Xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Xây dựng Nông thôn mới
Thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới cũng như chương trình 02/TU của Thành ủy Hà Nội và chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn về xây dựng Nông thôn mới, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Kim Lũ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, đặc biệt là nguồn lực nhà nước, có sự tham gia về ngày công lao động, hiến đất của nhân dân. Đẩy mạnh chuyện dịch cơ cấu kinh tế, đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và làm tốt công tác tiếp dân, cải
cách hành chính.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực, tăng diện tích cây lúa chất lượng cao.
Trong quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, UBND xã từng bước kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình xây dựng Nông thôn mới, ban phát triển thôn và các tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch chi tiết về thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới. Tập trung tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức, cách làm và nội dung phong phú.
Thực hiện chủ trương Dồn điền đổi thửa, Đảng ủy, UBND xã Kim Lũ xác định đây là khâu then chốt để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao động cho người dân. Năm 2011 xã tổ chức làm điểm tại thôn Kim Hạ, kết quả thành công; năm 2012 tiếp tục thực hiện đồng bộ ở 03 thôn còn lại. Đến nay, toàn xã đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 86,8% diện tích đất nông nghiệp. Phần diện tích đất thực hiện xong dồn điền, đổi thửa, nhân dân mạnh dạn chuyển đổi khai thác, như 21,36 ha đầm hồ được nuôi trồng thủy sản; 02 ha hoa nhài; 10 mô hình trang trại VAC quy mô vừa và nhỏ được phát triển; 70% diện tích được trồng lúa có chất lượng cao. Cơ giới hóa từ khâu làm đất trồng lúa, đến thu hoạch đã chuyển biến tích cực từ 10% năm 2012 đến 90% năm 2019.
Trong công tác phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn được Đảng ủy, HĐND, UBND xã Kim Lũ quan tâm. Khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển. Số hộ, số công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày một tăng, hàng năm đã thu hút trên 1000 lao động làm nghề mộc, xây dựng và các hoạt động dịch vụ tại địa phương. Số lao động làm dịch vụ, công nghiệp và thu nhập từ ngành nghề dịch vụ, công nghiệp các năm đều tăng cao.
Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là giao thông nông thôn, điện, nước sinh hoạt, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thôn làng, trường học được quan tâm đầu tư; 100% đường liên thôn trong xã được bê tông hóa; 100% hệ thống đường trục thôn, xóm, ngõ được nâng cấp và bê tông.
Đời sống của nhân dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 45,8 triệu đồng. Trong khu dân cư không còn nhà dột nát, tỷ lệ nhà ở dân cư đạt chuẩn 99,8%; tỷ lệ hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98%; Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng cao về chất lượng; tỷ lệ hộ gia đình, thôn, làng đạt danh hiệu văn hóa đã nâng cao hơn về chất lượng; các chính sách xã hội, an sinh xã hội luôn được triển khai thực hiện có hiệu quả tốt. Tỷ lệ hộ nghèo theo đánh giá rà soát năm 2019 giảm
xuống còn 0,75%.
Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới theo Hướng dẫn số 48/HD-SNN ngày 27/7/2017 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội về phương pháp đánh giá, chấm điểm các tiêu chí công nhân xã đạt chuẩn Nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, đến nay xã Kim Lũ đạt 97,7/100 điểm.
Bài và ảnh Văn Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định
15:44 Xúc tiến thương mại

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 Văn hóa - Xã hội

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 Kinh tế

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức