Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Vế Hội An xem Festival Làng nghề truyền thống

LNV - Chiều tối ngày 19.5, tại Công viên Vườn tượng An Hội, TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra lễ khai mạc “Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022” - sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động trọng tâm của Năm du lịch Quốc gia Quảng Nam 2022, mở ra cơ hội để làng nghề Quảng Nam có cơ hội thuận tiện vươn ra một số tỉnh thành trên cả nước.

Ông Nguyễn Văn Tiếp, Nghệ nhân Nhân dân, Phó Chủ tịch hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Quảng Nam, Phó trưởng ban tổ chức cho hay, Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 diễn ra từ ngày 19 - 22/5, có gần 100 gian hàng cùng sự tham gia của hơn 60 nghệ nhân, thợ giỏi đến từ nhiều tỉnh thành đại diện các vùng miền trong cả nước như: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đồng Tháp... Thông qua các hoạt động trưng bày, trình diễn…, Festival tái hiện sinh động các giai đoạn phát triển nghề truyền thống của Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung…


Đồng thời giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của vùng đất và con người xứ Quảng trên các Iãnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch… đến với du khách, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó mở ra cơ hội tìm kiếm thị trường, thúc đẩy phát triển các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu... Từ đó, tăng cường các giải pháp chiến lược thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng vị thế thương hiệu các sản phẩm làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.


Gian hàng nghề truyền thống huyện Tây Giang (Quảng Nam).


Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cho hay, thời gian qua, công tác phát triển nghề, làng nghề truyền thống nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình xây dựng NTM, chương trình phát triển sản phẩm Nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và chương trình khởi nghiệp sáng tạo; sản phẩm nghề truyền thống Quảng Nam có bước phát triển khá, nhiều sản phẩm được khẳng định giá trị thương hiệu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và bảo tồn phát triển nghề truyền thống…Bên cạnh các sản phẩm nghề truyền thống được chọn lựa trưng bày, triển lãm lần này, còn có hoạt động biểu diễn thực cảnh nghề truyền thống đặc sắc như nghề gốm, dệt thổ cẩm, dệt lụa… của các nghệ nhân. Qua đó, viết lại câu chuyện về sự hình thành, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống một cách chân thực và sinh động...

“Trong 4 ngày diễn ra Festival có nhiều hoạt động như: Biểu diễn nghề dệt thổ cẩm (tỉnh Đắk Lắk, huyện Đông Giang và Tây Giang, Quảng Nam), gốm Bát Tràng, gốm Thanh Hà, chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), đan mê bồ (Đồng Tháp), dệt lụa (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), diễn tấu cồng chiêng - Tây Nguyên; đêm Hoài giang và chương trình hát hò khoan đối đáp Thanh Hóa - Quảng Nam; ẩm thực truyền thống. Festival cũng là dịp gặp gỡ, giao lưu giữa các nghệ nhân, thợ giỏi của Quảng Nam và các vùng miền nhằm tôn vinh sự đóng góp, gìn giữ truyền nghề và phát triển nghề trong cộng đồng; mở ra cơ hội để các địa phương tìm hiểu, liên kết, hỗ trợ nhau trong phát triển nghề, làng nghề truyền thống, thúc đẩy kết nối cung cầu, liên kết phát triển sản phẩm. Dù lần đầu tiên được tổ chức nhưng Festival lần này có quy mô khá lớn với gần 100 gian hàng cùng sự tham gia của hơn 60 nghệ nhân, thợ giỏi đến từ nhiều tỉnh, thành đại diện các vùng miền trong cả nước như Quảng Nam, Hà Nội, Thanh Hóa, Đắk Lắk, Đồng Tháp...Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, vai trò “nghệ nhân, làng nghề” được tôn vinh, chúng tôi rất hãnh diện và vinh dự…”- Ông Tiếp cho hay.

Theo ông Đặng Bá Dự - Giám đốc Sở Công Thương, một nội dung quan trọng của Festival nghề lần này chính là giới thiệu các sản phẩm làng nghề theo hướng du lịch xanh nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch. Tại Festival lần nầy, ngoài bố trí khu gian hàng trung tâm để quảng bá những sản phẩm mới của du lịch Quảng Nam, chiều 18.5 UBND tỉnh tổ chức bấm nút khai trương hệ thống Du lịch thông minh Quảng Nam và ký kết ký hợp tác “Hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu giữa các địa phương…

Trong khuôn khổ các hoạt động trước thềm khai mạc festival, ngày 18.5 cũng đã diễn ra chương trình xúc tiến thương mại điện tử với việc giới thiệu “Trang sản phẩm Quảng Nam” (hiện nay đã có khoảng 500 sản phẩm được cập nhật) và ký kết hợp tác hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu với TP.Hà Nội....Những năm qua, Quảng Nam đã có nhiều chính sách, chương trình kết nối, giao lưu, xúc tiến thương mại với nhiều tỉnh thành, vùng miền trên cả nước không chỉ ở hình thức truyền thống như tham gia hội chợ, triển lãm… mà còn đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử với việc xác định những địa bàn trọng điểm để ưu tiên xúc tiến thương mại…

Theo đó, sự kiện có nhiều hoạt động như thực hiện con đường nghệ thuật “Nghề truyền thống – Di sản độc đáo miền Trung” với khu gian nhà cổ trưng bày sản phẩm làng nghề và trình diễn nghề truyền thống, biểu diễn “người thật việc thật” các nghề truyền thống đặc trưng, giao lưu và mua bán trực tiếp các sản phẩm được chế tác tại chỗ có sẵn và theo đơn đặt hàng của khách tham quan. Bên cạnh đó, Triển lãm sản phẩm OCOP (mỗi địa phương một sản phẩm), công nghiệp nông thôn tiêu biểu, khởi nghiệp sáng tạo, đặc trưng vùng miền dự kiến thu hút khoảng 250 đơn vị tham gia gồm các đơn vị, doanh nghiệp có sản phẩm nghề truyền thống OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu, khởi nghiệp sáng tạo, đặc trưng của các tỉnh thành duyên hải Miền Trung Tây Nguyên.

Nhân dịp Festival nghề này, diễn ra các tọa đàm “Những giải pháp bảo tồn, phát triển nghề trong thời kỳ hội nhập”, “Tháo gỡ khó khăn, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, sản phẩm chủ lực vùng - miền”; tổ chức đoàn Sở Công Thương các tỉnh tham quan và giới thiệu, kết nối công nghiệp hỗ trợ cơ khí ô tô tại Thaco Chu Lai; tham quan các điểm du lịch, kết nối Chương trình phát triển du lịch xanh...

Bài, ảnh: Tiên Sa

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tin khác

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động