Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh): Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật
Đầu tư ít nhưng cho hiệu quả cao
Đức Lạng là một xã có nhiều diện tích đồi núi, cây ăn quả nhiều và rất đa dạng, phù hợp với nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều năm qua các hộ dân ở các thôn trong xã đã học hỏi nhau và đầu tư nuôi ong. Nhà ít thì năm bảy đàn, nhà nhiều thì vài chục đàn. Nuôi ong có thể nói là nghề không khó nhưng lại đòi hỏi tính cần cù, chịu khó. Nghề nuôi ong cũng không đòi hỏi về tuổi tác, chỉ cần có sức khỏ và tính cần cù là có thể nuôi được. Ông Lê Minh Hà ở thôn Hạ Cát, người có cả chục năm nuôi ong cho biết. Gia đình ông chỉ còn 2 vợ chồng già nên ông chỉ nuôi hơn 10 đàn. Tuy vậy hàng năm gia đình cũng thu về gần 200 lít mật nguyên chất, cho thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Cũng theo ông Hà, nuôi ong không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cao mà nó còn như là thú vui. Chăm sóc, quan sát ong cũng như chơi cây cảnh vậy. Vì điều kiện 2 vợ chồng già nên ông Hà đang chuyển dần sang hướng nuôi ong giống để bán hơn là đầu tư thêm đàn. Đây cũng không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế mà cũng giúp người dân địa phương có nguồn giống tại chỗ khi có nhu cầu đầu tư.
Ông Lê Minh Hà ở thôn Hạ Cát: “Nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao” |
Tại thôn Hạ Cát có nhiều hộ nuôi với số lượng lớn, phải kể đến như gia đình ông Lê Minh Hồng (50 đàn), gia đình anh Phạm Ngọc Thắng (40 đàn), anh Nguyễn Quốc Hùng (60 đàn)… cho thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng mỗi hộ. Anh Phạm Ngọc Thắng là giáo viên, vợ là cán bộ y tế xã, nhiều năm qua 2 vợ chồng đã đầu tư, không ngừng học hỏi kinh nghiệm nuôi ong. Đến nay gia đình có hơn 40 đàn ong, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Theo các hộ nuôi ong ở đây, mặc dù nuôi ong đầu tư ban đầu không cao, nhìn qua không khó nhưng người nuôi cần nắm được kỹ thuật, tập tính của ong để chăm sóc, quản lý, nhất là đối với việc phân tách mỗi khi đàn ong quá đông, phải có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khoẻ mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng. Trao đổi về mô hình nuôi ong ở xã, ông Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch UBND xã cho biêt: “Bên cạnh cây ăn quả, những năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật đang mang lại những chuyển biến tích cực cho kinh tế địa phương. Xã Đức Lạng có nhiều lợi thế để phát triển nghề này và thực tế là nhiều gia đình đã nâng cao đời sống kinh tế nhờ nuôi ong. Tuy nhiên để duy trì và phát triển được nghề này, chính quyền các cấp cần có những chính sách, cách làm hay hỗ trợ người dân, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm”.
Bước đi mới cho các hộ nuôi ong
Theo người dân địa phương, với tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, nghề nuôi ong lấy mật ở đây đang được xem là phù hợp để phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên khi mà lượng cung tăng, cầu không thay đổi, đặc biệt là thương hiệu chưa được ghi nhận thì tiêu thụ là vấn đề đáng lo nhất.
Ông Nguyễn Ngọc Vinh kiểm tra đàn ong của gia đình |
Trước tình hình đó, nhiều hộ nuôi ong tại thôn Hạ Cát đã đã có đề xuất lên các cấp có thẩm quyền và được chấp thuận cho thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp nuôi ong lấy mật thôn Hạ Cát (sau đây gọi là Chi hội nuôi ong Hạ Cát). Hiện nay Chi hội nuôi ong Hạ Cát đã có 37 hộ gia đình tham gia với gần 400 đàn ong. Mặc dù đi vào hoạt động chưa đến nửa năm (từ tháng 9- 2023) nhưng Chi hội đã cho thấy sự hiệu quả của “mô hình liên kết” này. Theo đó, các thành viên trong chi hội có thể chia sẻ kinh nghiệm, dụng cụ nuôi, dụng cụ lấy mật… cho các hộ mới bắt đầu nuôi. Ngoài ra các hộ mới đầu tư cũng chính là khách hàng mua con giống của các hộ đã có kinh nghiệm nuôi ong giống. Hàng tháng Chi hội có những buổi trao đổi, tham quam các gia đình để từ đó đúc rút, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau giúp cho các đàn ong phát triển và có năng suất cao. Trao đổi về vai trò của Chi hội, ông Nguyễn Ngọc Vinh, Chi hội trưởng cho biết: “Ở đây có nhiều hộ dân đã có kinh nghiệm nuôi ong nhưng cũng có những người mới nuôi chưa có kinh nghiệm, còn có nhiều hộ đang có ý định bắt đầu nuôi; Chi hội thành lập với hy vọng sẽ tạo thành một liên kết giúp cho các hộ dân yên tâm đầu tư, nghề nuôi ong ở thôn ngày càng phát triển. Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ về vật tư… thì tiêu thụ là vô cùng quan trọng. Việc liên kết trong tiêu thụ không chỉ giúp các hộ cân đối được nguồn cung mà giúp nâng cao uy tín của mật ong ở đây”. Chia sẻ về hướng đi này anh Nguyễn Sỹ Đông, Phó chủ tịch Hội nông dân xã cho biết: “Đây là hướng đi phù hợp để duy trì và phát triển nghề nuôi ong của địa phương. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ hướng đến tạo thương hiệu cho mật ong của Đức Lạng và mục tiêu tiếp theo có thể là xây dựng sản phẩm đạt Ocop”. Để giúp đỡ cho các thành viên trong Chi hội, vừa qua Hội nông dân huyện Đức Thọ vừa khâu nối với cấp trên hỗ trợ cho Chi hội hơn 100 thùng nuôi ong.
Với hướng đi đúng đắn, tin rằng nghề nuôi ong ở Đức Lạng sẽ ngày càng phát triển. Những mô hình kinh tế như thế này sẽ tiếp tục được phát huy, giúp cho đời sống nhân dân được nâng lên.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng
10:22 | 18/12/2024 Khuyến nông
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 Nông thôn mới
Chào năm đặc biết 2025!
14:11 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 Tin tức