Xu thế chuyển đổi số ở các làng nghề
Sản xuất đồ gỗ tại Làng nghề mộc mỹ nghệ Giã Trung, xã Tiên Phong (Phổ Yên).
Trước tình hình đó, để việc sản xuất, kinh doanh không bị "đứt gãy", nhiều hộ gia đình trong Làng nghề đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội, fanpage và sàn thương mại điện tử. Những hình ảnh, video về quá trình sản xuất và sản phẩm của Làng nghề được tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo đến với đông đảo khách hàng.
Nhờ vậy, sản phẩm mộc mỹ nghệ của Làng nghề vẫn đều đặn xuất ra thị trường. Mặc dù, sản lượng tiêu thụ không thể bằng trước đây nhưng hình thức kinh doanh online đã giúp cho nhiều hộ gia đình vẫn duy trì được sản xuất, tạo việc làm và đem lại thu nhập ổn định cho người lao động trong giai đoạn khó khăn.
Ông Dương Mạnh Hiến, Trưởng Làng nghề mộc mỹ nghệ thôn Giã Trung cho biết: Từ đầu năm đến nay, các hộ sản xuất trong Làng nghề đã sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 1.000 sản phẩm giường, tủ, bàn ghế, đồ thờ… các loại; doanh thu ước đạt trên 20 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 200 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân từ 7-8 triệu đồng/người/tháng.
Cùng với Làng nghề mộc mỹ nghệ thôn Giã Trung, một số làng nghề khác trên địa bàn tỉnh cũng đã bước đầu ứng dụng công nghệ số vào các khâu tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, như: Làng nghề chè cụm Khe Cốc, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh, (Phú Lương); Làng nghề chè La Bằng, xã La Bằng (Đại Từ); Làng nghề chè truyền thống Tân Ấp 1, xã Phúc Thuận (T.X Phổ Yên); Làng nghề miến Việt Cường, xã Hóa Trung (Đồng Hỷ)…
Với việc đa dạng các phương thức tiếp cận thị trường, các làng nghề này đang từng bước thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
Đồng thời, việc thay đổi phương thức kinh doanh từ bán hàng truyền thống sang trực tuyến kết hợp giao hàng tận nơi đã góp phần mở rộng đối tượng khách hàng cho các làng nghề, qua đó số lượng hàng hóa tiêu thụ cũng tăng đáng kể.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng nền tảng kinh tế số vào sản xuất, phát triển chuỗi giá trị tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh vẫn đang ở bước sơ khai. Quá trình chuyển đổi số chỉ diễn ra tại một số ít làng nghề trên và mới chỉ dừng lại ở việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối online.
Số lượng các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong kinh doanh còn khiêm tốn. Hầu hết, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh thông tin đơn thuần hoặc qua các trang mạng xã hội nên hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân cơ bản là do đa số các hộ sản xuất trong làng nghề đều là nông dân, trình độ tiếp cận thị trường chậm, khoa học công nghệ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong sản xuất.
Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin thị trường, công tác kết nối giao thương với các siêu thị, doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của các làng nghề chưa nhạy bén. Việc đầu tư sản xuất công nghệ cao đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi hầu hết các làng nghề đều thiếu vốn.
Có thể nói rằng, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số là xu thế tất yếu để các làng nghề phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả. Tuy nhiên, với thực trạng như hiện nay, việc áp dụng nền tảng kinh tế số vào sản xuất, phát triển chuỗi giá trị đang là thách thức không nhỏ đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
Bài, ảnh: Nguyên Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 Làng nghề, nghệ nhân

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 Du lịch làng nghề

Hội Nông dân Ứng Hòa góp phần giảm ruộng hoang
11:03 Khuyến nông

Báo chí cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1945: Lực lượng chủ lực, tiên phong, vũ khí sắc bén trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng
11:01 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:00 Nông thôn mới