Xuân về trên những làng nghề đất tổ
Theo thống kê cho thấy, toàn tỉnh hiện có 72 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận với 7 nhóm chính: Nhóm làng nghề làm nón, dệt thổ cẩm; Nhóm làng nghề chế biến chè; Nhóm làng nghề đan lát mây tre; Nhóm làng nghề mộc; Nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm; Nhóm làng nghề cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm làng nghề xây dựng, sản xuất ngư cụ.
Người dân Hùng Lô tranh thủ trời nắng ráo phơi mỳ.
Về làng nghề bún, mỳ sợi Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì những ngày đầu Xuân, ai ai cũng đều cảm nhận rất rõ không khí rộn ràng, tất bật. Trong làng các xưởng chế biến mỳ gạo luôn đỏ lửa, người lao động gần như làm việc cả ngày lẫn đêm; Ngoài đường làng xe ô tô, xe máy chở nguyên liệu phục vụ sản xuất, xe vào lấy hàng đi tiêu thụ ra vào tấp nập; dọc đường làng, ngõ xóm, sản phẩm mỳ được người dân phơi phủ trắng cả một vùng.
Đến thăm xưởng sản xuất của gia đình anh Cao Đăng Duy, một trong những xưởng sản xuất mỳ khô quy mô lớn nhất làng với diện tích nhà xưởng trên 400m2, anh Duy cho biết: Từ trong Tết đến nay, ngày nào cũng vậy, chúng tôi phải làm việc từ sáng tới tối mịt. Để gia tăng sản lượng, ngoài việc tăng hết công suất máy móc, gia đình còn thuê thêm 4 - 5 lao động với giá nhân công bình quân 150 - 200 nghìn đồng/người/ngày. Dịp Tết năm nay, mỗi ngày gia đình anh sản xuất từ 5 - 6 tạ sản phẩm mỳ, nhờ sản phẩm làm ra đạt chất lượng, có thương hiệu và uy tín nên được nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nơi mua và đặt hàng.
Còn với chị Nguyễn Thị Thức, người dân sản xuất lâu năm trong làng chia sẻ: Nghề sản xuất mỳ gạo ở đây được duy trì quanh năm, nhưng dồn dập nhất vào dịp Tết và những ngày đầu Xuân. Để giữ được “nét riêng” của mỳ Hùng Lô, người làm nghề trong làng luôn phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình làm mỳ từ khâu chọn nguyên liệu, cho đến ngâm gạo, xay gạo, hàm bột thành hồ, cùng với áp dụng công nghệ hiện đại và những bí quyết gia truyền tạo cho mỳ Hùng Lô vừa sạch, vừa trắng, nấu lại không bị nát. Chính nhờ có thương hiệu đã giúp cho đầu ra sản phẩm thuận lợi, thu nhập cũng tăng, khiến cho các hộ làm nghề rất phấn khởi và càng tích cực sản xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Là một trong những nghề truyền thống, mũi nhọn trong phát triển kinh tế của xã, làng nghề mộc Việt Tiến, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao từ lâu được biết đến với những sản phẩm tinh hoa, độc đáo được tạo ra từ bàn tay tài hoa, tâm huyết của những người thợ nơi đây. Khắp đường làng, ngõ xóm, đâu đâu cũng tràn ngập âm thanh của tiếng máy cưa, máy xẻ, tiếng đục đẽo gỗ hòa cùng với tiếng nói cười của những người thợ đang miệt mài, khéo léo hoàn thành các sản phẩm mộc dân dụng cao cấp để kịp giao cho khách hàng đúng hẹn.
Ông Chử Văn Ngọ - Trưởng làng nghề mộc Việt Tiến chia sẻ: Hiện nay, làng mộc Việt Tiến có khoảng 300 hộ tham gia làm nghề mộc với gần 700 lao động. Các sản phẩm từ thông dụng như giường, tủ, bàn ghế… cho đến đồ trang trí nội thất như khung tranh, hay đồ thờ cúng… đều được chạm khắc tỉ mỉ với những nét hoa văn độc đáo được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhờ đó mà doanh thu của các cơ sở sản xuất cũng tăng đáng kể; Thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/người/tháng.
Trong năm qua cùng với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các làng nghề truyền thống, tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho các làng nghề, trong đó tập trung phát triển các làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa thông qua việc hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, doanh nhân vào đầu tư… Để tăng giá trị sản phẩm, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh cũng đã đầu tư nhiều máy móc, đổi mới thiết bị trong sản xuất, thay thế dần các hoạt động lao động chân tay hay công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, nhờ đó sản phẩm xuất ra vẫn giữ được vẻ đẹp tinh xảo, truyền thống nhưng cũng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện đại. Nhờ có hướng đi phù hợp, các làng nghề trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định, duy trì được mức tăng trưởng khá, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm ổn định cho gần 30.000 lao động địa phương, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Ông Vũ Quốc Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ cho biết, thời gian tới Chi cục tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh các chính sách hỗ trợ làng nghề, trong đó chú trọng khuyến khích áp dụng công nghệ mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làng nghề; xây dựng những làng nghề có điều kiện lợi thế về vị trí địa lý, có các sản phẩm đặc trưng bố trí gắn với các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển làng nghề, đào tạo lao động… để các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề có điều kiện hoạt động tốt nhất, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế của tỉnh và bảo đảm an sinh xã hội.
Một mùa Xuân mới lại về mang theo bao niềm vui và cả những trăn trở của người dân làng nghề. Để giữ nghề và sản phẩm của làng nghề được tiến xa hơn nữa thì không chỉ cần đôi bàn tay khéo léo, niềm đam mê sáng tạo, mà họ cũng cần có thêm sự hỗ trợ về vốn, tạo thương hiệu, liên kết sản xuất… Đây sẽ là hành trang giúp các làng nghề tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo.
Bài, ảnh: Lệ Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường