Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

“Triết lý” của dân xóm thúng

LNV - Theo gia đình từ Quảng Ngãi vào định cư ở Yên Hạ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ năm 16 tuổi (1966), ba thế hệ trôi qua, gia tộc này giữ được ý nguyện đã sống ở đây thì phải làm cái gì coi cho được dù đó là xóm thúng...


Ông Hai Hiến và Út Ngôn vẫn ẩn nhẫn làm những món hàng “handmade”. Ảnh: Ch.L

Cái xóm nhỏ ở Yên Hạ nơi ông Hai Hiến (Tô Hiến) túc tắc làm những món hàng từ mây tre, từng có biệt danh xóm thúng - chuyên làm dụng cụ đong lúa gạo cho chành, vựa - theo ký ức của những người trong xóm.

Bây giờ thì chỉ còn một mình ông giữ nghề. Ông Hai Hiến nói có khi người ta đặt làm cái rổ đựng bánh mì, cái sề bắt mâm phối cỗ, cái gàu tát nước hay cái sàng, cái vừng bắt tấm… hễ đặt cái gì thì ông làm cái nấy. Hỏi ra thì phần lớn là làm đồ trang trí, vật dụng mỹ nghệ từ mây tre.

Khác với hồi xưa, cả xóm tập trung đan thúng, sề, nia, sàng, mẹc… gắn với chành vựa lúa gạo ở Cái Răng. “Hồi đó, những đồng hương từ thôn Thủy Triều, xã Phổ Văn, huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào đây làm nghề và mua bán hàng đan đát rồi hình thành xóm thúng ở Yên Hạ” - ông Hai Hiến vẻ mặt tươi rói kể.

Thời đó không chỉ dân miền Trung mà bà con chung quanh thấy mình làm thì họ cũng học nghề làm theo. Cả xóm, 60-70 hộ làm nghề này, lập thành tổ hợp. Chiều chiều ai nấy trải đệm, người vót nan - kẻ đan, cười nói vui vẻ lắm.

Chung quanh là những chành gạo, đong lúa gạo theo lít, táo, giạ… Một táo là 20 lít, cái thúng giạ đong đúng 40 lít, tương đương khoảng 20-22kg lúa bây giờ… Người mần ruộng, dân lái lúa (sau này gọi là hàng xáo), chành vựa, nhà máy xay xát… cần gì, xóm thúng cung đủ hết, rồi từ từ bán lan sang tỉnh khác. Không chỉ ở Sa Ðéc, Vĩnh Long… và nhiều nơi khác cũng tìm tới.

“Nhờ hàng tốt, chuẩn mực, bền chắc nên thúng, táo từ xóm thúng trở thành dụng cụ đo lường thông dụng từ ngoài chợ vô trong quê” - ông Hai Hiến nói.

Vào thời đó, xóm thúng không có công cụ kỹ thuật gì ghê gớm lắm nhưng cái hay của dân xóm thúng là táo, thúng hay bất kỳ công cụ gì cần thiết để đo lường thì họ đều làm chính xác.

Hồi mới định cư ở Yên Hạ, chỉ có 2-3 hộ sống ở đây. Nhờ nghề đan thúng mà thành ra cái xóm. Làng nghề từ Quảng Ngãi cung nguyên liệu, về sau nhu cầu tăng cao - để tối ưu hóa từng chuyến hàng - những nguyên liệu phải vót, đan sẵn gởi vô. Tàu thuyền đậu dưới sông, nhộn nhịp không kém gì bến nước của chành.

Ðến năm 1972, Hai Hiến lập gia đình, vợ chịu khó học nghề. Ông thấy “nương tử” cũng khéo tay. Cái xóm có thêm người giỏi nghề, nhưng ông phải nhập ngũ theo lệnh tổng động viên. Khi hòa bình lập lại, may mắn trở về nhà - xóm thúng vẫn nhộn nhịp. Hàng làm ra bao nhiêu, chành vựa và lái mua hết bấy nhiêu, thành ra ai cũng ăn nên làm ra. Năm 1978-1979, Nhà nước cho vay tiền, Tổ hợp vay 8 triệu đồng - thời đó lớn lắm. Hàng đan bằng tre vô cùng tiện lợi, nhà nào cũng cần xài. Có thời điểm gàu dai khan hiếm, tới mùa tát đìa, người ta đặt làm cả trăm, cả ngàn cái, làm không kịp…

Nhưng tới khi chành vựa teo tóp và kỷ nguyên đồ nhựa lan tràn, xóm thúng cạnh tranh trong thế yếu. Nghề này rất cực, lại ít tiền, đòi hỏi công phu nên mấy đứa con lớn có gia đình, làm nghề khác. Chỉ có vợ và cô con gái Út (Tô Thị Kiều Ngôn) cố gắng duy trì để an ủi ông Hai Hiến.

Khó nhất của nghề này là nguyên liệu phải mua từ miền Trung đem vô. Hồi trước mua 3 triệu thì bây giờ lên 6 triệu (10.000 sợi), đặt trước mấy tháng mới có hàng. Những làng nghề khác dùng dây gân, dây chì thay mây nhưng trong mắt ông làm vậy không đẹp, không chắc và không phải là hàng của Xóm thúng.

Ông Hai Hiến chỉ lưỡi dao đã khuyết sâu sau hàng chục năm vót nan, nói: “Bây giờ nhiều món thu nhỏ lại để trưng bày hoặc để du khách ở xa mang theo gọn gàng, vót nan kỹ hơn, nhiều công hơn, lâu hơn. Có người đặt làm nôi em bé, không kỹ thì không an toàn, không đẹp và đã không đẹp thì không giữ lâu làm gì”.

Làm kỳ công, sắc sảo thì có nhiều nơi đặt hàng mà khách nhiều thì tuổi đã cao, không còn sức để làm nữa. Kiếm người làm tiếp lại không vừa ý. Ðó là cái “rối” của ông Hai Hiến.

Ông nói: “Hồi xưa người ta nói “cùng nghề mới đan thúng, túng nghề đan nia”. Tôi lại nghĩ khác, nghề của mình thì mình cứ giữ. Có hôm chỉ làm mấy món bán được 200.000-300.000 đồng, vẫn vui!”.

Út Ngôn luôn là niềm hy vọng của ông. Cô có việc làm theo giờ hành chánh, chiều về lo cơm nước cho con cái xong thì ngồi đan những món được cha vót sẵn. “Ước ao lớn nhất là Út Ngôn giữ được nghề truyền thống” - ông Hai Hiến nói.

Hồi xưa, xóm thúng góp sức cho chành, cho nhu cầu nông nghiệp. Lâu nay, tự lực duy trì hoạt động và là dấu ấn hàng “handmade” của quận Cái Răng được nhiều nơi ưa chuộng. “Phải hiểu đó là món quà của người miền Trung đem vô Yên Hạ, vun đắp giá trị cho nơi mình đang chung sống” - ông Hai Hiến luôn dặn Út Ngôn.

Theo Báo Cần Thơ

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động