Vĩnh Phúc: Chương trình OCOP thêm cơ hội cho sản phẩm làng nghề
Anh Kim Văn Tiến, chủ Cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ Tiến Nhung, TDP Đoàn Kết (Thanh Lãng, Bình Xuyên) hoàn thiện hồ sơ để đăng ký tham gia chương trình OCOP. Ảnh Nguyễn Lượng
3 làng nghề mộc truyền thống: Yên Lan, Xuân Lãng và Hợp Lễ (thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên) có gần 250 hộ trực tiếp mở xưởng sản xuất kinh doanh (SXKD), thu hút hơn 2.700 lao động với mức thu nhập khá.
Trước kia, các sản phẩm mộc của làng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao nên chưa có chỗ đứng, nhưng khoảng chục năm trở lại đây, những chiếc sập gụ, tủ chè, bàn ghế mỹ nghệ hay các sản phẩm đồ gỗ gia dụng trang trí nội thất với kiểu dáng đẹp, hài hòa, tinh tế giúp đồ gỗ Thanh Lãng ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường.
Tuy nhiên, nếu như làng nghề được hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh thu, giá trị sản phẩm sẽ còn tăng lên đáng kể.
Vì vậy, cùng với nhiều chính sách, chương trình OCOP cũng được kỳ vọng tiếp sức cho các sản phẩm làng nghề.
Dù chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao, được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ghi nhận, nhưng thị trường tiêu thụ của Cơ sở sản xuất gỗ mỹ nghệ Tiến Nhung, TDP Đoàn Kết vẫn chưa thật sự ổn định, giá trị còn thấp so với sản phẩm cùng loại của nhiều làng nghề mộc trong cả nước.
Vậy nên, khi được địa phương tuyên truyền, hướng dẫn về chương trình OCOP, nhận thấy đây là cơ hội nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu sản phẩm, anh Kim Văn Tiến, chủ cơ sở quyết định hoàn thiện hồ sơ để đăng ký tham gia.
Anh chia sẻ: “Chương trình OCOP giúp tôi có động lực đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường”.
Những năm qua, nghề chăn nuôi và chế biến sản phẩm từ rắn đã đem lại việc làm, nguồn thu nhập đáng kể cho gần 800 hộ dân làng rắn truyền thống Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường).
Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Trung Quốc, thị trường chính ngừng thu mua, các sản phẩm của làng nghề không xuất bán được.
Trước những khó khăn, thách thức, nhiều hộ dân tập trung sản xuất các sản phẩm từ rắn như cao rắn, rượu rắn…, hướng đến thị trường nội địa, mở ra hướng đi mới cho sản phẩm làng nghề song những sản phẩm này còn khá mới mẻ, chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến.
Chính vì vậy, sau khi được địa phương mời dự các buổi tập huấn về chương trình OCOP, một số hộ sản xuất làng nghề đã chủ động đăng ký tham gia.
Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn Hạ Văn Hùng cho biết: Chương trình OCOP đã đem lại luồng sinh khí mới, giúp người dân làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một ý thức về khả năng tồn tại và phát triển nếu biết đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng xu hướng tiêu dùng trên thị trường.
Để tận dụng một cách hiệu quả cơ hội mà Chương trình OCOP mang lại, xã tiếp tục khuyến khích người dân tham gia. Từ đó, nâng tầm thương hiệu làng nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân.
Vĩnh Phúc hiện có 27 làng nghề được công nhận, trong đó, có 19 làng nghề truyền thống, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất như: Mộc, gốm, đan lát mây tre, rèn, chế biến nông lâm sản...
Những năm qua, các làng nghề đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn.
Không chỉ được tiêu thụ rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, một số sản phẩm làng nghề còn được xuất khẩu ra nước ngoài.
Đây là cũng là lợi thế để tỉnh phát triển sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, đến nay, số lượng làng nghề tham gia chương trình OCOP còn khá khiêm tốn.
Hiện vẫn chưa có sản phẩm làng nghề được đánh giá, phân hạng đạt chất lượng từ 3 sao trở lên.
Theo đánh giá của các ngành chức năng, các sản phẩm làng nghề trên địa bàn tỉnh phần lớn chưa phù hợp với quy định sản phẩm của chương trình. Một số sản phẩm làng nghề phù hợp với quy định thì có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng thấp.
Nhằm phát triển các sản phẩm truyền thống, trợ lực cho các làng nghề theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển và thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn, giai đoạn 2021-2025, tỉnh tiếp tục hỗ trợ phát triển các sản phẩm đặc sản, truyền thống.
Phấn đấu toàn tỉnh phát triển mới từ 70-80 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 sao trở lên, trong đó có các sản phẩm làng nghề như: Cao rắn, rượu rắn; sản phẩm mây tre, đan; đồ gỗ mỹ nghệ trang trí…
Bài, ảnh: Phùng Hải
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 | 15/01/2025 OCOP
Hưng Yên: Sản phẩm OCOP cam Bố Hạ “Tưng bừng” chào Tết
14:56 | 14/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
14:23 | 13/01/2025 OCOP
TP.Hồ Chí Minh: Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ hỗ trợ sản phẩm OCOP
14:22 | 13/01/2025 OCOP
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 | 10/01/2025 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 | 10/01/2025 OCOP
Tin khác
Điện Biên: OCOP - Cầu nối đưa nông sản lên tầm cao mới
10:28 | 08/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh giá, phân hạng 606 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên trong năm 2024
08:57 | 07/01/2025 OCOP
Lễ hội nông sản tại thành phố Hồ Chí Minh
08:53 | 07/01/2025 OCOP
Cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên
08:52 | 07/01/2025 OCOP
Hà Nội: Đánh thức lợi thế, nhân giá trị sản phẩm OCOP
16:37 | 03/01/2025 OCOP
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 | 02/01/2025 OCOP
“Rượu Sâm Báo An Tâm” - Thương hiệu OCOP xứ Thanh
09:55 | 02/01/2025 OCOP
Thừa Thiên Huế: Tập trung xây dựng bún Vân Cù thành sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương
14:10 | 31/12/2024 OCOP
Bình Định có 497 sản phẩm đạt hạng OCOP
09:18 | 31/12/2024 OCOP
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 | 30/12/2024 OCOP
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội