Trà Vinh: Nhiều giải pháp bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
Tỉnh Trà Vinh hiện có trên 12.200 cơ sở hoạt động ngành nghề nông thôn; trong đó, gần 7.800 cơ sở tập trung chủ yếu vào 13 làng nghề truyền thống, với khoảng 36.400 lao động. Tuy nhiên hiện nay, các làng nghề ở địa phương hoạt động không còn hiệu quả như trước. Bởi, các cơ sở sản xuất ở làng nghề chủ yếu quy mô hộ gia đình, nên hạn chế về nguồn vốn mở rộng sản xuất, đầu tư thiết bị máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật… Từ đó, sản phẩm làng nghề ở Trà Vinh rất khó cạnh tranh trên thị trường. Nhiều làng nghề đang dần bị thu hẹp quy mô sản xuất.
Làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy |
Các làng nghề ở Trà Vinh tập trung vào 3 nhóm ngành nghề chính. Nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 4 làng nghề, gồm: làng nghề sơ, chế biến thủy sản Xóm Đáy, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải; làng nghề nấu rượu Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận, huyện Châu Thành; làng nghề bánh tét Trà Cuôn, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang; làng nghề khai thác, sơ chế, chế biến thủy hải sản thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang.
Nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 7 làng nghề, gồm: làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đức Mỹ, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long; làng nghề tiểu thủ công nghiệp, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành; làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, xã Đại An; Làng nghề Đan đát - Thủ công mỹ nghệ xã Lương Hòa, huyện Châu Thành; làng nghề dệt chiếu xã Hàm Tân, huyện Trà Cú; làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang; làng nghề bó chổi ấp Tân Thành Đông, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần.
Nhóm ngành sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có Làng nghề trồng hoa kiểng ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức và Làng nghề trồng hoa kiểng ấp Long Bình, Phường 4, thành phố Trà Vinh.
Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, những năm trước đây, các làng nghề ở Trà Vinh đã góp phần giải quyết việc làm lao động nông thôn, tạo thêm nguồn thu nhập và cải thiện đời sống của người dân, đóng góp đáng kể vào chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tuy nhiên, do đa phần sản xuất kinh doanh theo phương thức truyền thống, quy mô nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư thiết bị máy móc hiện đại… nên sản phẩm của các cơ sở trong làng nghề không đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu thị hiếu người tiêu dùng nên rất khó cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó, một số làng nghề còn gặp khó do thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ sản xuất, nguồn nhân lực kế thừa...
Hầu hết sản phẩm ở làng nghề chưa có thương hiệu, chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm nên thị trường tiêu thụ không ổn định, khó cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Đến nay, toàn tỉnh chỉ có 2 cơ sở ở làng nghề ở huyện Trà Cú có nhãn hiệu, là cơ sở Trì Cảnh (Làng nghề tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang) và cơ sở Diệp Thị Trang (Làng nghề đan đát xã Đại An).
Cùng với đó là hệ thống hạ tầng địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển làng nghề; nhất là hệ thống cấp thoát nước thải chưa hoàn thiện, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Để bảo tồn và phát triển các làng nghề tỉnh Trà Vinh đang tập trung nhiều giải pháp; tranh thủ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ các làng nghề đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề. Ngoài ra, tỉnh hỗ trợ trực tiếp một lần 50 triệu đồng/làng nghề để xây dựng phương án bảo vệ môi trường, làm hồ sơ đề nghị công nhận, xây dựng biển quảng bá, chỉ dẫn và tổ chức lễ công bố làng nghề…
Đồng thời, tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề, tỉnh khuyến khích các cơ sở tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để tăng giá trị; chủ động liên kết, liên doanh trong sản xuất, phân phối; phát triển làng nghề gắn với du lịch… Khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn trong các làng nghề áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm, gắn với việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề và bảo vệ môi trường.
Tỉnh thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới... Đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, …cho các sản phẩm làng nghề; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về ngành nghề nông thôn, thu hút các nghệ nhân tham gia các hoạt động đào tạo, truyền nghề cho thế hệ kế cận, bảo tồn làng nghề truyền thống.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Đông, trong bối cảnh hiện nay, để các làng nghề truyền thống có thể tồn tại và trụ vững, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các làng nghề cần nỗ lực tự thân phát huy kinh nghiệm cùng sự sáng tạo, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh để thích ứng với cơ chế thị trường. Các cơ sở sản xuất ở làng nghề cần mạnh dạn thay đổi tư duy, đầu tư máy móc, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã phù hợp thị hiếu, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu
Tin liên quan
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 | 18/12/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Tin khác
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Giữ gìn di sản văn hóa phi vật thể của người Hrê
10:11 Văn hóa - Xã hội
Năm Ất Tỵ 2025 kể chuyện bài võ Xà quyền
10:10 Văn hóa - Xã hội
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới
10:09 Tin tức
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP