Xã Đông La, huyện Hoài Đức (Hà Nội): Nghề trồng lan quý cho thu nhập cao
Từ những nhà vườn nhỏ lẻ đến nay trên địa bàn xã đã có khoảng 20ha trồng lan rừng của 300 nhà vườn, có tốc độ phát triển nhanh, mạnh về quy mô cũng như mạng lưới tiêu thụ và nhiều chủng loại lan phong phú, quý hiếm. Ngày nay, nhắc đến xã Đông La không thể không nói đến nghề trồng hoa lan, đây là loài cây có giá trị kinh tế cao, là mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương.
Dẫn chúng tôi đi xem vườn lan, ông Trịnh Đắc Chuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Đông La cho hay, nghề trồng lan “bén duyên” đất Đông La từ năm 1990. Ngày đó, một số người đi làm ăn xa, thấy trên rừng có các loài hoa lan đẹp, họ yêu thích và chuyển về trồng, từ đó bắt đầu nhân giống, đầu tư mở các mô hình trồng lan để kinh doanh. Từ một vài hộ dân trồng, đến nay, cả xã đã có hơn 300 hộ dân trồng lan với những vườn lan rộng hàng trăm, hàng nghìn m2. Nhiều vườn lan lớn có thương hiệu ở thôn Đồng Nhân, Đông Lao, cho thu nhập cao. Nhiều gia đình có cửa hàng trên đường Hoàng Hoa Thám, chợ Vạn Phúc, Mỹ Đình... kinh doanh, buôn bán ngày càng phát triển.
Nhiều nhà vườn đã đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng mô hình, nâng cao kỹ thuật chăm sóc để đưa ra thị trường những giò lan đẹp, quý hiếm và có giá trị cao. Đến nay, thương hiệu lan Đông La đã được nhiều người yêu lan từ trong Nam, ngoài Bắc biết đến. Dù không trồng hoa lan theo công nghệ cao nhưng hiện tại nghề trồng lan cho thu nhập rất tốt và ổn định, đặc biệt với hình thức phát triển hiện tại thì hộ gia đình nào cũng có thể trồng lan với diện tích 20-30 m2. Hiện nay, trong xã tập trung trồng nhiều lan nhất là thôn Đồng Nhân với khoảng 130 nhà vườn.
Thị trường tiêu thụ của Đông La trải khắp mọi miền đất nước và cả nước ngoài. Nhờ vậy, thu nhập bình quân một năm của các nhà vườn rất cao. Mức thu này cũng tùy thuộc vào một số dòng lan hoặc một số nhà trồng nhiều hay ít. Điển hình như có hộ trồng nhiều và có nhiều dòng lan quý hiếm sẽ cho tổng thu (chưa trừ các khoản chi phí) khoảng 40-60 tỷ.
Theo chia sẻ của anh Văn Khánh, một người trồng lan ở Đông La thì các nhà vườn tập trung mạnh vào các dòng lan rừng như: “Quế, cáo, hồ phi điệp… và nhiều loại độc, lạ khác, nhất là các dòng lan phi điệp đột biến đang được giới yêu lan săn lùng. Trên địa bàn xã việc giao dịch mua bán các giống và hoa lan thuần rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục và rất nhộn nhịp, nhất là qua online. Các địa phương khác đến học hỏi kinh nghiệm rất nhiều, bởi Đông La được coi là “thủ phủ” của lan rừng với bề dầy lâu năm nên đã tạo được uy tín, tiếng vang trong giới chơi lan”.
Anh Khánh cho biết thêm, để trồng lan có chất lượng tốt, giá trị cao, đòi hỏi người trồng lan phải có lòng đàm mê, ham học hỏi, không ngừng giao lưu để nắm được kỹ thuật và đúc rút cho mình những bí quyết riêng. Đồng thời người làm nghề này phải luôn tìm tòi và sáng tạo trong quá trình chăm sóc lan. Ví dụ như việc phát hiện ra những loại giá thể mới trồng lan phù hợp. Có dòng như rễ hành thì lan phù hợp với đất trồng xốp trộn mùn dừa và trấu, hay như vỏ thông với dừa và gỗ. Dòng lan tai châu phải ghép chậu, không trồng được trên giá thể vì bộ rễ sẽ hỏng…
Không chỉ ở Việt Nam, giống hoa Lan Phi Điệp đột biến có giá trị đắt đỏ, mà trên thế giới có nhiều loại lan còn đắt đỏ hơn, trong đó quý hiếm và đắt đỏ nhất chắc chắn phải kể đến Phong Lan ma. Lan Phi Điệp đột biến có 15 loại như: Bạch Tuyết, Hồng Minh Châu, Hồng Á Hậu… Nhiều chủ vườn lan ở Đông La đều có các loại giống lan này.
Còn theo chia sẻ của nhà vườn Tạ Duy Lĩnh, thì nghề trồng lan không đơn thuần chỉ là trồng, cắt, tỉa, chăm bón… như những loại cây cảnh khác, việc nuôi lan vô cùng công phu và cầu kỳ, đòi hỏi những kỹ thuật tỉ mỉ, chính xác. Nuôi lan không chỉ là thú vui mà còn là sự đồng điệu, nơi gửi gắm tâm hồn, ý niệm của người chơi hoa.
Anh Lĩnh bày tỏ sự vui mừng, trước thông tin làng nghề của anh đang được cơ quan chức năng xem xét công nhận là làng nghề truyền thống trồng hoa lan đầu tiên của cả nước. Bởi đây sẽ là cơ hội để mở rộng việc quảng bá thương hiệu hoa lan Đông La, kết nối thị trường mà còn thúc đẩy du lịch các ngành phụ trợ khác giúp quê hương anh ngày càng phát triển và giàu mạnh.
Nhà vườn Trịnh Đắc Chuyên cho biết: “Việc các làng nghề thủ công truyền thống khác đẩy mạnh sản xuất thường đi đôi với vấn đề lo ngại là sự ô nhiễm môi trường. Nhưng với ngành hoa lan, càng mở rộng sản xuất môi trường sẽ ngày càng được cải thiện, đời sống vất chất và tinh thần của người dân sẽ không ngừng được nâng lên. Chính vì vậy, anh và các nhà vườn lớn khác ở địa phương sẽ cùng nhau hỗ trợ, kết nối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã để thúc đẩy ngành lan ở địa phương phát triển mạnh theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.”
Do trồng lan cho thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, nên chính quyền xã Đông La cũng khuyến khích, giúp đỡ bà con phát triển trồng lan để nâng cao kinh tế hộ, đảm bảo cuộc sống, thu nhập cho người dân trong vùng. Thời gian qua, xã Đông La luôn chung tay cùng với bà con trong vùng để phát triển nghề trồng lan và đã có một số chính sách hỗ trợ cho người làm vườn. Như phối hợp để tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc lan; Liên hệ các tổ chức tín dụng, ngân hàng và các nguồn vốn ưu đãi khác cho người trồng lan vay. Đồng hành với hội hoa lan để trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà vườn, giúp nhau cùng phát triển kinh tế và coi nghề trồng lan là kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Bài, ảnh: Hiếu Nguyễn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 Khởi nghiệp

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm
15:54 OCOP

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 Khuyến công

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 Làng nghề, nghệ nhân










