Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

LNV - Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Từ đó cho thấy sự thành công trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP ngày một tăng dần qua từng năm kể cả số lượng, chất lượng, cũng như thương hiệu sản phẩm.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, đây là một thách thức nhưng cũng là lợi thế nếu biết cách phát huy trong phát triển kinh tế với nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng như: Gạo bao thai, gạo nếp nương, miến dong, cam quýt, bí xanh thơm, rượu men lá... Ngoài các sản phẩm đặc trưng về văn hóa ẩm thực, còn có các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như dệt thổ cẩm, đan lát,...

Gian hàng của HTX Tài Hoàn tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế khu vực  Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại tỉnh Thái Bình
Gian hàng của HTX Tài Hoàn tham gia giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại tỉnh Thái Bình

Cho đến nay, tỉnh Bắc Kạn đã có 218 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao. Trong đó, có 4 sản phẩm 5 sao là sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan (huyện Na Rì) và 03 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty Cổ phẩn công nghệ dược liệu Bắc Hà (Thành phố Bắc Kạn); 18 sản phẩm OCOP 4 sao và 199 sản phẩm OCOP 3 sao. Các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng, thân thiện với môi trường và được đông đảo người tiêu dùng ưa thích. Các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn xuất phát từ cộng đồng làng, xã, phát huy những giá trị và bản sắc địa phương, thông thường đi lên từ quy mô nhỏ chứ không phải sản xuất hàng loạt với quy mô sản xuất công nghiệp.

Đẩy mạnh xúc tiến Thương mại cho sản phẩm OCOP

Hợp tác xã Tài Hoan là đơn vị đầu tiên có sản phẩm đạt OCOP 5 sao quốc gia, đồng thời cũng là HTX đưa sản phẩm miến dong Na Rì của tỉnh Bắc Kạn xuất ngoại. Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan, xã Côn Minh (Na Rì) cho biết: Hiện nay, Miến dong Tài Hoan đã được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Ðể có được kết quả đó, những năm qua, bên cạnh việc đầu tư công nghệ, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến các sản phẩm là sự thay đổi tư duy sản xuất của các thành viên hợp tác xã. Với việc là sản phẩm OCOP 5 sao, miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan tự tin tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để vươn ra thế giới, không chỉ là Cộng hòa Séc như hiện nay mà còn đến các thị trường "khó tính" và tiềm năng khác, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất của Hợp tác xã, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”.

Theo ông Hà Sỹ Thắng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, thời gian qua, các hoạt động xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã được tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện và đạt những kết quả tốt. Thông qua các hoạt động thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tổ chức, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại; chủ động hỗ trợ các hợp tác xã về thông tin thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua nhiều hình thức.

Sản phẩm Tinh bột nghệ nếp đen của HTX Nông nghiệp Tân Thành  được cấp chứng nhận sản phẩm Ocop 4 sao
Sản phẩm Tinh bột nghệ nếp đen của HTX Nông nghiệp Tân Thành được cấp chứng nhận sản phẩm Ocop 4 sao

Tỉnh đã tập trung tổ chức, tham gia hội chợ, hội nghị, chương trình kết nối giao thương và hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước với phương thức truyền thống kết hợp trên nền tảng số; tổ chức gian hàng của tỉnh tại các tỉnh, thành phố lớn và tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm có trọng tâm như tuần lễ giới thiệu Hồng không hạt, Miến dong, Bí xanh thơm và sản phẩm OCOP, tổ chức Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc… Cùng với đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho các sản phẩm OCOP cũng được quan tâm triển khai thực hiện thông qua việc tổ chức và tham gia hội nghị kết nối giao thương trong tỉnh và ngoài tỉnh và từng bước tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, nhiều chủ thể kinh tế đã chủ động tiếp các chính sách hỗ trợ, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều mặt hàng đã được đưa vào chuỗi cung ứng của các Trung tâm thương mại, siêu thị lớn….

Chị Nguyễn Thị Hồng Minh - Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành cho biết: Bên cạnh đầu tư hệ thống nhà xưởng được xây dựng khép kín, bảo đảm ATVSTP và đáp ứng cho công tác sản xuất. HTX còn mạnh dạn đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại công suất lớn vào sản xuất. Chủ động thiết kế bao bì cho các dòng sản phẩm và đã được bảo hộ của Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam. Ngoài ra, HTX cũng sản xuất đa dạng các loại sản phẩm: Tinh bột nghệ, viên nghệ, nghệ thái lát…., các sản phẩm sản phẩm được chứng nhận ATTP, có đầy đủ bao bì, mã vạch theo quy định, và sản lượng mỗi năm khoảng 5.700 tấn. Đặc biệt, sản phẩm Tinh bột nghệ nếp đỏ và Tinh bột nghệ nếp đen được cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao và được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã và giá thành sản phẩm. Qua đó, giúp doanh số bán sản phẩm của HTX tăng lên.

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

Hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 4 sản phẩm gồm: Miến dong; Hồng không hạt; Quả quýt; Vịt bầu cổ xanh mang chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ và 5 sản phẩm gồm: Gạo nếp khẩu nua lếch; Chè shan tuyết Bằng phúc; Khẩu Nua Pái Chợ Đồn; Gạo bao thai Chợ Đồn; Gạo Nếp Tài Ba Bể mang nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ trên địa bàn tỉnh ngoài ra còn nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc hữu của tỉnh được thị trường quan tâm, đón nhận: sản phẩm mật ong, trà, dược liệu, bún khô, phở khô....Thông tin về các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn được đăng tải và cập nhập thường xuyên trên Website giao dịch điện tử ngành Công Thương của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Kạn để phục vụ hỗ trợ hoạt động thông tin, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Bốn định hướng phát triển các sản phẩm OCOP

Để phát triển sản xuất và xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP trong thời gian tới, ông Hà Sỹ Thắng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn chỉ ra bốn định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất: Phát triển sản phẩm OCOP theo chiều sâu: Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể kinh tế nâng cấp, hoàn thiện về sản phẩm, tập trung đổi mới và cải thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật, mở rộng vùng nguyên liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm...; Tập trung rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống.

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
Sản phẩm miến dong Tài Hoan được chế biến từ củ dong riềng trồng tại địa phương, nguyên liệu sản xuất miến sử dụng 100% tinh bột củ dong riềng và được sản xuất từ củ riềng theo quy trình hữu cơ.       ược cấp chứng nhận sản phẩm Ocop 5 sao
Sản phẩm miến dong Tài Hoan được chế biến từ củ dong riềng trồng tại địa phương, nguyên liệu sản xuất miến sử dụng 100% tinh bột củ dong riềng và được sản xuất từ củ riềng theo quy trình hữu cơ, được cấp chứng nhận sản phẩm Ocop 5 sao

Thứ hai: Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được giới thiệu, bày bán tại Chương trình kết nối tiêu dùng, điểm bán hàng OCOP, hội chợ và hàng hóa lưu thông trên thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chất lượng hàng hóa theo quy định để giữ vững uy tín của sản phẩm gắn thương hiệu OCOP.

Thứ ba: Hỗ trợ chủ thể OCOP tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh, phối hợp liên kết sản xuất sản phẩm OCOP.

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường trong nước, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường thương mại điện tử và các nền tảng công nghệ số; từng bước xây dựng, số hóa và cập nhập thường xuyên dữ liệu cung và cầu hàng hóa.

Hoàng Dương

Tin liên quan

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao

OVN - Ngày 5/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương năm 2024, tỉnh Lào Cai có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao.
Vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân đạt sản phẩm OCOP 5 sao

Vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân đạt sản phẩm OCOP 5 sao

LNV - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa có Quyết định số 2171/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp Quốc gia năm 2024 (Đợt 1). Trong đó, sản phẩm “Vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân” được công nhận sản phẩm OCOP cấp Quốc gia “đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao”.
Hà Nội: Có thêm hai sản phẩm OCOP 5 sao

Hà Nội: Có thêm hai sản phẩm OCOP 5 sao

OVN - Bộ sản phẩm gốm men Suối Ngọc, của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (huyện Gia Lâm) và sản phẩm Chăn bông tơ tằm tự dệt của Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) là hai sản phẩm OCOP của Hà Nội vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố và trao quyết định OCOP 5 sao ngày 17/7 vừa qua.

Tin mới hơn

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thực hiện Chu trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2025”. Theo đó, các sản phẩm mới tham gia OCOP đều được các địa phương thẩm định, tư vấn, hướng dẫn và có quyết định chấp thuận tham gia Chương trình OCOP. Sản phẩm OCOP kết nối tiêu thụ với hệ thống BigC Việt Nam.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

LNV - Ðối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong quảng bá, xúc tiến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng lớn tiềm năng. Không những thế, thông qua thương mại điện tử, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của chủ thể của OCOP cũng được nâng lên.
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP

LNV - Hiện nay, các sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Kạn đã và đang phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu, từng bước khẳng định được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Từ đó cho thấy sự thành công trong quá trình thực hiện Chương trình OCOP ngày một tăng dần qua từng năm kể cả số lượng, chất lượng, cũng như thương hiệu sản phẩm.

Tin khác

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP

LNV - Sau 5 năm triển khai, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Bắc Kạn đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người dân nông thôn; đồng thời góp phần chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trở thành nguồn nội lực quan trọng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn

LNV - Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đề ra chủ trương, xây dựng chính sách để phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó bước đầu đã tạo nên những điểm đến du lịch, thay đổi diện mạo nông thôn.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều sản phẩm điêu khắc gỗ mỹ nghệ nơi đây đã được công nhận đạt 3,4 sao của chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương này.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề

OVN - Điểm trưng bày bán hàng OCOP và hàng Việt vừa đưa vào hoạt động tại thị xã An Nhơn ở địa chỉ số 44, đường Quang Trung, phường Bình Định. Điểm bán hàng này giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề, sản phẩm hàng Việt Nam.
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng

LNV - Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” được tổ chức 2 năm một lần với mục đích quảng bá vẻ đẹp tự nhiên nên thơ, hùng vĩ, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng biên, khắc họa cuộc sống, lao động, sinh hoạt, rèn luyện chiến đấu của quân và dân khu vực biên cương của Tổ quốc, góp phần khơi dậy, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào về cơ đồ, vị thế của đất nước, trách nhiệm với quê hương, đất nước trong các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước.
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận

OVN - Việc xây dựng và phát triển “Mỗi xã một sản phẩm” được huyện Phù Mỹ quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện, tính đến nay toàn huyện có 44 sản phẩm OCOP được cấp chứng nhận, trong đó 38 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao và 6 sản phẩm OCOP đạt hạng 4 sao (tăng 44 sản phẩm so với năm 2011).
Sơn Tây:  Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề

LNV - Thông qua việc khuyến khích các chủ thể là hộ sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và ưu tiên phát triển sản phẩm từ các làng nghề, làng nghề truyền thống, đến nay, thị xã Sơn Tây đã xây dựng được hơn 100 sản phẩm OCOP các loại.
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu

Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu

LNV - Sản phẩm mật ong OCOP 3 sao của anh Nguyễn Văn Triều ở xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, (Hà Tĩnh) không chỉ giúp gia đình ổn định đầu ra mà còn giúp địa phương đa dạng sản phẩm OCOP.
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP

OVN - Để thúc đẩy sự chủ động và thống nhất trong việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chi cục Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố, cùng các cơ quan liên quan.
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Căn cứ vào kết quả chấm điểm, đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ, UBND huyện Cẩm Thủy đã công nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao.
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

LNV - Năm 2024, TP. Thái Nguyên có 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, ở 4 nhóm, gồm: Thực phẩm tươi sống; thực phẩm thô, sơ chế; thực phẩm chế biến và chè.
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định

OVN - Khu phức hợp giải trí – du lịch – thương mại TOCEPO tọa lạc tại số 224 đường Đống Đa, TP Quy Nhơn là điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định, thu hút nhiều du khách đến tham quan mua sắm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

LNV - Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại
Bình Định:  Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

Bình Định: Giá trị nhân văn từ Lễ hội Thần làng

LNV - Lễ hội Thần làng của người Chăm Hroi tại huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định là một trong những phong tục truyền thống tốt đẹp của người Chăm, có ý nghĩa nhân văn, cầu mong cho nơi ở của dân làng luôn được bình yên, cầu cho các vị thần linh bảo vệ, che c
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP

LNV - Để các sản phẩm OCOP của Quảng Ninh thực sự trở thành sản phẩm hàng hoá, thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới là hết sức cần thiết. Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã có Văn bản số 336/VPĐPNTM- OCOP ngày 19/6/2023 “về hướng dẫn thự
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, Bình Định đạt tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 15.615 tỷ đồng, vượt 7,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,2% so với năm 2023.
TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

TP. Vũng Tàu: Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM thăm, trồng cây tại Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải Quân

LNV - Ngày 8/12, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HANE) đã có chuyến thăm Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Tại đây, đoàn công tác đã tặng đơn vị 5.000 cây xanh thông qua chương trình “Mộ
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động