Nam Định: Nghệ nhân, làng nghề Sinh vật cảnh gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới bền vững
Nam Định là một trong những cái nôi của phong trào sinh vật cảnh của cả nước. Nghề trồng cây cảnh nghệ thuật ở Nam Định đã tồn tại hơn 800 năm, Lễ hội đình làng Vị Khê, thờ Tô Trung Tự - vị Tổ làng nghề từ năm 1211 đã truyền dạy nghề trồng hoa, cây cảnh cho dân.
Theo thời gian, nghệ thuật sinh vật cảnh đã đi vào cuộc sống như một mỹ tục, một thú chơi, thể hiện bản sắc và tỉnh hoa văn hóa của dân tộc Việt. Từ trồng hoa, cây cảnh nhiều vùng nông thôn Nam Định đã khởi sắc, nhiều hộ gia đình có đời sống khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ vùng đất trù phú này.
“Nghề nối nghề”, nhiều người trong làng đã phát triển vùng đất màu mỡ này , đồng thời dựng xây nên một không gian sống đẹp đẽ, thơ mộng, thành miền quê đáng sống. Các thế hệ Nghệ nhân, người lao động với sự đam mê và cần cù sáng tạo đã trao gửi tình cảm, kiến thức thẩm mỹ, ý tưởng, khát vọng và tình yêu cuộc sống vào các thế cây, tán lá, tạo ra những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Nhiều tác phẩm sinh vật cảnh đã trở thành báu vật, là niềm tự hào của gia tộc, dòng họ và của địa phương. Đặc biệt, những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, việc sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ sinh vật cảnh đã và đang phát triển mạnh mẽ và đang dần dần hình thành một ngành kinh tế sinh thái có giá trị kinh tế cao.
Theo thống kê, đến nay tỉnh có khoảng 1.860 ha trồng hoa, cây cảnh; trong đó một số huyện có diện tích lớn: Hải Hậu 580 ha, Nam Trực 333 ha, Trực Ninh 327,3 ha, Xuân Trưởng 205 ha, TP. Nam Định 200 ha...Sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh (SVC) ở Nam Định đã hình thành một ngành kinh tế, tập trung ở những mô hình chính: Nhà vườn, hộ trang trại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ SVC; CLB sản xuất SVC; doanh nghiệp SVC; làng nghề SVC...
SVC nơi đây không chỉ là thú chơi tao nhã, lịch lãm mà nó còn là một nghề nuôi sống người dân nhiều làng quê. Hiện nay toàn tỉnh có: 1.289 nhà vườn, trang trại; 35 CLB SVC; 26 Doanh nghiệp SVC; 22 Làng nghề SVC. Và hàng chục tổ, nhóm làm nghề uốn tỉa tạo dáng cây cảnh nghệ thuật và chế tác non bộ, đem phong cách cây cảnh Nam Định đến với hàng trăm nhà vườn trong cả nước.
Trong các mô hình trên nổi bật vai trò nhà vườn, trang trại như một yếu tố then chốt, đã và đang phát triển đi vào chiều sâu, có chất lượng cao, là hạt nhân nòng cốt, cơ sở bền vững cho sự phát triển CLB, làng nghề, doanh nghiệp...tạo sự liên kết giữa các địa phương trong tỉnh, lan tỏa các khu vực ngoài tỉnh.
Có được những kết quả đó, có vai trò rất lớn của các cấp Hội SVC nhất là vai trò của Hội đồng nghệ nhân tỉnh Nam Định. Hội đã tập hợp, hội tụ, phát huy trí tuệ, tài năng nghệ nhân các cấp. Hiện Nam Định có 298 nghệ nhân cấp tỉnh, trong đó có 44 nghệ nhân SVC. Nhiều năm qua, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ, hội viên các cấp Hội, hội đồng nghệ nhân thực sự là lực lượng nòng cốt trong hoạt động và các phong trào của tỉnh Hội, đóng góp công sức, trí tuệ, tiền của cho xã hội hàng tỷ đồng.
Cùng với sự phát triển đó, Hội sinh vật cảnh Nam Định cũng đang tích cực đẩy mạnh phong trào phát triển SVC gắn với xây dựng nông thôn mới bằng những nội dung cụ thể, thiết thực: đã trồng được hàng trăm km đường hoa, cây xanh, cây bóng mát; quy hoạch, bài trí vườn treo, phát triển SVC trong cơ quan, công sở, trường học, cơ sở y tế, tôn giáo, khu di tích lịch sử...tạo ra cảnh quan hấp dẫn, đa dạng..., góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện các tiêu chí phát triển sản xuất tăng thu nhập, giảm nghèo, bảo vệ môi trường...
Hàng trăm hội viên, nghệ nhân phát triển SVC đã tập trung cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường sống của gia đình và xã hội ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Đến nay, tỉnh Nam Định đã có 106/204 (52%) xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (hoàn thành mục tiêu xã nông thôn mới nâng cao ngay trong năm đầu thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU, vượt 4 năm so với mục tiêu đề ra). Trong đó, huyện Hải Hậu 34 xã, Nghĩa Hưng 17 xã, Nam Trực 11 xã, Trực Ninh 10 xã, Vụ Bản 10 xã, Ý Yên 9 xã, Xuân Trường 7 xã, Giao Thủy 6 xã và Mỹ Lộc 2 xã.
Ngoài ra, kinh tế SVC đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho đông đảo người dân. Từ trồng cây, chăm sóc, tạo tác thành những tác phẩm có giá trị kinh tế cao; những người sản xuất SVC, nghệ nhân SVC trở thành triệu phú; doanh nhân từ kinh doanh, làm dịch vụ SVC... Thông qua hoạt động SVC nhiều hội viên đã vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, góp phần triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới
Với sự cố gắng, nỗ lực và truyền thống của các cấp Hội . Ông Nguyến Sinh Tiến - Phó giám đốc sở NN&PTNT Nam Định – Chủ tịch Hội SVC, Chủ tịch hội đồng nghệ nhân tỉnh Nam Định mong muốn TW Hội quan tâm hỗ trợ triển khai Dự án “Du lịch sinh thái làng nghề SVC”, trong đó trọng tâm là động viên, khuyến khích các hộ gia đinh, nghệ nhân sinh vật cảnh tham gia với vai trò chủ đạo, đón tiếp và phục vụ khách thăm quan du lịch, trải nghiệm tại cộng đồng để tạo thêm nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch, qua đó cũng góp phần quảng bá, giới thiệu các hoạt động SVC với du khách.
Bài và ảnh Hoàng Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội