Vĩnh Phúc: Về Thanh Lãng xem thợ giỏi “hốt bạc”
Những ngày cuối năm, cơ sở sản xuất đồ gỗ của gia đình anh Nguyễn Ngọc Minh, thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên) phải làm ngày, làm đêm cho kịp các đơn hàng.
Dạo quanh các tổ dân phố, đâu đâu cũng vang tiếng cưa, lách cách tiếng đục chạm của những người thợ làm nghề.
Từ những khối gỗ khô khốc, dưới bàn tay tài hoa của những người thợ cùng sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại đã tạo nên những sản phẩm như Án gian, bàn thờ, gường tủ, câu đối, đồ nội thất, long đình, đại tự, cuốn thư, bàn ghế mỹ nghệ, gia công nội thất... với kỹ thuật tinh xảo và mang nét đặc trưng riêng.
Được biết, nghề mộc Thanh Lãng ra đời và phát triển hàng trăm năm. Theo thời gian, cha truyền con nối, những người thợ mộc đã bươn trải làm nghề, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề để tạo ra những sản phẩm chứa đựng cả tinh hoa văn hóa.
Theo ông Nguyễn Hữu Bảy, Chủ tịch UBND thị trấn, trước đây, các sản phẩm mộc của địa phương gồm bàn ghế, sập, tủ chè, câu đối, hoành phi…khá đơn điệu, sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của bà con nhân dân địa phương và một số xã lân cận.
Để bắt kịp với xu thế thị trường, người dân Thanh Lãng đã năng động, nhạy bén, tích cực đầu tư máy móc, phát triển ngành nghề, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì thế, sản phẩm mộc ở Thanh Lãng không những đẹp về kiểu dáng, mẫu mã mà còn đạt đến trình độ cao về kỹ thuật, mỹ thuật, khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Đặc biệt, những năm gần đây, nắm bắt nhu cầu sử dụng đồ gỗ làm nội thất trong các công trình kiến trúc, từ gia đình đến văn phòng, biệt thự, những cơ sở sản xuất mộc của thị trấn đã nhanh bén đầu tư công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ tay nghề và có sự kết hợp hài hòa giữa kiểu dáng cổ kính với những yếu tố hiện đại đã kiến tạo không gian nội thất hoàn mỹ cho những ngôi nhà.
Hiện, toàn thị trấn có gần 250 hộ trực tiếp mở xưởng SXKD, hơn 2.700 lao động làm nghề mộc, gần 200 lao động làm thợ nề; nhiều doanh nghiệp, chủ xưởng mộc lớn có cửa hàng, đại lý ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, thậm chí một số đồ gỗ cao cấp của Thanh Lãng đã được xuất khẩu sang nhiều nước khu vực Đông Nam Á.
Chỉ tính riêng năm 2020, doanh thu từ ngành nghề của thị trấn đạt trên 357 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ nghề mộc, chế biến gỗ…
Hiệu quả kinh tế từ nghề mộc truyền thống đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt, diện mạo của địa phương. Hiện, thu nhập bình quân đầu người ở Thanh Lãng đạt 46 triệu đồng/người/năm.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề mộc, anh Kiều Hoàng Dương đã trở thành thợ giỏi trong nghề; 3 xưởng sản xuất mộc rộng 5.000m2 của gia đình luôn nhộn nhịp tay mài, tay đục của những người thợ sẵn sàng cung cấp các đồ gỗ nội thất cho các công trình xây dựng của các gia đình.
Anh Dương cho biết: Những năm gần đây, đời sống người dân được nâng cao, nắm bắt được nhu cầu của nhiều gia đình muốn làm đồ gỗ nội thất, bởi sản phẩm này không chỉ tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho ngôi nhà mà còn khẳng định đẳng cấp của gia chủ, anh đã chủ động học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tư vấn, thiết kế nội thất, khả năng quan sát, tìm tòi, sáng tạo những xu hướng mới; nghiên cứu cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Qua đó, cơ sở sản xuất mộc của gia đình luôn được khách hàng đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn. Mỗi năm, anh nhận được từ 10-12 công trình làm đồ gỗ nội thất, bình quân mỗi công trình trị giá khoảng 200 triệu đồng, thậm chí có những công trình trị giá hàng tỷ đồng.
Thăm cơ sở sản xuất mộc của gia đình anh Nguyễn Ngọc Minh, chúng tôi được chiêm ngưỡng cả “kho hàng” đồ gỗ nội thất…
Được biết, ngay từ nhỏ, anh Minh đã tiếp xúc và chứng kiến bố mẹ làm nghề nên sớm tiếp thu kiến thức cơ bản về nghề mộc.
Yêu nghề mộc, học xong THPT, anh không thi đại học như bao bạn bè cùng trang lứa mà quyết định ở nhà cùng bố mẹ “thổi hồn” cho những phiến gỗ. Nhờ chăm chỉ học nghề và đam mê với nghề mộc, anh đã nhanh chóng trở thành thợ giỏi.
Từ chỗ chuyên sản xuất những mặt hàng đồ gỗ dân dụng, đến nay, anh phát triển đa dạng sản phẩm như tủ, sập, giường, ghế, tràng kỷ... làm bằng các chất liệu gỗ quý và thường xuyên nhận các công trình làm nội thất đồ gỗ ở các địa phương.
Mỗi năm anh nhận từ 20-23 công trình, có những công trình trị giá hơn 10 tỷ đồng. Theo anh Minh, đối với những công trình nội thất đồ gỗ có giá trị lớn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, anh trực tiếp tham gia và mời những thợ có tay nghề về làm.
Với phương châm: Luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu, số lượng khách hàng tìm đến anh ngày một nhiều.
Để nghề mộc Thanh Lãng ngày càng phát triển, tạo nhiều việc làm cho người lao động, thời gian tới, Đảng ủy, UBND thị trấn phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục hướng dẫn, vận động nhân dân đầu tư máy móc hiện đại để giảm sức lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh cao trên thị trường; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm…, góp phần đưa thương hiệu sản phẩm mộc Thanh Lãng ngày càng nức tiếng gần xa.
Bài, ảnh: Mai Liên
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành