Tinh hoa gốm Chăm làng Bàu Trúc
Bảo tàng sống về nghề gốm
Không chỉ sống bằng nghề nông, người làng Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) giờ cũng tất bật buôn bán, kinh doanh, đi làm ăn tứ xứ. Nhưng hầu như nhà nào cũng duy trì các công việc liên quan đến nghề gốm – nghề truyền thống được duy trì suốt 8 thế kỷ qua.
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc đang tạo hình cho sản phẩm. Ảnh: Bá Ngọc
Nghệ thuật làm gốm cổ truyền Bàu Trúc đã được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Những công trình tâm linh nguy nga, tráng lệ mang phong cách Champa như cụm đền tháp Po Klong Garai cũng đều có sự đóng góp công sức của những người thợ gốm Bàu Trúc. Chỉ cần tra cứu thông tin về làng gốm này, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi biết đây là một trong những làng gốm cổ nhất ở Đông Nam Á còn duy trì đến ngày hôm nay, một “bảo tàng sống” với những sản phẩm gốm được làm hoàn toàn thủ công nên mang những giá trị độc nhất vô nhị. Dù thật nhiều danh xưng, nhưng đặt chân đến làng gốm Bàu Trúc sẽ thấy một không khí thanh bình hoàn toàn khác so với những lời tôn vinh ấy. Nhà nào cũng vẫn đầy đủ các dụng cụ làm gốm, từ đòn kê, bàn xoay, dao chuốt, tới những khoảng sân sạch sẽ được quây lại chất những ụ đất sét được ủ qua đêm để hôm sau làm gốm. Người dân Bàu Trúc bền bỉ, tĩnh tại làm công việc này giống như duy trì thói quen hàng ngày được chạm tay vào vuốt ve những chiếc chum vại, duy trì tình yêu đã ngấm sâu vào máu thịt mình.
Sản phẩm tinh tế của làng gốm Bàu Trúc.
Điều đặc biệt nhất là những sản phẩm này đều mộc mạc, bình dị nhưng đầy tinh tế. Không tô vẽ, phủ men rực rỡ sắc màu, những sản phẩm gốm Bàu Trúc xếp thẳng hàng lối để hong nắng trên đường làng hay trong những cửa hàng bán sản phẩm đều giữ màu đất nung nâu đỏ đặc trưng. Bà Trương Thị Gạch, một nghệ nhân lớn tuổi trong làng cho biết, đất sét làm gốm không pha tạp phụ gia hay hóa chất, đều dùng sức người để nhào trộn, dùng kinh nghiệm và cảm quan để đánh giá chất lượng nên không độc hại cho người dùng, lại vừa có dấu ấn cá nhân trong từng sản phẩm.
Quảng bá làng nghề
Lựa chọn bộ đèn gốm cỡ nhỏ mang về trang trí tại gia đình, anh Trương Phức Huy Minh, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh tâm đắc khi những sản phẩm của làng Chăm Bàu Trúc đã có sự thay đổi tích cực để có thể phục vụ được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Anh cho biết: “Trước nay, cứ nói đến đồ gốm thủ công là tôi luôn nghĩ đến những sản phẩm mộc mạc, bình dị kiểu nông thôn truyền thống giống như vật dụng của ông bà ở quê. Thế nhưng khi tới đây, tôi hoàn toàn bị chinh phục với những thiết kế hiện đại, vẫn có bóng dáng văn hóa Chăm nhưng đã “hội nhập” với những dấu ấn thiết kế phương Tây. Những sản phẩm này chắc chắn sẽ không bị lạc lõng trong những không gian hiện đại, có thể chiều lòng được cả du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau”.
Nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc đang tạo hình cho sản phẩm.
Giống như nhiều phụ nữ Chăm, chị Đàng Thị Chiều theo bà, theo mẹ học làm gốm từ khi còn rất nhỏ. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, nên những nghề truyền thống lâu đời như làm gốm, dệt thổ cẩm… đều được những người phụ nữ trong làng giữ trọng trách bảo tồn, trao truyền cho các thế hệ con cháu. Chị chia sẻ, các sản phẩm gốm ở làng đều rất đa dạng, từ những vật dụng tâm linh, nghệ thuật, đồ mỹ nghệ tới các sản phẩm bếp núc, nồi niêu, lọ, bình thường ngày. Bởi không theo khuôn mẫu nên mỗi sản phẩm dù đơn thuần như nồi niêu nhưng lại mang giá trị như một tác phẩm nghệ thuật, độc nhất vô nhị. Vì vậy, các nghệ nhân vừa ngồi làm vừa có thể giới thiệu được những nét đặc sắc về văn hóa của dân tộc mình, những câu chuyện ẩn sau từng chi tiết nhỏ, vừa tái hiện sinh động giá trị vật chất và tinh thần của cha ông. Đó cũng là điểm nhấn để quảng bá các sản phẩm làng nghề, sản phẩm du lịch nông thôn hiệu quả đã được những người dân làng Bàu Trúc duy trì hiện nay.
Các sản phẩm gốm Bàu Trúc đều “độc nhất vô nhị”.
Làng gốm Bàu Trúc giờ đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Ninh Thuận, thu hút đông du khách về trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử, văn hóa của làng nghề. Không chỉ giới thiệu tại làng, tại nhiều điểm di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có thể thấy rất nhiều không gian trưng bày các sản phẩm gốm, kết hợp cùng với hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống khác như dệt thổ cẩm, múa Chăm. Ngay dưới chân quần thể đền tháp Po Klong Garai là một không gian giới thiệu làng nghề, cũng có những ụ đất to, bàn xoay chuốt gốm, những nghệ nhân miệt mài gọt tỉa từng chi tiết trên bình và bày bán các sản phẩm gốm Chăm do chính những nghệ nhân người làng Bàu Trúc thực hiện. Gốm Bàu Trúc cũng theo nghệ nhân Ninh Thuận đi quảng bá, giới thiệu du lịch, làng nghề ở nhiều tỉnh, thành trong và ngoài nước. Đây cũng là để công chúng và du khách tiếp cận thực tế, được sờ tận tay, cách giới thiệu và quảng bá sản phẩm độc nhất vô nhị của làng nghề cũng như trân trọng công sức, sự sáng tạo và những giá trị trường tồn được gìn giữ hơn 800 năm qua bất chấp sự khắc nghiệt của thời gian, thời cuộc.
Theo Làng Việt online
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề