500 năm định danh gốm cổ Thanh Hà
Gốm Thanh Hà trong ứng dụng trang trí kiến trúc.
Từ giấc mơ được chén của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng
Truyền thuyết kể rằng, sau khi lập Dinh trấn Thanh Chiêm (năm 1602) ở Điện Bàn, Quảng Nam, vào một đêm nằm ngủ, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng mộng thấy có người đàn bà đẹp xưng là nữ thần hiện lên dâng cho mình một chiếc chén rất đẹp và dặn rằng, Chúa hãy đi tới đất Nam Diêu (tức làng Thanh Hà ngày nay), cách 3 dặm về phía Bắc, sẽ tìm thấy nơi lập làng nghề mới cho dân đặng làm kế ổn định mà xây dựng cơ nghiệp về sau.
Sáng hôm sau, Chúa Tiên theo lời dặn vượt qua con sông đi về phía Bắc chừng 3 dặm thì thấy một ngôi miếu nhỏ có tên là miếu Nam Diêu. Kỳ lạ thay, trong miếu có bày chiếc chén đất nung giống y như chiếc chén mà nữ thần đã tặng Chúa trong giấc mộng. Thấy giấc mộng ứng với điềm lành, chúa âm thầm sai người ra Bắc chiêu mộ thợ giỏi vào làm nghề, từ đó hình thành nên làng gốm Thanh Hà.
Cá chép đất chưa qua nung.
Chuyện ấy thực hư không rõ thế nào, nhưng cứ chiếu theo sử sách và các tài liệu gia phả cổ của các dòng họ ở làng Thanh Hà hiện có thì thấy rằng, sau chiến thắng Trà Bàn (1471), vua Lê Thánh Tông đặt nơi đây làm đạo Thừa tuyên Quảng Nam, đánh dấu cho sự ra đời của danh xưng Quảng Nam, điều đó cũng đồng nghĩa với việc làng Thanh Hà cũng ra đời vào khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, đình làng Thanh Hà được lập muộn nhất vào đầu thế kỷ thứ 16. Và theo lẽ tự nhiên, để có đình thì trước đó một thời gian lâu dài nơi đây đã có cư dân sinh sống và lập làng, lập ấp. Vì vậy có thể khẳng định rằng làng Thanh Hà được lập vào khoảng thế kỷ 15.
Đáng chú ý, trong các tài liệu của Viện Viễn Đông bác cổ thực hiện vào năm 1941-1943 cho biết, làng Thanh Hà có 8 vị tiền hiền của 8 tộc gọi là “bát tôn”, gồm tiền hiền tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn. Cư dân trong làng ngoài nghề làm nông còn có nghề làm gạch, ngói, đồ gốm. Riêng trong gia phả của hầu hết các dòng họ này còn ghi rõ thủy tổ của họ là người Thanh Hóa di cư vào khai khẩn đất Thanh Hà. Cũng theo các tài liệu của Viện Viễn Đông bác cổ, thời nhà Nguyễn, nghề làm gạch, ngói của làng Thanh Hà rất phát triển, một số thợ giỏi được vời ra kinh đô Huế làm tại tượng cục, tức quan xưởng chuyên lo việc chế tác đồ ngự dụng, tàu thuyền, súng ống, đúc tiền và vật liệu xây dựng. Thậm chí có ông Bùi Phước Thạnh giỏi nghề nung ngói và gạch lưu ly còn được vua Minh Mạng phong trật Chánh Cửu phẩm, hay như ông Bùi Phước Châu được vua Thiệu Trị phong trật Tòng Cửu phẩm.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Chín tranh thủ lúc nông nhàn làm thêm sản phẩm ông Táo đất.
Lại nói về cái sự độc đáo của nghề gốm Thanh Hà. Thuở xưa, sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán Triều Nguyễn ghi danh gốm Thanh Hà là thổ sản của xứ Quảng Nam. Người Thanh Hà làm gốm không chuộng lấy cái hình thức tinh xảo, óng chuốt như gốm Chu Đậu, Bát Tràng ở ngoài Bắc mà chú trọng vào cái sự chắc khỏe có phần thô mộc, giản dị và gần gũi của mỗi món đồ làm ra. Vì lẽ đó, gốm Thanh Hà đa phần là đồ gốm nung, không tráng men, ít trang trí và cốt gốm dày dặn. Sản phẩm làm ra chủ yếu theo cách chuốt nặn bằng tay trên bàn xoay đạp chân và đem nung trong lò đốt củi. Người thợ giỏi có thể nhìn sắc màu ngọn khói tỏa ra từ lò nung mà đoán được gốm chín hay chưa. Sản phẩm khá phong phú, đa dạng từ các loại chum, hũ, lọ, om, bình, nồi, bình vôi, tò he, bùng binh, ngói các loại...
Ông Táo đất vừa mới ra lò, sản phẩm quen thuộc của làng gốm Thanh Hà.
Kể từ chuyện Chúa Tiên Nguyễn Hoàng nằm mộng được tặng chén tiên rồi hình thành nên nghề gốm đến nay, đã trải mấy trăm năm dâu bể, nghề gốm Thanh Hà cùng với đúc đồng Phước Kiều, mộc Kim Bồng không chỉ được định danh mà còn tạo thành bộ ba chân kiềng nghề thủ công lừng danh xứ Quảng, để cho câu hát “Thanh Hà vẫn gạch bát nồi / Thuốc thơm Cẩm Lệ mấy đời lừng danh” còn truyền tụng đến muôn đời sau.
Đến làng nghề di sản nổi danh thời hậu thế
500 làng gốm cổ Thanh Hà có lẽ cũng sẽ đi vào quên lãng nếu như không có sự giữ gìn và phát triển của lớp lớp hậu bối về sau. Ngày nay, tuy công nghệ làm gốm đã phát triển vượt bậc so với trước nhưng người Thanh Hà chủ yếu vẫn giữ cách làm gốm theo lối thủ công như cha ông họ từ hàng trăm năm về trước. Đó là lối làm gốm bằng bằng xoay đạp chân, nung củi, không tráng men và ít trang trí.
Bàn xoay đạp chân, một kỹ thuật làm gốm cổ của người Thanh Hà.
Để theo kịp với xu thế mới, một số nghệ nhân trẻ của làng cũng ra sức tìm tòi những phương thức mới, chủ yếu để sản xuất các dòng sản phẩm gốm trang trí có tính mĩ thuật cao và cũng đã gặp hái được không ít thành công, nhưng đa phần vẫn thích phong cách làm gốm cũ bởi có lẽ nó thể hiện được cái hồn và bản sắc riêng của gốm Thanh Hà mà không nơi nào có được. Vì vậy sản phẩm làm ra tuy có mang dáng dấp thời thượng nhưng người ta vẫn thấy ở đó phảng phất sự dung dị, khỏe khoắn vốn có của chất gốm xứ này.
Trong xu thế đời sống hiện nay người làm gốm Thanh Hà cũng có cái lo chung trong chuyện cơm áo gạo tiền. Đó là làm sao vừa bảo tồn được nghề xưa nhưng đồng thời cũng phải tìm cách sống được với nghề, bởi suy cho cùng gốm không phải là nghề dễ làm giàu như bao nghề khác. Vì thế, ngoài những sản phẩm truyền thống đang có đầu ra tạm ổn như nồi, niêu, om, bùng binh... nhiều người cũng bắt đầu tìm cách chuyển hướng sang sản xuất những mặt gốm trang trí có tính ứng dụng cao như tranh, tượng, phù điêu, chân đèn, chậu hoa... Thậm chí có người còn tranh thủ lúc nông nhàn giữa năm làm thêm ông Táo đất để phục vụ thị trường cúng ông Công ông Táo vào dịp cuối năm.
Chữ bằng gốm trang trí ở một homestay.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Chín của làng gốm Thanh Hà cho biết, giờ cũng ít người theo nghề làm Táo đất, ngay trong nhà ông cũng chỉ có ông và vợ cặm cụi làm cho vui chứ hai đứa con cũng không ham. “Làm Táo đất thu nhập không nhiều nhưng nếu chịu khó cũng đủ lo được một cái Tết tươm tất cho gia đình, với lại được cái vui và giữ được nghề xưa để làm du lịch”, ông Chín nói.
Một tín hiệu khả quan cho làng nghề gốm Thanh Hà đó là kể từ khi Hội An trở thành trung tâm du lịch của miền Trung thì làng cũng trở thành điểm thu hút khách tham quan. Ngoại trừ sự ảnh hưởng của đợt dịch COVID-19 lần này, còn như mọi năm lượng du khách đến làng khá đông, vừa giúp người dân có điều kiện tăng thêm thu nhập từ việc bán đồ gốm lưu niệm và các dịch vụ khác vừa tạo thêm không khí sôi động của làng nghề. Nắm bắt được cơ hội này, chính quyền địa phương và người dân cũng nhanh nhạy và năng động mở thêm nhiều hoạt động quảng bá du lịch như tổ chức lễ hội làng nghề, làm homestay, mở hiệu buôn bán đồ gốm mĩ nghệ, mở tour khám phá cho du khách tự tay trải nghiệm làm gốm...
Bùng binh đất (hay còn gọi đồng binh, một dạng heo đất đựng tiền tiết kiệm), sản phẩm truyền thống của làng gốm Thanh Hà.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch, làng Thanh Hà hiện có 32 hộ làm gốm với 134 lao động trên tổng số 320 hộ, trong đó có 5 hộ làm gốm truyền thống, 13 hộ làm con thổi, số còn lại là hộ làm gốm mỹ nghệ và có ít nhất là 3 người buôn gốm chuyên nghiệp. Cả làng hiện có 4 lò gốm truyền thống (lò úp, lò bầu), 4 lò ngửa để nung gốm mĩ nghệ, 5 lò ngửa để nung con thổi. Đội ngũ thợ gốm ở Thanh Hà hiện nay đều là hậu duệ của các dòng họ làm gốm nổi tiếng như họ: Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Ngụy, Bùi, Phạm, Lê... nối mạch cao quý một trong những dòng gốm lâu đời nhất Việt Nam.
Làng gốm Thanh Hà thuộc phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Làng nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3km về hướng Tây. Hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Bảy (âm lịch) lễ giỗ tổ làng nghề diễn ra rất long trọng tại khu miếu cổ Nam Diêu với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh rất đặc sắc. Ngay giữa làng gốm Thanh Hà hiện có Công viên đất nung rộng hơn 5.000m2, là nơi trưng bày nhiều sản phẩm gốm đặc sắc của Thanh Hà, là bảo tàng và địa chỉ tham quan gốm độc đáo của Việt Nam.
Theo Thái Hoàng
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 Tin tức
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 Làng nghề, nghệ nhân
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 Tin tức
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 Nghiên cứu trao đổi