Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Sự đổi mới, mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam hiện nay
Sự đổi mới - tín hiệu đáng mừng
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ vốn được biết đến nhóm hàng rất thức thời với thị hiếu của thị trường, ngoài việc đáp ứng công năng sử dụng thực tiễn thì chúng còn mang tính chất trang trí thẩm mỹ, do vậy mặt hàng này hiện rất được các làng nghề quan tâm, chú trọng về hình thức bên ngoài: chau chuốt, bóng bẩy, nhiều màu sắc bắt mắt…So với các nhóm làng nghề khác, người thợ chế tác đồ thủ công mỹ nghệ dường như khá tự do, thoải mái trong việc sáng tạo các sản phẩm để thích ứng với thị trường - đặc biệt là thị trường xuất khẩu với mẫu mã sản phẩm hết sức phong phú, đa dạng. Trước nhu cầu mới, thị hiếu thẩm mỹ mới của khách hàng trong và ngoài nước và đặc biệt là sự thâm nhập, lấn lướt của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nước ngoài (chủ yếu đến từ Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á), mẫu mã sản phẩm ở các làng nghề thủ công thủ công mỹ nghệ hiện nay (thể hiện ở kiểu dáng, đề tài trang trí và thậm chí cả chất liệu tạo tác) đã được đánh giá là phong phú, đa dạng hơn so với các giai đoạn trước đây.
Về hình thức, kiểu dáng của các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác trước khá nhiều do thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng có sự thay đổi, nhất là khách du lịch rất ưa chuộng các kiểu dáng độc đáo, mới lạ. Ví dụ như chiếc bát, xưa nhất nhất là bát tròn, thì nay được biến tấu ra nhiều loại như bát hình ô van, bát có chút cách điệu ở miệng hay một lỗ thủng ở đáy... Hay như ở sản phẩm tượng thờ, ngày xưa người thợ phải tuân thủ theo quy tắc chuẩn mực về kích thước, chẳng hạn như chiều cao của tượng phải bằng “thất diện” nhưng bây giờ người thợ có thể chế tác linh hoạt hơn sao cho hài hòa, phù hợp và gần gũi hơn với vóc dáng con người thời nay. Điều này được thể hiện rõ nhất khi chế tác tượng về những con người thật là cụ tổ ở các ngôi chùa. Nguyên nhân của những sự thay đổi này là bởi vì hầu hết các làng nghề đều đã ý thức được rằng, trong bối cảnh xã hội hiện nay, mẫu mã sản phẩm là do thị trường và khách hàng quyết định. Thay vì chế tác sản phẩm theo những phom, mẫu truyền thống đã được định hình từ các thế hệ trước (và đôi khi trở thành “lối mòn”) thì nay với sự trợ giúp hết sức đắc lực của Internet, người thợ hoàn toàn có thể chủ động tìm hiểu, tham khảo kiểu dáng sản phẩm quan mạng, hay hiện tượng khách hàng trực tiếp mang catalogue yêu cầu thợ nghề thực hiện theo mẫu là khá phổ biến ở các làng nghề. Chẳng hạn như nhiều doanh nghiệp/cơ sở sản xuất ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) thường xuyên chế tác sản phẩm theo mẫu đặt độc quyền của các công ty/siêu thị Uma, Lotte, Hapro…; các làng nghề sơn mài mỹ nghệ như Bối Khê, Hạ Thái (Hà Nội), Cát Đằng (Nam Định)… cũng thực hiện các đơn hàng do khách hàng cung cấp kiểu dáng, mẫu mã; các sản phẩm của làng nghề truyền thống mây tre đan Bao La (Thừa Thiên Huế) hiện chủ yếu đều thực hiện theo mẫu mã đặt hàng của thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Bên cạnh hình thức, kiểu dáng, đề tài trang trí và chất liệu chế tác trên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng có sự đổi mới đáng kể, theo đó những mô típ trang trí phong cảnh, nhân vật, hình khối đều mang hơi hướng của con người đương đại. Chẳng hạn, các đề tài quen thuộc như tứ linh, tứ quý, đề tài gắn với nông thôn, các tích truyện cổ giờ cũng được biến hóa đi rất nhiều cho sinh động hơn, có khi mộc mạc, chất phác, trầm lắng có khi lại cầu kỳ, tươi vui...
Một vài đổi thay nói trên có thể xem như là những biểu hiện rõ nét về sự năng động của các nghệ nhân làng nghề trước nhu cầu mới của thị trường.
Khó khăn, hạn chế
Thực tế trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công truyền thống nói chung, mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng ngày càng trở nên “khó tính”. Theo các chuyên gia, nếu như trước đây giá thành và chất lượng tốt (chắc/bền) là những yếu tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm trên thương trường, thì nay mẫu mã đang ngày càng chiếm ưu thế trong việc quyết định đầu ra sản phẩm của các làng nghề với các tiêu chí: phong phú, đa dạng; hợp thị hiếu tiêu dùng và đặc biệt là thiết kế mang tính bền vững - có tính ứng dụng và thân thiện với môi trường.
Mặc dù các làng nghề đã bước đầu tỏ ra khá năng động trước nhu cầu của thị trường trong thiết kế mẫu mã sản phẩm như đã đề cập tới ở trên, tuy nhiên về cơ bản hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề hiện vẫn được chế tác theo mẫu mã đã có từ hàng chục, thậm chí hàng trăm năm trước hoặc “bắt chước”/sao chép mẫu của nước ngoài. Thực trạng này dẫn đến hiện tượng khách hàng có thể bắt gặp vô số sản phẩm giống nhau tại nhiều làng nghề khác nhau và thậm chí là ở các vùng, miền khác nhau. Nhìn chung, sự cải tiến trong sản phẩm được đánh giá là còn khá mờ nhạt, chủ yếu mang lại sự khác biệt về chất liệu, kết cấu chứ chưa tập trung được vào mẫu mã với các tiêu chí có sức hấp dẫn với khách hàng như độc, lạ, hữu dụng. Rốt cuộc là mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Namhiện vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh yếu. Như vậy, vào thời điểm này, mẫu mã sản phẩm vẫn là “căn bệnh trầm kha” chưa tìm được phương thức hữu hiệu để khắc phục của hầu hết các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở nước ta. Do vậy, các làng nghề không đủ điều kiện để đầu tư cải tiến mẫu mã sản phẩm một cách dài hơi và chuyên nghiệp; Sự phối hợp giữa làng nghề, nghệ nhân và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức có liên quan hay năng lực trong việc thiết kễ mẫu mã sản phẩm hiện còn rất lỏng lẻo, do vậy quá trình cải tiến diễn ra chậm chạp, thụ động theo kiểu “mạnh ai nấy làm” ở các làng nghề cũng được coi là một trở lực lớn trong hành trình cải tiến và năng cao chất lượng về mẫu mã cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện nay.
hướng đi cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ
Tăng cường mối liên hệ giữa làng nghề - nghệ nhân với các cơ quan nghiên cứu, nhà khoa học có năng lực trong việc thiết kế, cải tiến mẫu mã sản phẩmđược chúng tôi xem là hướng đi quan trọng hàng đầu giúp cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ có thể cải thiện và giải quyết được những khó khăn, bất cập đang gặp phải.
Về phía Nhà nước: xây dựng kế hoạch và triển khai điều tra nghiên cứu tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của thị trường; Có kế hoạch mời các nhà thiết kế, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia tư vấn, qua đó xây dựng định hướng thiết kế cho nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ. Trên cơ sở đó, thiết kế thử nghiệm một vài mẫu mã theo định hướng thiết kế để thăm dò thị trường trước khi ứng dụng sản xuất rộng rãi ở làng nghề; Tổ chức định kỳ các cuộc thi thiết kế mẫu mã mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ song song với việc khuyến khích tìm kiếm, phục chế các mẫu mã truyền thống đã hoặc đang có nguy cơ thất truyền nhằm bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống trong việc chế tác những sản phẩm có tính cạnh tranh cao; Xây dựng chương trình cải tiến, phát triển mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ để đưa vào giảng dạy tại các trường mỹ thuật, mỹ nghệ theo mô hình kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn thông qua việc liên kết với các cơ sở sản xuất ở làng nghề, đồng thời cần khuyến khích việc sáng tạo và ứng dụng các mẫu mã thiết kế từ môi trường này vào các làng nghề cụ thể; Thành lập trung tâm nghiên cứu, phát triển mẫu mã quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi, họa sĩ tài năng nhằm hỗ trợ cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ trong việc tạo ra những sản phẩm có thiết kế mẫu mã, kiểu dáng đẹp, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện đại song vẫn mang tinh thần/bản sắc văn hóa Việt Nam; Ứng dụng và phổ biến các phần mềm tin học chuyên dụng trong quá trình thiết kế, trong đó cần đặc biệt lưu tâm ứng dụng những công nghệ hiện đại đến từ cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra rất nhanh chóng và mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và khu vực.
Về phía làng nghề: thông qua vai trò của Phòng công thương, cần chủ động nắm bắt thị hiếu khách hàng qua các kênh thông tin trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt quan tâm tiếp cận, ứng dụng thành tựu của công nghệ hiện đại trong việc tìm hiểu thị trường; Tiếp tục sử dụng, khai thác các mẫu hoa văn truyền thống trong sáng tạo mẫu mới như một lợi thế để cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp - đặc biệt là các mặt hàng nhập ngoại.
TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc Gia
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế