ các chương trình như: Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM), Chương trình 135, Dự án định canh định cư… mà diện mạo làng quê cũng như đời sống của người dân dần đổi thay.

Trong giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương giảm 2,81%/năm, trong đó có 2.642 hộ đồng bào DTTS thoát nghèo. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp tổ chức dạy nghề cho gần 4.000 lao động nông thôn, giải quyết việc làm cho 7.453 lao động. Đồng thời giúp 45 hộ định canh, định cư và bố trí tập trung cho 67 hộ. Ngoài ra, cấp phát 157.775 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người DTTS. Đặc biệt, Ngân hàng Chính sách xã hội cho hơn 226 hộ vay số tiền 11.2 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Không những thế trong những năm qua, các cấp ban ngành đã đầu tư xây dựng mới 73 công trình cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí là 41 tỷ đồng. Bên cạnh đó duy tu bảo dưỡng sau đầu tư được 11 công trình. Ngoài ra tổ chức 26 lớp tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng cho cán bộ cơ sở các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 với 1.194 lượt người tham gia. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa từng bước được cải thiện góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Mấy năm trước đây, gia đình anh Chưp duy trì cuộc sống nhờ ít đất trồng cà phê. Thế nhưng, sau khi được tuyên truyền anh đã tham gia một vài lớp tập huấn và tìm hiểu thêm kiến thức qua báo đài, tivi… để chuyển đổi cơ cấu cây trồng - phát triển kinh tế. Sau khi nắm bắt được một số kĩ thuật tiên tiến, gia đình anh Chưp trồng xen canh cây ăn trái như sầu riêng, mít, macca,… nhằm tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, anh cũng nuôi thêm 20 con heo và đào ao nuôi cá. Từ đó kinh tế gia đình anh dần ổn định, phát triển nên dễ dàng lo toan cuộc sống và cho con đến trường.

Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế


Người dân gìn giữ, phát triển nghề dệt thổ cẩm để cải thiện cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.


Không chỉ chú trọng về phát triển sản xuất nông nghiệp, xã Glar còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn văn hóa của dân tộc trên địa bàn. Hiện nay, xã duy trì được 1 Hợp tác xã Nông nghiệp và dệt thổ cẩm Glar.

Bà Mlop, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp và dệt thổ cẩm Glar cho biết, HTX được thành lập từ năm 2006, đến nay đã thu hút được hơn 300 chị em trên địa bàn tham gia dệt thổ cẩm. Bên cạnh việc giúp chị em giải quyết được việc làm còn góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Hiện nay, sản phẩm của HTX đã được công nhận là OCOP 3 sao. Đây cũng là động lực để người dân tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc.

Ông Bùi Quang Thoại, Phó Chủ tịch UBND xã Glar cho biết, trên địa bàn có hơn 97% là người đồng bào DTTS. Chính vì vậy, chính sách dân tộc luôn được quan tâm kịp thời và nhanh chóng.

Theo ông Thoại, trong thời gian qua, nhờ thực hiện lồng ghép, đồng bộ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Qua đó, những hộ nghèo đã được hỗ trợ sinh kế như: trao bò sinh sản, heo giống, xây chuồng heo, hỗ trợ giống lúa,... Cùng với đó, năm 2021, UBND xã đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân vươn lên thoát nghèo và giải quyết kịp thời các chính sách của Nhà nước với hộ nghèo. Theo thống kê của UBND xã Glar, tổng số hộ nghèo là 121 hộ, chiếm 5,19% tổng số hộ trên toàn xã. Thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 41 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, xã Glar hiện đã về đích NTM và đang trên đường xây dựng NTM nâng cao và đã đạt 16/19 tiêu chí, dự kiến năm 2023 sẽ về đích NTM nâng cao.

“Để đạt được mục tiêu đề ra, thời gian tới địa phương tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp nhằm thay đổi, phát triển các thôn, làng. Qua đó, giúp người dân giữ vững kinh tế, thu hẹp khoảng cách về mức sống. Đặc biệt, phát triển toàn diện về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa nhằm cải thiện đời sống vật chất tinh thần của người dân. Tuy nhiên, không quên gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các DTTS trên địa bàn. Nhưng để thực hiện được những nội dung trên thì trước tiên phải giúp người dân có ý chí vươn lên trong cuộc sống, không ỷ lại, trông chờ các chính sách hỗ trợ”, ông Thoại chia sẻ.

Bài và ảnh Trang Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc hằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Tin khác

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 31/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

LNV - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

LNV - Dự án “Làng nghề lên số” của thành phố Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng” (Impactful Digital & Inno-tech) ghi nhận nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV -Vừa qua, xã Khánh Dương (huyện Yên Mô) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

LNV - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển du lịch, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống vùng hồ Thác Bà (Yên Bái) không chỉ là việc làm cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

LNV - Sáng 8-11, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

LNV - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

LNV - Một đề án đã đề ra mục tiêu thu hút được 120.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thu hút 3.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc, tham gia quản trị, nghiên cứu khoa học tại các trường nghề.
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

LNV - Mỗi miền quê trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta lại có những thứ đặc sản tạo nên hồn cốt riêng của địa phương đó mà nơi khác không có được. Hưng Yên quê tôi may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn, đặc biệt là trái nhãn lồng thơm ngọt nức tiếng một vùng xưa nay.
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

LNV - Tối ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống

LNV - Bến Tre, xứ dừa xanh mướt của miền Tây Nam Bộ, không chỉ quyến rũ bởi cảnh sắc hữu tình mà còn nổi danh với nghề làm kẹo dừa truyền thống. Từng chiếc kẹo dừa thơm béo, ngọt ngào là kết tinh của thiên nhiên, văn hóa và lòng nhiệt huyết của người dân nơi đây.
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa

LNV - Với tuổi đời hơn 60 năm, làng nghề gốm Gia Thủy ở Ninh Bình kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, mang đến cho người tiêu dùng những tác phẩm gốm đậm đà bản sắc văn hóa Việt.
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến

Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến

LNV - Hợp tác xã (HTX) Hoa Tiến, nằm tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, là biểu tượng của sự sáng tạo và nỗ lực bền bỉ trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm truyền thống của người Thái. Được thành lập từ năm 2010, HTX không chỉ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm lâu đời mà còn tạo nên một câu chuyện thành công, đưa các sản phẩm thủ công tinh xảo vươn ra thế giới.
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng ngày 17/11, tại Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo (Phú Lương - Hà Đông). Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc hằm đoàn kết, phát triển doanh nhân c
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động