5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
Một trong những làng nghề ở Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) có truyền thống lâu đời là làm nước mắm. Do là vùng biển đánh bắt cá Phú Quốc, nên nơi đây gắn liền với làng nghề nước mắm quy mô lớn. Nghề làm nước mắm Phú Quốc vẫn luôn tồn tại, phát triển và những kinh nghiệm dân gian, bí quyết, kỹ thuật làm nước mắm vẫn không ngừng được bảo lưu và trao truyền qua nhiều thế hệ. Những sản phẩm của nghề truyền thống chế biến nước mắm không chỉ là một phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân Phú Quốc, mà còn là biểu tượng văn hóa, có tính đại diện, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương…
![]() |
Từ khi hình thành và phát triển, nghề chế biến nước mắm Phú Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ đến cơ giới hóa một số công đoạn trong sản xuất, nhưng vẫn giữ được hương vị nước mắm truyền thống với bí quyết gia truyền ngày càng tiến bộ hơn. Hiện nay, nước mắm Phú Quốc đã có vị thế vững chắc với sản lượng 25 triệu lít/năm ở trong nước và xuất khẩu.
Mới đây, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào của người sản xuất nước mắm Phú Quốc, sự động viên tinh thần và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trên đảo phát triển nghề, góp phần quảng bá cho một sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố đảo vươn xa thị trường trong nước và quốc tế.
Làng hoa Sa Đéc – Đồng Tháp
Làng hoa Sa Đéc Đồng Tháp là làng nghề trăm năm tuổi về trồng hoa ở miền Tây. Hàng năm, Làng hoa không những phục vụ cho những tỉnh lân cận mà còn xuất khẩu hoa sang cả Lào, Campuchia và Trung Quốc.
Làng hoa nép mình thơ mộng bên dòng sông Tiền, trăm hoa bốn mùa đua nở. Ước tính nơi đây có đến hơn 2000 loài hoa với các chủng loại khác nhau, từ cây nở hoa cho đến kiểng lá, cây công trình, kiểng cây ăn trái…
![]() |
Làng hoa hiện có 4.000 hộ sản xuất, 190 hộ kinh doanh, 17 hợp tác xã, tổ hợp tác. Ngoài bán hoa, các nhà vườn tạo tiểu cảnh do du khách tham quan, chụp hình. Vì thế, đông đảo du khách tìm đến làng hoa lớn nhất miền Tây để tham quan và mua hoa.
Hoa kiểng Sa Đéc giờ đây không chỉ là thương hiệu của một ngành hàng chủ lực trong nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp với giá trị hơn 6.000 tỷ đồng, mà đã trở thành tên gọi có tính biểu tượng cao, khẳng định giá trị, truyền thống, chất lượng, nét đặc sắc riêng và trở thành điểm đến thân quen của du khách muốn chiêm ngưỡng, trải nghiệm, hoà mình vào không gian xanh mát, đầy màu sắc của cây, lá và hoa.
Làng nghề dệt chiếu Cà Mau
Cà Mau có nhiều làng nghề dệt chiếu truyền thống như: Tân Thành (thành phố Cà Mau), Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi), Tân Lộc (huyện Thới Bình)… Từ những nguyên liệu như sợi lác, dây đay, dây bố… được nhuộm nhiều màu sắc, những người thợ đã dệt nên những tấm chiếu đa sắc, hoa văn trang trí tinh xảo, độ bền cao, mang thương hiệu riêng của chiếu Cà Mau.
![]() |
Dù không phải là nghề để làm giàu, nhưng đâu đó vẫn còn những trái tim ấm áp với tình yêu khung dệt, mùi lác, cọng trân mà âm thầm giữ lửa nghề dệt chiếu Cà Mau.
Dệt chiếu là một trong những nghề lâu đời tồn tại hàng trăm năm trước. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chiếu Cà Mau trở thành thương hiệu chất lượng của cả nước. Ngày nay, tuy bị cạnh tranh dữ dội với những loại chiếu ngoại nhập, nhưng thương hiệu chiếu Cà Mau vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại và phát triển. Nghề làm chiếu vẫn luôn bền bỉ duy trì, được nhiều người sử dụng và trở thành một làng nghề truyền thống đặc sắc, đóng góp cho du lịch những giá trị văn hóa sâu sắc về đất và người Cà Mau.
Làng nghề tơ lụa Tân Châu – An Giang
Ở vùng đất phương Nam, có một làng nghề chuyên ươm tơ dệt lụa thành danh, dệt nên tên đất tên làng với sản phẩm lụa nức tiếng gần xa: lụa Tân Châu.
Làng nghề tơ lụa truyền thống TX.Tân Châu (An Giang) hình thành hơn 1 thế kỷ vốn nổi tiếng với sản phẩm lụa Lãnh Mỹ A.
![]() |
Dù hiện nay có sự trầm lắng, nhưng làng nghề vẫn vang tiếng máy dệt lạch cạch để cho ra thứ lụa Lãnh Mỹ A trứ danh. Thế hệ con cháu trong làng nghề luôn tiếp nối truyền thống cha ông để tạo ra sản phẩm tinh túy cho đời.
Nét nổi tiếng và độc đáo riêng của lụa Lãnh Mỹ A là sự mềm mại, dai, bền và hút ẩm cao. Các trang phục may từ lụa này mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Để bảo tồn và phát huy nghề truyền dệt lụa truyền thống ở thị xã Tân Châu, năm 2006 UBND tỉnh An Giang đã công nhận làng nghề truyền thống với 243 hộ có người tham gia làm nghề. Ngày nay, nghề dệt lụa đã đỡ vất vả hơn trước rất nhiều bởi đã có máy móc trợ giúp trong nhiều công đoạn.
Trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, các thế hệ người dân vùng đầu nguồn sông Tiền vẫn tiếp tục “nuôi dưỡng” nghề truyền thống, dệt nên tên đất tên làng, cho ra đời lụa Lãnh Mỹ A nổi tiếng và điểm tô thêm những nét đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ.
Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ
Cho đến nay, hầu như quận, huyện nào của thành phố Cần Thơ cũng có người chuyên làm nón. Nhưng tập trung nhất là ở huyện Thới Lai với khoảng 500 hộ.
![]() |
Làng nghề chằm nón lá Cần Thơ từ lâu đã trở thành một điểm nhấn văn hóa độc đáo, góp phần tô điểm cho bức tranh Tây Đô thêm rực rỡ. Theo lời kể của người dân địa phương, làng nghề này đã có từ hơn 70 năm trước, tuy nhiên nguồn gốc của nghề này vẫn còn là một bí ẩn, chưa ai có thể xác định chính xác thời điểm ra đời hay ai là người khai sinh ra nó.
![]() |
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, làng nghề vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây. Hiện nay, làng nghề có hơn 36 hộ gia đình sinh sống và gắn bó với nghề chằm nón lá. Mỗi gia đình đều sở hữu bí quyết riêng để tạo nên những chiếc nón lá độc đáo, mang đậm dấu ấn của bản thân.
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân