TP.HCM "cứu" những làng nghề trăm tuổi
Hiện, TP còn khoảng 60 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tập trung ở 19 làng nghề. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa và tốc độ thị hóa nhanh, nhiều làng nghề truyền thống của thành phố đang đối mặt với nguy cơ mai một.
Cứu những làng nghề trăm tuổi
Trong 19 làng nghề đang hoạt động tại thành phố, có 8 làng nghề được bảo tồn theo Quyết định số 3891 về phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.
Trong đó, có 4 làng nghề mang đậm nét văn hóa truyền thống nhưng không có khả năng phát triển độc lập, gồm: Làng nghề đan lát Thái Mỹ (huyện Củ Chi) làng nghề đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn), làng nghề se nhang Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), làng nghề muối Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Chị Nguyễn Thanh Tuyền phơi nhang tại làng nhang Lê Minh Xuân. Ảnh: P.V
Và 4 làng nghề, làng nghề truyền thống đang phát triển và có khả năng phát triển độc lập, bền vững trong tương lai, gồm: Làng nghề hoa kiểng Xuân An Lộc (quận 12), làng nghề hoa kiểng Thủ Đức (quận Thủ Đức), làng nghề mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi).
Các làng nghề này đều có ngành nghề hoạt động phù hợp với chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đô thị của thành phố.
Nghề đan giỏ trạc tại xã Xuân Thới Sơn, vốn là một ngành nghề cha truyền con nối được hình thành khoảng 100 năm nay giờ đang đứng trước nguy cơ xóa sổ. Vào thời hoàng kim, làng nghề này mỗi năm xuất hơn 100.000 sản phẩm giỏ trạc ra nước ngoài. Thế nhưng, giờ những người thợ đan giỏ trạc phải chạy chợ để bán từng sản phẩm.
Hiện nay, xã Xuân Thới Sơn chỉ còn khoảng 250 hộ còn theo nghề. Mỗi hộ chỉ có 1-2 người tận dụng thời gian nhàn rỗi đan giỏ để kiếm thêm thu nhập. Những người còn bám trụ với nghề chủ yếu là người lớn tuổi và phụ nữ.
Bảo tồn giá trị truyền thống
Vừa qua UBND thành phố giao cho các địa phương: Quận 12, Gò Vấp, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ rà soát quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương.
Theo đó, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề theo hướng hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; gắn phát triển làng nghề với kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển vùng nguyên liệu, quan tâm đến quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, an toàn lao động, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý để tạo ra sản phẩm, ngành hàng có sức cạnh tranh cao trên thị trường…
Thạc sĩ Trịnh Thị Hiền (Viện Nghiên cứu phát triển thành phố) cho rằng, hiện nay, sự phát triển làng nghề ở thành phố vẫn mang tính tự phát, nhiều cơ sở không đủ vốn đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, cho nên chưa có chỗ đứng tương xứng.
Theo Kiến trúc sư Ngô Lê Minh (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), cấu trúc chặt chẽ của làng nghề giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội và đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở.
Do đó, thành phố cần có chính sách và cơ chế quản lý phù hợp để giúp bảo vệ, nâng cao giá trị các làng nghề truyền thống…
Trong 19 làng nghề đang hoạt động tại thành phố, có 8 làng nghề được bảo tồn theo Quyết định số 3891 về phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.
Theo Dân Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế