U Minh (Cà Mau): Tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm đan đát
Chị Lữ Thu Hồng, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Phích, cho biết: “Bên cạnh những sản phẩm truyền thống vẫn có một số sản phẩm được bà con cải tiến thêm, những sản phẩm thu nhỏ để phục vụ khách du lịch, hoặc trưng bày, trang trí ở những nhà hàng, quán ăn, quán cà phê”.
Phát triển sản phẩm đan đát gắn với du lịch sẽ mở ra cơ hội mới cho người dân làm nghề.
Do là những sản phẩm mới nên việc làm quen bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn. Vì những sản phẩm đan đát thu nhỏ đòi hỏi sự tỉ mỉ và khó gia công hơn các sản phẩm truyền thống. Theo tính toán, mặc dù sản phẩm mới ít tốn nguyên liệu, giá cao hơn nhưng ngày công bỏ ra nhiều hơn nên việc bán các sản phẩm này cũng tương đương với thu nhập từ đan đát truyền thống.
Bà Dư Thị Út Em, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, chia sẻ: “Tôi làm những sản phẩm phục vụ cho du lịch như thúng bông, thúng nhỏ, rồi bội gà, thắt giỏ nhỏ, đan quạt nhỏ cho khu du lịch. Ban đầu làm cũng chậm lắm, khó làm hơn tại vì nó hơi nhỏ, nhưng dần rồi cũng quen tay”.
Bà Nguyễn Thị Bé, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, bộc bạch: “Gia đình tôi làm nôm, đan xề, đan rổ, làm đòn gánh (thu nhỏ), gạt tàn thuốc… Ai dặn bao nhiêu thì mình làm bấy nhiêu. Nhiều khi cũng làm nhiều để chờ hội chợ bán. Các sản phẩm này giá cả cao hơn làm đồ truyền thống nên cũng mang về nguồn thu nhập khá”.
Trải qua bao khó khăn, thăng trầm, nghề đan đát truyền thống ở xã Nguyễn Phích đã và đang tồn tại bởi những phụ nữ cần mẫn. Ðặc biệt, nhiều phụ nữ trẻ cảm thấy yêu nghề và quyết tâm giữ lại nghề truyền thống. Các chị đã tập hợp lại thành những tổ hợp tác, có sự liên kết với nhau trong sản xuất để tìm tòi những hướng đi mới và đầu ra cho sản phẩm. Nhưng điều mà các chị mong muốn là tìm được đầu ra ổn định.
Chị Liên Ngọc Giàu, Tổ trưởng Tổ Ðan đát Ấp 3, xã Nguyễn Phích, bộc bạch: “Tôi thành lập tổ đan đát rồi chia ra, người làm thúng, người làm rổ, đòn gánh... Hoặc bên hội phụ nữ thông báo có hội chợ, mình phân công chị em đan rồi đứng ra gom. Nếu hội phụ nữ tìm được đầu ra ổn định giúp bà con thì nghề này cũng phát triển lắm".
Bên cạnh giá cả, đầu ra chưa ổn định, có một trở ngại lớn đối với nghề đan đát là việc tìm nguyên liệu tre trúc ngày càng khó khăn hơn. Việc chuyển dịch sang nuôi tôm đã làm diện tích tre trúc thu hẹp dần. Hiểu được những trăn trở của bà con làng nghề đan đát, hiện nay, các cấp, các ngành đang nỗ lực tìm hướng đi mới cho nghề đan đát truyền thống.
Chị Lữ Thu Hồng thông tin: “Hội LHPN xã sẽ tiếp tục làm tham mưu cho lãnh đạo để quảng bá các sản phẩm, đặc biệt là đưa sản phẩm đến các khu du lịch để giới thiệu đến du khách”.
Phát triển nghề đan đát không chỉ tạo thu nhập cho bà con mà còn là yêu cầu mang tính cấp thiết nhằm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống. Một khi bà con có thể sống được với nghề thì chắc chắn nghề đan đát truyền thống sẽ còn tồn tại với thời gian./.
Bài, ảnh: Trần Chương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức