70 tuổi ông vẫn đục sáo chơi diều
Ông Tính nói với tôi, chơi diều phải có đam mê và tâm huyết thì mới làm được ra những con diều đẹp, những bộ sáo kêu thật hay. Ông bảo mỗi khi mang diều đi thả khi diều của ông bay lên trên bầu trời xanh là trong ông lại có một cái cảm giác như được thả hồn vào trong con diều, rất khó mà diễn tả hết được cái cảm giác lúc đó ra sao. Khó khăn và tỷ mỉ nhất là làm ra được 1 bộ sáo, mỗi bộ sao của tôi thường là từ 3 đến 9 chiếc sáo, chiếc sáo của tôi làm ra có đường kính là 20cm chiều dài 1,2m cho đến cái nhỏ nhất có đường kính là 2cm dài 5cm.
Ông Đỗ Văn Tính cùng các con cháu đang làm diều.
Trước kia chúng tôi làm sáo bằng ống tre trúc mỏng nhẹ, nhưng bây giờ thì trúc hiếm hơn vì vậy tôi sưu tầm và tận dụng những ống tuýp bằng nhôm to nhỏ theo kích thước tương đương. Tuy làm bằng nhôm nhưng tiếng sáo của tôi vẫn vâng vọng da diết, trầm bổng rõ dàng, âm thanh của sáo cái và những chiếc sáo con ko lẫn vào nhau. Ông nói thú vui chơi diều sáo đã có từ hàng trăm năm trước ở ngôi làng này.
Những chiếc diều sáo đẹp mắt do ông Đỗ Văn Tính làm ra.
Ông tâm sự rằng: Năm nay tôi đã đến tuổi 70 rồi nhưng tôi vẫn không ngừng sưu tầm, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những người đã và đang chơi sáo diều. Ngày nào tôi cũng cùng các cháu ở trong làng tạo ra những con diều đẹp và nhiều màu sắc. Để làm ra được một bộ sáo hoàn hảo cũng phải mất hàng tháng mới xong. Thân sáo thì tôi dùng những tuýp nhôm mỏng nhẹ, còn mũ sáo thì thường tôi dùng gỗ mít, còn về cánh diều chúng đòi hỏi mức độ kì công lắm, tôi chọn dùng những cây tre già có độ đanh, sau đó tôi dùng những con dao thật sắc để vót thật mỏng đều cho cân xứng. Trước kia chúng tôi dùng giấy bản để dán diều nhưng bây giờ hiện đại hơn là có những tấm vải mỏng và những mảnh nilông các loại màu sắc rực rỡ sau đó chúng tôi cắt và khâu vào thân diều, dùng sơn vẽ lên những họa tiết mình thích. Có những cái tôi giữ nguyên màu vải, chất liệu này phải nói là thoải mái thả cả khi trời mưa bão. Còn về dây diều trước kia chúng tôi dùng dây gai còn bây giờ chúng tôi dùng dây cước. Dây cước nó có độ sắc và đàn hồi tốt, gặp mưa cũng ko sợ bị mủn đứt như dây dù. Để hoàn thành được một con diều sớm nhất cũng phải mất 5 đến 7 ngày.
Nói chúng tính tới thời điểm đầu năm 2019 tôi cùng hàng chục đứa cháu lớn nhỏ trong làng chơi sáo diều phải nói là hàng ngày ngoài những lúc các cháu đi học và đi làm ra thì các cháu tập chung ở nhà tôi rất đông , hàng vài chục cháu, đứa ít tuổi nhất là 9 tuổi, cháu nhiều tuổi nhất cũng phải 40 tuổi rồi. Tôi thấy rất vui và tự hào khi các cháu trong làng tôi có cùng đam mê chơi sáo diều như tôi. Hơn thế nữa, chúng còn có nhưng đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, đục được ra những chiếc sáo diều cũng không thua hơn tôi là bao. Ban đầu các cháu xem tôi làm, dần dần các cháu dùng đồ của tôi và làm theo công thức của tôi. Chúng cũng tự mình làm được, cái gì các cháu không biết lại hỏi tôi, tôi lại nhiệt tình chỉ cho các cháu, dần dần các cháu cũng quen và phải nói thật là rất ham mê.
Cứ mỗi khi trời nổi gió là các cháu đua nhau mang diều đi thả. Cháu thì vác diều, cháu thì ôm cuộn dây tập kết tại khu đất trống, không bị cản chở nhà cửa hay đường dây điện. Có những hôm gió to, các cháu còn thả qua đêm nữa cơ. Nói chung chơi sáo diều vui lắm. Khi thì chúng tôi thả một con hai con diều, nhưng có lúc thì thả tới 5 con 7 con diều, cứ mỗi khi tiếng sáo cất lên là lúc người dân xung quanh nghe tiếng lại đổ ra đường, đông vui lắm. Cùng nhau ngắm nhìn và thưởng thức tiếng sao đua nhau ngân lên. Tôi rất mong muốn thú chơi sáo diều thủ công này không bao giờ bị mai một mất đi theo thời gian. Bây giờ số người chơi diều ngày càng ít dần đi so với trước kia, tuy tôi không có trường lớp hay cơ sở nào để đào tạo chuyên nghiệp cho các cháu cùng đam mê diều, như tôi còn sống ngày nào thì tôi sẽ vẫn cùng các cháu tôi, tiếp tục làm ra những chiếc sáo diều thật hay.
Bài và ảnh Đỗ Uyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân