Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Tính nghệ thuật độc đáo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
Trong tình hình hiện nay đứng trước nhu cầu của thị trường, nhiều làng nghề đã nghĩ ra những phương kế thích nghi để tồn tại, sự chuyển mình của các làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã biến đổi vị trí của nhiều mặt hàng thủ công để không chỉ có sự hồi sinh mà cải biến rất hợp lí, đạt hiệu quả về nhiều mặt, đáp ứng thị trường, tạo thế đứng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Để sản phẩm thủ công mỹ nghệ cùng lúc với đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, còn một thị trường quan trọng khác của hàng thủ công mỹ nghệ là «xuất khẩu tại chỗ», hay nói cách khác là bán sản phẩm cho khách du lịch. Đây là một mô hình có thể nói sáng tạo, năng động “tự cứu mình” của chính các doanh nghiệp, các hộ sản xuất và của chính những người thợ làm nghề trong cơ chế thị trường.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, phần lớn các sản phẩm đều thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ của các nghệ nhân, và theo lối mẫu cổ, mang yếu tố riêng biệt của vùng miền, hoặc có những sản phẩm rất riêng của một dòng họ mang tính “gia truyền”. Tới nay, việc sản phẩm thủ công mỹ nghệ khi tham gia cùng sự phát triển của du lịch, việc sản phẩm thủ công mỹ nghệ có sự biến đổi về hình thức, về giá trị văn hóa là sự hết sức cần thiết. Bởi trên thực tế, khách du lịch đến đâu thường sẽ chọn cho mình món quà mang yếu tố địa phương về nét văn hóa đặc trưng vùng miền, về “đặc sản” của nơi mình đến, một yếu tố hết sức cần thiết là giá trị công năng của sản phẩm mình chọn. Để đáp ứng điều này, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần phải đặt ra tiêu chí cần để đạt tới.
Một trong những tiêu chí đó là vấn đề tính nghệ thuật độc đáo của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề hiện nay. Thực tế, đây là yếu tố đã có trong bản thân các sản phẩm: bởi sự thiết kế các mẫu mã sản phẩm đã có đưa được sự hình của các địa phương vùng miền khi thiết kế; chất liệu tạo thành sản phẩm là nguyên liệu tại địa phương... Đồng thời, trong quá trình sản phẩm thủ công khi tham gia quá trình xuất khẩu cũng như tiêu thụ nội địa cũng đã có những đội ngũ thiết kế mẫu, tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm khá chuyên nghiệp, cũng như sự hỗ trợ của nhiều ban ngành, các cấp Nhà nước tham gia các lớp tập huấn, các hội nghị, cùng những chính sách làm hành lang pháp lý và chuyên môn để sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển, cạnh tranh và cơ hội khi ra thị trường các nước trên thế giới.
Song để sự phát triển thực sự đúng hướng một cách bền vững và phát huy giá trị của sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhất là khi tham gia gắn với du lịch. Đầu tiên có thể nói là định hướng đúng, phát huy giá trị của thương hiệu sản phẩm, đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ vào đúng hướng là sản phẩm cầu nối trong quá trình của ngành du lịch, là một trong những động lực, sự hấp dẫn trong quảng bá du lịch Việt Nam. Trong thực tế, rất nhiều làng nghề Việt Nam đã làm được điều này, ở phía Bắc như: Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh, đục chạm gỗ Đông Anh, khảm Phú Xuyên... có thể nói hết sức sôi động, tạo ra không chỉ đổi mới của sản phẩm của làng nghề; mà thay đổi cả cách giao tiếp trong làm nghề, người sản xuất vừa làm, vừa quảng cáo cho sản phẩm qua các hình thức kinh doanh... quan trọng thay đổi cả tư duy cho cả hệ thống sản xuất để sao cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, với vị thế của mỗi địa phương ngoài những cảnh đẹp du lịch, văn hóa đặc trưng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống có một vị trí quan trọng để tạo nên tính hấp dẫn và ấn tượng đối với khách du lịch đến. Những sản phẩm thủ công truyền thống thường tinh xảo, đẹp mắt và mang đậm tính thương hiệu của từng vùng miền, từng nghề.
Vẻ đẹp của mỗi sản phẩm làng nghề được toát lên vẻ đẹp nhiều khi đơn giản về suy nghĩ tư duy của người thợ địa phương, với những hình mẫu rất truyền thống của nhiều đời, được người thợ thể hiện tinh xảo, hình mẫu đó có thể đã đi vào tiềm thức đặc trưng cho nghề của một vùng nghề nào đó... Song một thực tế hiện nay, để sản phẩm trở thành một sản phẩm du lịch, trong khi đó, điểm yếu của các nghệ nhân chính là ngôn ngữ giao lưu, là kiến thức kinh doanh với người nước ngoài, là kiến thức về thị hiếu thẩm mỹ khách hàng, cũng như những tiêu chí cần có của một sản phẩm du lịch chưa được nắm vững và cập nhật mới. Vì vậy, dẫn đến khó khăn với khách hành, nhất là những khách du lịch khi tham gia các mô hình du lịch làng nghề, sẽ không dễ chọn cho mình những món quà như ý. Bởi, khi mua một món đồ thủ công mỹ nghệ làm kỷ niệm cho chuyến du lịch, người ta sẽ nghĩ đến yếu tố đặc trưng Văn hóa, đi kèm là giá trị sử dụng hoặc giá trị trưng bày. Dường như sản phẩm của các làng nghề đều khó đáp ứng được những tiêu chí này. Làng nghề thì nhiều, nhưng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch nước ngoài, thường chỉ có một số loại như: Đồ gỗ chạm khắc hay tiện; đồ gốm; đồ sơn mài; đồ khảm trai ốc; các loại khăn dệt; đồ mây tre đan; đồ bạc, đồng... nhưng để có các sản phẩm phù hợp để làm quà tặng cho khách du lịch, trong số các sản phẩm bày bán chưa thực sự thuyết phục người khách du lịch. Các sản phẩm có nhiều, nhưng cần sự tinh xảo, mang tính đặc trưng, mang thương hiệu của nơi sinh ra sản phẩm.
Tuy, các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam đã có nhiều sự cố gắng tự chuyển dịch, nhiều doanh nghiệp đã vượt lên khẳng định thương hiệu không chỉ trong và ngoài nước, nhưng cũng cần thấy rằng sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam để đi vào hội nhập trở thành các sản phẩm “xuất khẩu tại chỗ” còn đang gặp nhiều những khó khăn về vốn để phát triển công nghệ - kỹ thuật, lực lượng lao động trình độ không đồng đều, đa số tay nghề chưa đáp ứng để sản phẩm tinh xảo, việc dạy nghề theo phương pháp bí truyền làm thất truyền nhiều kỹ thuật thủ công quý giá và sự ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương... Đặc biệt là các chính sách đối với nghề thủ công truyền thống còn chưa đầy đủ, thiếu tính hệ thống và đồng bộ xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, một số quy định pháp lý được ban hành trong các thời kỳ khác nhau đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình sản xuất và quản lý hiện nay.
Những năm gần đây, Sở Du lịch các tỉnh đã tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu quà tặng cho khách du lịch, các cuộc thi tuy có qui mô khá lớn đã thu hút được những nhà thiết kế tham gia sáng tác sản phẩm, cũng có các sản phẩm đại diện các chất liệu, hình thức khác nhau. Nhưng nhìn chung, tại cuộc cuộc thi số lượng người tham gia chưa nhiều, sản phẩm tham gia chưa thực sự tiêu biểu cho các ngành nghề truyền thống, nên chưa đạt được sự chấp nhận của thị trường để trở thành những sản phẩm du lịch đặc trưng. Phải chăng, đây là điều các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam cần thiết có sự vào cuộc của các nhà thiết kế chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm; Cần sự tham gia trung gian của các cơ quan Nhà nước về vai trò “cầu nối” để người sản xuất, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ là những người đầu tiên hiểu, rồi tới các chính các sản phẩm do người thợ nắm được mục tiêu sản xuất, cần sản phẩm có những: Hình thức thẩm mỹ - Nội dung, ý nghĩa văn hóa - Đặc trưng nghành nghề... Như vậy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới có thể trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, có thể xuất khẩu tại chỗ với số lượng lớn, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam.
Đối với việc thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ thực sự gắn với du lịch đóng vai trò là sứ giả truyền bá văn hóa đất nước Việt Nam với thế giới bên ngoài, bởi sự tinh xảo, tính thẩm mỹ và kỹ thuật điêu luyện được tích lũy trong mỗi sản phẩm sẽ khiến cho người nước ngoài cảm nhận được chiều sâu của văn hóa Việt, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể như:
- Cần có những chính sách từ phía Nhà nước và các cấp quản lý có chính sách, được đánh giá như một trong những sự thúc đẩy kinh tế địa phương. Có hoạch định và chính sách hỗ trợ trên các mặt: Công tác đào tạo, dạy nghề để luôn đảm bảo số người nối nghiệp, liên quan đến kế thừa và cải tiến kỹ thuật, thủ pháp, đảm bảo duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm; Nghiên cứu nguyên vật liệu và đảm bảo nguồn nguyên liệu và cộng đồng hóa việc mua nguyên vật liệu; Cải tiến cơ sở sản xuất và môi trường sản xuất; Đảm bảo chất lượng, cung cấp thông tin chính xác và cần thiết cho người tiêu dùng; Lập kế hoạch các hạng mục công việc cần thiết khác nhằm khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống; Mở các triển lãm, cuộc thi về thiết kế mẫu sản phẩm du lịch...
- Cần có những khung tiêu chuẩn với sản phẩm thủ công mỹ nghệ khi tham gia vào cùng du lịch: Đẹp và thể hiện sự điêu luyện của tay nghề người thợ; Có tính công năng sử dụng; Có ý nghĩa văn hóa cao. Bên cạnh đó sản phẩm cần đa dạng, phong phú đáp ứng thị hiếu khách hàng về chủng loại và sự lựa chọn; bên cạnh các sản phẩm mang tính truyền thống cần có những sản phẩm mang tính hiện đại trên cơ sở văn hóa truyền thống; cần nắm bắt xu hướng thị trường, tư duy... của khách hàng trong khi thiết kế mẫu; Có các hình thức tiếp thu các ý kiến về mẫu sản phẩm trên cơ sở đó cải tiến.
Cùng với đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ du lịch làng nghề Việt Nam với sự kế thừa truyền thống vốn mang tính độc đáo kết hợp tính hiện đại, hòa nhập cùng xu thế hội nhập hy vọng sẽ tiếp tục là một mặt hàng khẳng định giá trị kinh tế, góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
TS. Đặng Mai Anh
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế