Trăn trở của người thợ làm nghề nặn tò he
Gian hàng của ông Nguyễn Văn Kinh tại công viên 29 tháng 3
Trước đây, ở một số địa phương miền Bắc, người ta thường gọi tò he là “con bánh” bởi chúng xuất hiện trong các lễ tiết, cúng kiến, chùa chiền như thứ quà vặt trang trí và có thể ăn trực tiếp. Ban đầu, nó được làm bằng bột với nhiều hình dạng từ đồ vật (bình hoa, ly tách, ấm chén,…), con vật (trâu, bò, gà, vịt,…) đến thức ăn (chuối, cau, mâm xôi, giò heo,…). Điểm độc đáo tạo nên sức hút của sản phẩm này chính là màu sắc và cách tạo hình chân thực. Về sau, người ta gắn thêm một chiếc kèn ống, biến tấu nó thành thứ đồ chơi trẻ con. Mỗi khi thổi, nhạc cụ tạo nên loạt giai điệu “tò te… tò te” nghe rất vui tai. Qua nhiều lần truyền miệng, tính “tam sao thất bản” trong đời sống sinh hoạt và lời ăn tiếng nói hàng ngày khiến cái tên “tò he” ra đời và thay thế hoàn toàn cách gọi cũ. Theo thời gian, tò he bắt đầu được bày bán rộng rãi tại các phiên chợ, xóm làng. Người ta cũng thay đổi chiếc kèn cầu kỳ bằng que tre đơn giản nhằm dễ dàng tiếp cận với hầu hết trẻ em.
Ngày nay, mặc cho bao biến chuyển, đổi thay của thăng trầm lịch sử, tò he vẫn luôn tồn tại và tiếp tục thành hình dưới đôi bàn tay người nghệ nhân tâm huyết. Đến công viên 29 tháng 3 (đường Nguyễn Tri Phương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), khách tham quan dễ dàng bắt gặp ông Nguyễn Văn Kính (56 tuổi) - người thợ nặn tò he đã gắn bó với công việc này gần 30 năm.
Xuất thân từ làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) - cái nôi hình thành nghề tạo hình tò he truyền thống, ông Kính cho biết, khi còn nhỏ, ông đã xác định đây là gia nghiệp cần tiếp bước thế hệ cha ông giữ gìn và truyền lại cho con cháu. Chính vì thế, từ năm 1993, ông bắt đầu tập trung vào việc chế tác, rồi tiếp tục dạy nghề cho hai con. Sản phẩm của ông chủ yếu là hoa lá, động vật, con người,… với mức giá trung bình chỉ 20.000 đồng/mẫu.
Sản phẩm của ông Chính được nhiều trẻ em yêu thích, đón nhận
Mỗi ngày, ông Kính bán tò he trước trường tiểu học, tối đến, người thợ chế tác gốc thủ đô lại trưng bày gian hàng nơi chợ đêm, công viên hoặc điểm giải trí. Vào những dịp tập trung đông trẻ em như Tết Trung thu, Quốc tế Thiếu nhi,… nhiều trường tiểu học tại Đà Nẵng cũng liên hệ ông đến góp vui. Đa số thiếu nhi nơi đây đều rất yêu thích sản phẩm của ông. Vì thế, dù từng đến nhiều nơi (Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang), ông vẫn quyết định dừng chân và gắn bó lâu dài với trẻ em Đà Nẵng.
Cũng theo ông Kính, bột nếp là nguyên liệu quan trọng nhất tạo nên những chiếc tò he đạt chuẩn. Trước khi bắt đầu công đoạn nhào nặn, người thợ phải tiến hành ngâm bột, xay nhuyễn, luộc chín rồi vớt ra trộn màu. Muốn sản phẩm đạt chất lượng, việc lựa chọn nguyên liệu, chế tác, tạo hình cần canh đúng thời gian, đảm bảo giữ nguyên độ dẻo, mịn màng. Đồng thời, người thợ cần có tay nghề điêu luyện, kỹ năng thành thạo và đức tính tỉ mỉ, cẩn trọng.
Hiện tại, trăn trở lớn nhất của ông chính là nghề truyền thống từng nổi tiếng một thời ở các làng quê phía Bắc lại đang đối diện trước nguy cơ mai một, rất ít người mới yêu thích và mặn mà với công việc này. Vì thế, ông Kính hy vọng các bạn trẻ có thể giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đồng thời, ông mong rằng nụ cười và niềm hạnh phúc của trẻ em sẽ trở thành động lực giúp các nghệ nhân gắn bó với công việc, giữ lửa nhiệt huyết, tiếp tục bám trụ với nghề.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế