Xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ nuôi tôm cả nước
Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: Về sản xuất tôm giống, toàn tỉnh có 349 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, tăng 24 cơ sở so với năm 2019. Có 30 cơ sở sản xuất tôm càng xanh giống, tăng 6 cơ sở so với năm 2019, tôm giống có chất lượng cao đạt trên 70%.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc tỉnh Bạc Liêu: Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm công nghiệp tôm của cả nước là nhiệm vụ quan trọng. Đây là hướng đi đúng đắn góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hướng đến tạo thương hiệu “Tôm sạch Bạc Liêu”. Để hoàn thành mục tiêu Đề án, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút nguồn lực. Trong đó, đã thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài như Ngân hàng Thế giới (WB), vốn ADB,… Đặc biệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã không ngừng khích lệ, chỉ đạo ngành nông nghiệp không ngừng đổi mới, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị, đặc biệt là doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Tập đoàn Việt Úc cung ứng sản lượng tôm giống chiếm 22% thị phần cả nước, hơn 50% thị phần thị phần vùng ĐBSCL. Đến nay, Tập đoàn này đã nghiên cứu được con tôm bố mẹ thế hệ G12 chất lượng cao, được Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất giống an toàn dịch bệnh.
Về nuôi tôm thương phẩm, năm 2021 sản lượng nuôi trồng đạt hơn 295.880 tấn. Bạc Liêu đang đẩy mạnh phát triển nuôi tôm với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững. Các mô hình cụ thể như: nuôi tôm thâm canh; bán thâm canh; Tôm - Rừng; Tôm - Lúa đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về tính bền vững. Đặc biệt lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa.
Riêng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao đã có sự phát triển nhanh so với năm 2019. Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có tổng số 25 Công ty, đơn vị và 657 hộ dân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích 3.905 ha. Điểm nổi bật của mô hình này là hiệu quả về năng suất và chất lượng tôm. Hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao cho năng suất tăng từ 10 - 15 lần so với nuôi tôm thông thường.
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao tại Bạc Liêu
Sở NN-PTNT Bạc Liêu đã thành lập Tổ tư vấn phát triển mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Ban hành quy trình kỹ thuật và định mức đầu tư mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham vấn.
Nói về việc giám sát dịch bệnh thủy sản ông Lưu Hoàng Ly cho biết thêm: Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Bạc Liêu triển khai kế hoạch giám sát an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu. Trong đó, hỗ trợ Công ty Cổ phần Việt Úc Bạc Liêu xây dựng chuỗi sản xuất tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh theo khuyến nghị của Tổ chức Thú y Thế giới nhằm sớm được công nhận vùng nuôi đạt chuẩn an toàn dịch bệnh để có thể xuất khẩu tôm nguyên con sang Úc và thị trường các nước.
Đặc biệt, hiện nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu đã đầu tư xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 và thực hiện xong các hồ sơ, thủ tục triển khai giai đoạn 2. Hiện nay đã tuyển chọn được 9 doanh nghiệp vào đầu tư. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu có 4 doanh nghiệp được Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 1 doanh nghiệp (Công ty cổ phần Việt Úc Nhà Mát) đã thẩm định, đang hoàn thiện hồ sơ để công nhận và 7 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản. UBND tỉnh Bạc Liêu đã cấp phép đầu tư 17 dự án hoạt động nuôi tôm công nghệ cao, sản xuất giống trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 5 dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài với tổng mức vốn đầu tư là 42,2 triệu USD và 12 dự án trong nước với mức đầu tư là 3.456 tỷ đồng.
Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có 45 nhà máy chế biến thủy sản, công suất thiết kế 209.700 tấn/năm. Năm 2020, sản phẩm thủy sản xuất khẩu 74.875 tấn. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 785 triệu USD. Năm 2021, sản phẩm thủy sản xuất khẩu 73.790 tấn.
Ông Nguyễn Duy Nhân, Giám đốc Marketing Tập đoàn Việt Úc, cho biết: Đồng hành với mục tiêu xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành tôm của cả nước, Tập đoàn Việt Úc đã xây dựng khu phức hợp nuôi tôm công nghệ cao Việt Úc tại huyện Hòa Bình. Khu phức hợp nuôi và sản xuất tôm công nghệ cao Việt Úc tại phường Nhà Mát (TP Bạc Liêu) và Nhà máy chế biến thủy sản Việt Úc nằm trong Khu Ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Bạc Liêu. Trong năm 2021, khu sản xuất giống tại Bạc Liêu đã xuất khoảng 4,5 tỷ con tôm giống đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Dự kiến năm 2022, sản lượng cung cấp cho thị trường khoản 5 tỷ con tôm giống.
Bạc Liêu quyết tâm dẫn đầu ngành nuôi tôm cả nước
Ông Lữ Văn Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu khẳng định xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước là nhiệm vụ chính trị to lớn. Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Thủ tướng Chính phủ đối với tỉnh Bạc Liêu. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng.
Phát huy tốt tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, trong thời gian tới sẽ đạt được nhiều kết quả to lớn hơn. Dóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn bền vững. Xứng đáng là ngọn cờ đầu của cả nước về phát triển thủy sản nói chung và ngành tôm công nghệ cao của Bạc Liêu nói riêng.
Người dân thu hoạch tôm thương phẩm
Tuy nhiên, theo những phân tích đưa ra sau 2 năm thực hiện Đề án này tỉnh Bạc Liêu cũng gặp những khó khăn khách quan và chủ quan. Cụ thể, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên việc triển khai thực hiện Đề án còn chậm. Nhu cầu vốn đầu tư cho Đề án tương đối lớn, trong khi nguồn lực đầu tư của tỉnh có giới hạn, khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân đầu tư vào lĩnh vực thủy sản còn hạn chế.
Tiến độ đầu tư hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm. Chính sách đầu tư tín dụng để phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khó khăn, nhất là nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông dân. Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản còn thiếu và chưa đồng bộ. Nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản là rất cao.
Giải pháp thời gian tới: Phát triển thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất công nghệ cao. Xây dựng sửa chữa, nâng cấp hệ thống phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.
Phát triển hệ thống cảng cá, nâng cấp khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá kết hợp với cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến thủy sản. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên bờ và trên biển, cơ sở sản xuất giống thủy sản tập trung. Hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản. Ưu tiên phát triển đường, điện cho vùng sản xuất tập trung.
Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ chuỗi lạnh, vận chuyển nông sản tươi sống, bảo quản, chế biến sau thu hoạch... thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Rà soát, cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh cơ chế, chính sách theo thẩm quyền và có hiệu quả. Đề xuất Hội đồng nhân nhân tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách đột phá như: Chính sách đất đai; chính sách tài chính, tín dụng; chính sách đầu tư; chính sách thuế; chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Bạc Liêu đặt mục tiêu chính mà Đề án hướng tới đến năm 2025
Sản xuất được 40 - 45 tỷ con giống đáp ứng nhu cầu giống tôm nuôi của tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh lân cận. Diện tích nuôi tôm đạt 147.900 ha, trong đó nuôi theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, thâm canh, bán thâm canh 35.900 ha. Mô hình tôm - lúa 42.000 ha, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp 70.000 ha. Phát triển năng lực chế biến tôm, đưa tổng công suất thiết kế đạt 160.000 tấn/năm...
Linh Dung
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
14:51 | 17/09/2024 OCOP
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam
09:57 | 17/09/2024 Tin tức
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao
11:16 | 16/09/2024 OCOP
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP
15:32 | 13/09/2024 OCOP
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP
11:19 | 11/09/2024 OCOP
Tin khác
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu
11:17 | 11/09/2024 OCOP
Hương vị đất trời
11:20 | 10/09/2024 OCOP
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng
10:50 | 09/09/2024 OCOP
Món quà tao nhã mùa thu Hà Nội
10:14 | 09/09/2024 OCOP
Hội chợ OCOP quảng bá nông sản, văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc
10:13 | 09/09/2024 OCOP
Người phụ nữ tâm huyết với nghề sản xuất Giò chả
19:22 | 08/09/2024 OCOP
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP
10:55 | 05/09/2024 OCOP
Hành trình mang tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây thành sản phẩm OCOP 3 sao
09:00 | 05/09/2024 OCOP
Đà Nẵng: Tổng thu du lịch đạt hơn 1,2 ngàn tỷ đồng trong dịp lễ 2/9
15:48 | 04/09/2024 OCOP
Hà Tĩnh khai mạc hội chợ sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu
07:16 | 01/09/2024 OCOP
Mê Linh: Triển khai Chương trình OCOP năm 2024
07:15 | 01/09/2024 OCOP
Bắc Kạn đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:11 | 31/08/2024 OCOP
Đặc sản Chả cá Chày An Khánh
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Huyện Chợ Đồn: Nâng tầm sản phẩm OCOP
10:27 | 30/08/2024 OCOP
Kinh nghiệm hay từ huyện Chương Mỹ
10:13 | 29/08/2024 OCOP
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 Nông thôn mới
Khoác áo mới có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Định
14:55 Khuyến công
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 Khuyến nông
Triển vọng phát triển kinh tế từ nghề nuôi rắn ở Đồng Hỷ
09:57 Kinh tế
Vệ sinh giếng nước, bể chứa, xử lý môi trường sau lũ lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế
09:56 Sức khỏe - Đời sống