Xây dựng làng nghề bền vững trong thời kỳ hội nhập
Phát biểu tại buổi Hội thảo, ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Hiện nay, các làng nghề đang có hướng phát triển rất tốt, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước ta có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó, Hà Nội có 1.350 làng nghề. Giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 11 triệu lao động cả nước. Có thể thấy, trong xây dựng nông thôn mới làng nghề đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, phát triển làng nghề đang gặp một số khó khăn nhất định về chính sách, bảo vệ môi trường và đặc biệt là khó khăn khi hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, Hội thảo “Hỗ trợ liên kết chuỗi giá trị phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ” diễn ra với mục đích xây dựng chuỗi liên kết ngành thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, hướng tới các hoạt động của làng nghề theo phương châm của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV đó là: “Kết nối cộng đồng làng nghề, bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch, hội nhập quốc tế”
Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Với mục tiêu xây dựng, phát triển ngành thủ công mỹ nghệ theo hướng bền vững, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập là vấn đề mà Đảng, Nhà nước và Quốc hội rất quan tâm. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh rất ít khi một đơn vị kinh tế có thể đảm nhận tất cả các khâu từ đầu vào đến đầu ra cho một sản phẩm, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay thì sự liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nhau, giữa các tổ chức kinh tế với cơ sở sản xuất, nghệ nhân, người thợ…để phát huy thế mạnh, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính cạnh tranh là một xu thế tất yếu.
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, một số làng nghề phát triển khá tốt và bền vững nhờ áp dụng theo mô hình chuỗi giá trị như Làng mộc Minh Đức, Thanh Uyên huyên Tam Nông, Làng rau sạch Tứ Xã huyện Lâm Thao… Vấn đề cốt lõi để thành công đó là có sự tham gia chặt chẽ giữa 4 nhà, gồm: Nhà doanh nghiệp (làm tốt công tác thị trường, đặc biệt là thị trường đầu ra cho sản phẩm) - Nhà khoa học, nghệ nhân (giúp đỡ nhân dân trong khâu thiết kế mẫu mã, kiểu dáng, công nghệ, giống, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản…) và hộ làm nghề (tuân thủ đúng và khoa học trong kỹ thuật sản xuất, bảo vệ môi trường và đặc biệt là phải yêu nghề, tâm huyết với nghề) – Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, bảo vệ quyền lợi và sở hữu trí tuệ…
Bên cạnh đó, phát triển làng nghề phải đi đôi với gìn giữ văn hóa dân tộc. Chính mẫu mã của sản phẩm góp phần thể hiện nên thăng trầm của lịch sử, mang dấu ấn chính trị, văn hóa của mỗi thời kì.
PGS.TS.NGƯT Nguyễn Xuân Nghị - Hiệu trưởng Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp khẳng định: Mẫu mã có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của một làng nghề. Không có mẫu mã mới, đẹp, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội, Làng nghề sẽ lâm vào tình trạng giậm chân tại chỗ và đình đốn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Để tìm ra cách thức nâng cao giá trị thẩm mỹ cho mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống một cách có hiệu quả thì phải nhìn rõ thực trạng của mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ nơi các làng nghề từ xưa tới nay, nhìn thấy được thành tựu và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và từ đó đưa ra giải pháp thiết thực nâng cao giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ hiện nay.
Thời gian qua, thủ công mỹ nghệ được đánh giá là một trong những ngành hàng có đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế, góp phần giải quyết công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo tại nhiều địa phương trên cả nước. Mặt khác ngành thủ công mỹ nghệ cò là ngành có tỉ lệ giá trị nội địa cao vì phần lớn các yếu tố đầu vào đều sẵn có tại các địa phương. Tuy vậy, đứng trước hội nhập kinh tế, ngành thủ công mỹ nghệ chưa được sản xuất quy mô, tập trung sản xuất theo hướng hộ gia đình, thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư. Chính vì vậy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã và đang cạnh tranh gay gắt trên thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Bà Nguyễn Hồng Liên - Trưởng ban QLDA truyền thông Mạng thương hiệu đỉnh cao chia sẻ: Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của Nhà nước về xây dựng, quảng bá thương hiệu, nhưng để hàng thủ công mỹ nghệ mang thương hiệu Việt thâm nhập sâu rộng thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu thì chính bản thân doanh nghiệp, làng nghề cũng cần có sự quan tâm thỏa đáng cho xây dựng, quảng bá thương hiệu. Bởi đó chính là yêu cầu bắt buộc để phát triển bền vững, khẳng định chỗ đứng trên thị trường hiện nay.
Đặc biệt, ông Đào Mạnh Khôi - Giám đốc Trung tâm Thương mại Điện tử khu vực Phía Bắc Công ty OSB đã giới thiệu tới đại diện các làng nghề về những tính năng tích cực mà dịch vụ Gold Supplier của Alibaba.com đem lại cho các làng nghề và phương thức khai thác hữu hiệu các tính năng của Gold Supplier để quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm và tăng tính cạnh tranh trong và ngoài nước cho sản phẩm của các làng nghề.
Tại buổi Hội thảo, các nhà hoạch định chính sách của một số cơ quan liên quan, với các nhà nghiên cứu, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nghệ nhân và người thợ có những câu hỏi trao đổi hiệu quả, góp phần tìm ra những giải pháp, những mô hình liên kết hiệu quả và các chính sách hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển chuỗi giá trị sản xuất thủ công mỹ nghệ.
Để hàng thủ công mỹ nghệ được tăng trưởng bền vững trên thị trường trong và ngoài nước, trong thời gian tới cần phát động rộng rãi các phong trào, phát huy hết các nguồn lực từ các nhà họa sỹ thiết kế đến các doanh nghiệp, liên kết giữa các nghệ nhân và người thợ trong các làng nghề truyền thống. Đồng thời, mở các lớp đào tạo dạy nghề thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ, chính quyền các cấp cần có những khuyến khích kịp thời cho các phong trào góp phần phát triển ngành thủ công mỹ nghệ.
Bài và ảnh Ngô Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân