Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
Sản xuất an toàn là hướng đi bền vững
Các hộ trồng chè ở huyện Kỳ Anh mạnh dạn thay đổi theo hướng trồng mới để nâng cao giá trị chè thương phẩm. |
Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực của huyện Kỳ Anh và là cây trồng mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân vùng thượng của huyện. Hiện nay, toàn hiện đang có trên 500 ha chè nguyên liệu, trong đó gần 400ha đã cho thu hoạch, với trên 90% diện tích được sản xuất theo hướng VietGap nhằm đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường.
Tại xã Kỳ Trung, một xã miền núi có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Xác định chè nguyên liệu là cây trồng chủ lực, vừa tạo việc làm, vừa nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, địa phương đã có các chính sách hỗ trợ trồng, tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng các vườn ươm cây giống, liên kết với Công ty Cổ phần chè Hà Tĩnh bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi cho bà con nông dân.
Bà Dương Thị Thanh, một hộ trồng chè ở xã Kỳ Trung cho biết, trước đây gia đình có 1ha đất vườn không canh tác nhưng sau khi trồng cây chè thì thấy phù hợp và cho thu nhập tốt. Chị Thanh tập trung đầu tư thâm canh bằng các giống năng suất, chất lượng cao, thay thế dần những giống chè già cỗi năng suất thấp và thực hiện việc sản xuất theo đúng quy trình VietGAP, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tạo ra sản phẩm chè an toàn. Hiện tại, vườn chè của gia đình cho năng suất từ 13 - 15 tấn, với giá bán bình quân từ 7 nghìn đồng/kg, mỗi năm chị thu nhập hơn 100 trăm triệu đồng.
Cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng người dân để búp chè đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. |
Để tăng cường liên kết trong sản xuất chè, xã Kỳ Trung cũng có Tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP Nam Sơn với 41 thành viên. Hàng năm, Tổ hợp tác cung cấp cho Xí nghiệp chè 12/9 gần 320 tấn chè búp tươi. Thông qua sản xuất chè VietGAP, người dân đã biết cách ghi chép nhật ký từ khâu làm đất, ươm giống, bón phân đến thu hái; phun thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly theo quy định... Từ đó, giúp cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, đặc biệt chi phí sản xuất giảm, giá trị sản phẩm được nâng lên. Hiện nay giá chè tươi đang tăng, dao động từ 7.500 - 7.600đ/kg nên người dân rất phấn khởi, chuẩn bị thu hoạch lứa thứ 2 để cung cấp cho Xí nghiệp chè 12/9.
Đưa cây chè vào chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh
Theo ông Trần Công Quý - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất chè VietGAP Nam Sơn cho biết, sản xuất chè VietGAP không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho các hộ mà còn góp phần tạo tính đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong khó khăn giữa các thành viên, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc, biến chè nhằm đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng ngày càng chất lượng. Việc trồng và chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP giúp tăng hiệu quả kinh tế của các hộ dân tham gia mô hình từ 15 - 20% so với trồng chè đại trà, giảm số lần phun thuốc từ 2 - 3 lần, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, giữ cân bằng hệ sinh thái.
Những búp chè xanh tươi tốt đang góp phần mang lại thu nhập cao cho người dân. |
Xí nghiệp chè 12/9 (thuộc Công ty Cổ phần chè Hà Tĩnh) đã thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra tình hình phát triển của diện tích chè ở các hộ dân, qua đó hướng dẫn cụ thể cho người dân thời điểm và kỹ thuật thu hái để búp chè đạt chất lượng cao nhất nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng và tính cạnh tranh thông qua sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Xí nghiệp chè 12/9 cho biết: “Hiện nay Xí nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm chè búp cho 250ha chè kinh doanh của hơn 500 hộ dân các xã Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Tây, Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) với gần 3.000 tấn chè nguyên liệu mỗi năm. Để thu mua hết sản phẩm chè búp tươi cho người dân, Xí nghiệp đã tổ chức chế biến chè búp với công suất 15 tấn mỗi ngày. Xí nghiệp luôn yêu cầu nông dân cẩn thận trong các khâu sản xuất, bảo quản, giữ vững cam kết hai bên về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng ưu tiên chất lượng. Ngoài ra, Xí nghiệp còn hỗ trợ người dân 110.000đ/tấn phân chuồng nhằm từng bước sản xuất chè theo hướng hữu cơ.”
Theo ông Nguyễn Hà Tuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung cho biết: "Hiện nay, xã Kỳ Trung phát triển được gần 160ha chè nguyên liệu, trong đó hơn 130ha đã cho thu hoạch, với 80% hộ gia đình tham gia trồng chè. Nguồn thu từ cây chè mỗi năm hơn 10 tỷ đồng, chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất của toàn xã. Đặc biệt, đã xây dựng được chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh; nâng cao được kiến thức quản lý an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý, người trồng chè, qua đó đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè. Năng suất chè bình quân mỗi năm đạt 13 - 15 tấn/ha, sản lượng ước đạt khoảng hơn 1.700 tấn chè búp tươi.”
Có thể nói, việc phát triển vùng nguyên liệu chè bền vững, có liên kết đã làm thay đổi nhận thức của người dân về phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với thị trường. Ngoài ra, việc ứng dụng các quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch đã góp phần thúc đẩy các vùng sản xuất chè quy mô và bền vững./.
Tin liên quan
Ngày Chè thế giới 21/5: Ngành chè ở Việt Nam đang đứng ở đâu?
14:22 | 21/05/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Tin khác
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Lào Cai đầu tư khuyến công 6 tỷ đồng
09:42 | 19/08/2024 Khuyến nông
Bình Thuận: Hiệu quả kinh tế từ ứng dụng phương pháp sạ cụm trên lúa
11:10 | 14/08/2024 Khuyến nông
Sản xuất hữu cơ - Hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại
14:59 | 07/08/2024 Khuyến nông
Nam Định: Gỡ khó cho nghề muối
11:19 | 07/08/2024 Khuyến nông
Bình Định thành lập và kiện toàn Tổ Khuyến nông cộng đồng
09:17 | 07/08/2024 Khuyến nông
Trên 5.000 tổ khuyến nông cộng đồng, hơn 45.500 cầu nối tri thức
10:04 | 06/08/2024 Khuyến nông
Chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông
10:51 | 17/07/2024 Khuyến nông
Cao Bằng: Tổ chức 8 -10 đề án khuyến công trong năm 2024
09:09 | 05/07/2024 Khuyến nông
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 OCOP
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 Tin tức
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP