Xây dựng thương hiệu Làng nghề điêu khắc Dư Dụ
Tinh hoa làng nghề điêu khắc Dư Dụ
Không ai nhớ chính xác nghề điêu khắc ở Dư Dụ có từ bao giờ, nhưng hơn trăm năm trước, người thợ điêu khắc Dư Dụ đã đi khắp cả nước để tạo tác những tác phẩm có giá trị nghệ thuật hay các công trình chạm trổ tinh xảo. Cũng chính những người thợ Dư Dụ xưa đã tham gia thi công các công trình trong cung điện của vua Minh Mạng tại cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) và được vua ban sắc phong cùng nhà cửa, ruộng vườn và ở lại Huế lập nghiệp.
Theo ông Nguyễn Xuân Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã Thanh Thùy, ở làng Dư Dụ, trên 90% người dân làm nghề điêu khắc, nhiều người đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Về già họ vẫn miệt mài truyền nghề lại cho các thế hệ sau để những tuyệt kỹ của nghề chạm khắc Dư Dụ vẫn không bị mai một.
Nghệ nhân Nguyễn Công Trưởng với hơn 30 năm kinh nghiệm điêu khắc tượng gỗ
Trước đây, sản phẩm chủ yếu của Dư Dụ là tủ, sập, hoành phi, câu đối... Ngày nay, để phục vụ nhu cầu của người có thú chơi trưng bày những biểu tượng may mắn, phong thủy nên người thợ Dư Dụ chủ yếu chế tác tượng Phật, Tam đa (Phúc, Lộc, Thọ), tứ linh hay các nhân vật lịch sử.
Với bàn tay tài hoa những nghệ nhân làng nghề đã thổi hồn vào trong từng pho tượng.
Để tạo được ra những pho tượng sinh động, người thợ Dư Dụ phải trải qua quá trình rèn luyện kiên trì và học hỏi những tinh hoa của các nghệ nhân thế hệ trước.Theo Nghệ nhân Nguyễn Công Trưởng với hơn 30 năm kinh nghiệm thì quy trình để tạo ra một sản phẩm tượng gỗ đầu tiên là tạo hình sản phẩm. Đây là khâu khó nhất vì phải sắp xếp bố cục sao cho các đường vân, thớ gỗ khớp với những điểm nhấn để làm nổi bật tính cách, thần thái của nhân vật. Sau đó, người thợ sẽ đục bỏ phần gỗ thừa, tiếp đến là đục chi tiết (khâu hạ). Khâu này đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tuân thủ chặt chẽ các quy luật về nghệ thuật tạo hình, quy luật âm dương ngũ hành, phong thủy... nhằm tạo tác pho tượng cân đối, hài hòa, mang đậm triết lý phương Đông. Sau khâu hạ, người thợ sẽ hoàn thiện và đánh bóng sản phẩm.
Những tượng gỗ của người thợ làng Dư Dụ rất tinh tế
Với hơn 30 năm trong nghề, Nghệ nhân Nguyễn Công Trưởng bắt đầu thực hiện những sản phẩm điêu khắc của mình từ khi lên 10 tuổi. Đến nay đã sở hữu một xưởng sản xuất với quy mô 10 thợ điêu khắc tay nghề cao, anh Trưởng chia sẻ, mỗi cơ sở sản xuất ở Dư Dụ đều có những mẫu mã rất đa dạng và phong phú.
Đẩy mạnh phát triển thương hiệu Làng nghề điêu khắc Dư Dụ
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay gây ảnh hưởng nặng nề đến Làng nghề điêu khắc Dư Dụ. Bởi vậy, “Cùng với việc triển khai nghiêm túc, bài bản, hiệu quả các chính sách hỗ trợ, để làng nghề truyền thống sớm phục hồi, phát triển thì thành phố Hà Nội đã hỗ trợ Làng nghề xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu Điêu khắc Dư Dụ”, Chủ tịch UBND xã Thanh Thùy Nguyễn Xuân Chánh cho biết.
Năm 2022, Làng nghề điêu khắc Dư Dụ được thành phố Hà Nội hỗ trợ đẩy mạnh xây dựng, phát triển thương hiệu
Có thể nói, xây dựng thương hiệu Làng nghề điêu khắc Dư Dụ là yếu tố then chốt giúp các cơ sở, doanh nghiệp tại làng nghề nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các hộ gia đình, doanh nghiệp cũng cần có sự đầu tư thích đáng cho việc phát triển và bảo vệ thương hiệu, như: mở kênh quảng bá trực tuyến, chú trọng công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm, tham gia các hội chợ, triển lãm, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, đầu tư nhân lực marketing... Khi thương hiệu làng nghề lan tỏa với nhiều người tiêu dùng, chắc chắn cơ hội mở rộng thị trường của Làng nghề điêu khắc Dư Dụ cũng sẽ lớn hơn./.
Bài, ảnh: Mai Tùng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế