Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Phát triển du lịch Làng nghề lụa Vạn Phúc gắn với thiết kế tạo mẫu sản phẩm
Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, kể từ khi mở rộng về phía Tây, TP. Hà Nội có hàng trăm làng nghề truyền thống. Trong đó, gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi với đậm đặc các giá trị văn hoá - lịch sử. Đó là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, hơn nữa lại có thể khai thác sử dụng ở hai hình thức: du lịch thương mại và du lịch nhân văn. Cả hai hình thức này đều thu hút khách nước ngoài - đặc biệt là khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong đó nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc.
Tiềm năng phát triển du lịch lớn
Lụa vẫn được sự quan tâm đặc biệt của người tiêu dùng, địa phương:
Ngày trước, lụa Hà Đông được vua chúa triều Nguyễn chọn làm sắc phục. Lụa Hà Đông đã từng được triển lãm tại Marseilles (1930), Paris (1932), Jakarta (1945).
Nói đến lụa Việt Nam, thì không ai không biết lụa Hà Đông. Lụa Hà Đông đã ăn sâu vào tâm trí nhiều người từ những câu ca dao, từ những câu thơ, bài hát. Áo dài may bằng lụa, mỏng nhưng vẫn kín đáo mà e ấp, gợi cảm, vẫn thể hiện sự tuyệt mỹ mà không kiểu cách, phô trương.
Hiện tại, có rất nhiều người dành tình cảm đặc biệt đến lụa Hà Đông. Đối với họ, sở hữu một bộ áo lụa, là cả một sự thiêng liêng. Nhiều du khách nước ngoài, khi nhắc đến lụa Hà Đông cũng dành một tình cảm đặc biệt. Có thể họ chỉ nghe bạn bè giới thiệu, chỉ được đọc qua sách vở báo chí, nhưng họ vẫn muốn tận mắt được nhìn thấy một tấm lụa Hà Đông. Khi họ đến Việt Nam, họ đều phải đến mua cho bằng được tấm lụa Hà Đông về làm lưu niệm.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đã có cả nghìn năm. Trong quá khứ, trong sách báo và trong những câu ca dao, thì tên lụa Vạn Phúc đã có một sức hút đặc biệt. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Nhiều địa điểm mới đã được tôn tạo lại.
Lụa Vạn Phúc có nền văn hoá lâu đời, con người ở đó thật thà hiền lành, dễ mến. Các nếp sống văn hoá vẫn còn lưu lại chút hình ảnh cổ xưa.
Do nằm cách trung tâm Hà Nội không xa, lại nằm trên trục đường chính cạnh quốc lộ 6A, và nằm trên đường đi một số địa điểm du lịch nổi tiếng khác của Hà Nội như chùa Thầy, chùa Hương, làng cổ Đường Lâm (Ba Vì)… nên làng lụa Vạn Phúc rất thuận lợi khi tạo các tour du lịch dài ngày cũng như ngắn ngày.
Làng có chùa Tiên Linh, trong làng Vạn Phúc cũng có một miếu, thờ bà Ả lã đê nương Thần hiệu sắc phong Quốc vương Thiên tử Nga Hoàng Đại vương, Người đã mang nghề dệt lụa đến cho nhân dân Vạn Phúc.
Giải pháp phát triển du lịch làng nghề:
Tạo nguyên liệu để phát triển lụa:
Quá trình đô thị hoá đã thu hẹp diện tích đất trồng dâu nuôi tằm. Đồng thời, xu thế trồng các loại cây phụ cận khác, khiến lượng thuốc hoá học trong đất trồng tăng cao, vì thế nên đất trồng dâu không còn tốt như trước nữa. Mặt khác, dịch bệnh cũng đã khiến năng suất trồng dâu nuôi tằm thấp.
Vì chưa có một qui chế hoặc sự quản lý sát sao, nên giá kén bấp bênh, lúc tăng lúc lại giảm, khiến việc trồng dâu nuôi tằm không được bền vững. Thậm chí việc nhập các loại giống tằm từ Trung Quốc cũng không ổn định. Các loại trứng tằm gần như phải nhập ngoại, chất lượng thì cũng khó mà cạnh tranh được với các loại trứng nguyên gốc của Trung Quốc.
Điều kiện đầu tiên để giữ gìn việc phát triển làng nghề, là phải tạo được nguyên liệu ổn định, không phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện nay nước ta cũng có một số nơi cung cấp tơ tằm như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Hà Nam… nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, việc xử lý nguyên liệu còn rất thủ công do chưa hình thành được các cơ sở, nhà máy chế biến và xử lý nguyên liệu. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đại đa số là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. Lực lượng lao động phần lớn được đào tạo theo phương pháp truyền nghề, sản xuất hộ gia đình, chưa có trường lớp đào tạo chính quy.
Để tạo nguồn nguyên liệu cho việc phát triển làng nghề dệt lụa, thứ nhất phải tạo được vùng trồng dâu nuôi tằm. Hỗ trợ người dân trong việc phát triển cây giống, kĩ thuật trồng dâu và nuôi tằm; đồng thời quản lý được giá đầu ra. Thứ hai, phát triển các nhà máy chế biến xử lý nguyên liệu; vừa tăng năng suất kén, vừa tăng chất lượng của kén tơ tằm. Thứ ba, đào tạo người dân có kiến thức về xử lý nguyên liệu.
Coi trọng những người có tay nghề:
Con người là yếu tố quan trọng nhất để gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống. Vì thế nâng cao những người có tay nghề về dệt lụa là một vấn đề then chốt của làng nghề.
Nhà nước và địa phương nên có cơ chế khuyến khích người dân dệt lụa. Đồng thời hỗ trợ kinh phí và mở lớp học sản xuất lụa. Hiện nay không phải tất cả người dân quay lưng lại với làng nghề truyền thống, mà bởi vì họ đang gặp khó khăn trong việc dệt lụa. Một khi có cơ chế tốt, thì nhiều người sẽ quay lại dệt lụa, và số người có tay nghề cũng sẽ tăng lên.
Nhà nước và địa phương tạo điều kiện hỗ trợ việc giúp người dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài nhằm tăng thu nhập giúp người dân làng nghề toàn tâm với nghề.
Quảng bá lụa Vạn Phúc không chỉ trong nước mà cả thế giới:
Lụa Vạn Phúc nổi tiếng trong cả nước, trên báo chí, đài, sách vở… Nhưng hiện nay đang bị mai một đi rất nhiều. Ngay cả làng lụa Vạn Phúc hiện tại cũng đang mất dần uy tín do sự pha trộn của nhiều loại lụa chất lượng không tốt.
Cần phải có cơ chế để quảng bá lại uy tín của lụa Vạn Phúc. Đặc biệt, khâu quảng bá các sản phẩm chính gốc có chất lượng của làng lụa và thiết kế mẫu mã mới đến được tay người tiêu dùng. Hiện tại, cơ sở địa phương, đang có kế hoạch xây dựng một cơ sở giới thiệu hàng Vạn Phúc chính gốc. Các cửa hàng, hộ kinh doanh khi đăng kí tham gia trung tâm thương nghiệp này, phải đảm bảo nguồn gốc các loại lụa là lụa Vạn Phúc chính gốc. Khi có được nơi đảm bảo chất lượng, thì người tiêu dùng sẽ tin tưởng, và sẽ tăng lượng khách mua sắm về Vạn Phúc.
Ngoài cách quảng bá truyền thống, thì quảng bá trên internet là cách nhanh nhất để đưa lụa Vạn Phúc đến với bạn bè quốc tế sâu rộng, đơn giản và hiệu quả nhất. Trong thời đại bùng nổ thông tin, số người sử dụng Internet đang ngày càng gia tăng, không chỉ thế giới mà cả Việt Nam. Quảng cáo trên Internet là một hướng đi thiết thực, tuy nhiên hiện nay chưa được chú trọng lắm.
Lụa Vạn Phúc đẹp, chất lượng, nhưng không phải người nào cũng có thể phân biệt được lụa Vạn Phúc với các loại lụa khác. Cần tạo ra một cách để nhận diện thương hiệu giúp người dân có thể mua được đúng các sản phẩm chất lượng. Cần ứng dụng rộng rãi thương hiệu lụa Hà Đông trên tất cả các sản phẩm do địa phương sản xuất. Một thương hiệu tốt và một logo để phân biệt sẽ khiến lụa Vạn Phúc phát triển trên thị trường bền vững hơn.
Làng nghề thành địa điểm du lịch:
Phát triển làng nghề thành nơi du lịch là cách để phát triển làng nghề và quảng bá sản bá sản phẩm tốt nhất.
Theo các chuyên gia, để tổ chức du lịch, các cơ quan chức năng cần quy hoạch, tổ chức lại các làng nghề, đa dạng hóa ngành nghề, nhưng phải tạo ra được sản phẩm đặc trưng. Làng lụa Vạn Phúc cũng nên đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại và du lịch cần được triển khai mạnh mẽ. Trong mỗi chương trình tham quan, cần mời những người cao tuổi, các nghệ nhân tham gia hướng dẫn, thuyết minh cho du khách về nguồn gốc ngành nghề, các tổ sư, tổ nghề của làng, các công đoạn và bí quyết sản xuất gắn với các sản phẩm hàng hóa đặc trưng. Ngoài ra cần xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch, bảo vệ môi trường và môi trường du lịch.
Làng nghề lụa Vạn Phúc đang bắt đầu trở thành địa danh du lịch văn hóa tại Việt Nam. Tuy nhiên, kỹ năng của những người dân làng nghề đối với loại hình du lịch này còn hạn chế. Các cơ quan chức năng nên có những lớp đào tạo để phát triển kĩ năng về hướng dẫn viên du lịch.
Các công ty du lịch cần phối hợp với làng nghề, tạo ra các tour du lịch sinh thái làng nghề - là một mô hình du lịch rất hấp dẫn với du khách cũng như phù hợp với sự phát triển của làng nghề. Đồng thời xây dựng một đội ngũ chuyên môn về du lịch là người bản địa để giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người trong làng.
Có thể xây dựng thêm, tu bổ các công trình đã có, đặc biệt là các di tích lịch sử, đền chùa miếu mạo để tạo thành các địa điểm du khách có thể tới tham quan trong quá trình du lịch đến làng nghề nhằm tạo sự hấp dẫn cho du lịch của làng nghề. Tạo ra một văn hoá làng nghề, người dân trong làng nghề phải lịch sự, cư xử có văn hoá với khách du lịch. Bài trừ tận gốc các tệ nạn xã hội, nếu có…
Hỗ trợ các hộ dân xây dựng các điểm giới thiệu về làng nghề, về qui trình sản xuất, cũng như đặc điểm của lụa Vạn Phúc.
Nếu không ngăn chặn tác động của sự đô thị hoá, thì có lẽ sẽ không còn tồn tại làng lụa Vạn Phúc. Nhiều nhà, nhiều gia đình ngày càng ít quan tâm đến cách phát triển làng nghề truyền thống, mà quay ra kinh doanh với các ngành khác.
Các cơ quan chức năng cần phối hợp để duy trì sự phát triển ổn định và lâu dài hoặc tìm ra một hướng đi mới trong quá trình phát triển của đất nước đối với làng lụa Vạn Phúc.
Một số đề xuất:
- Cần xây dựng chính sách hỗ trợ thiết thực cho sự phát triển của các làng nghề nói chung và làng dệt lụa Vạn Phúc nói riêng. Đặc biệt là việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững.
- Có các cơ quan nghiên cứu chuyên về làng nghề và du lịch làng nghề để giúp cho các địa phương xây dựng và phát triển đúng hướng.
- Nên có một chính sách hỗ trợ cho việc quảng bá sản phẩm làng nghề truyền thống ra nước ngoài.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và thiết kế mẫu mới trong làng nghề.Ngoài những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hoá đặc sắc, các làng nghề truyền thống còn có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hoá hay một hệ thống di tích. Du lịch làng nghề, du khách không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh làng quê thanh bình mà còn được tham quan nơi sản xuất, thậm chí có thể cùng tham gia làm sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của làng nghề. Bên cạnh những thuận lợi thì các làng nghề nói chung và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nói riêng vẫn tồn tại khá nhiều khó khăn để có thể phát triển du lịch làng nghề ổn định và bền vững lâu dài.
Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, kể từ khi mở rộng về phía Tây, TP. Hà Nội có hàng trăm làng nghề truyền thống. Trong đó, gần 1/4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi với đậm đặc các giá trị văn hoá - lịch sử. Đó là một nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, hơn nữa lại có thể khai thác sử dụng ở hai hình thức: du lịch thương mại và du lịch nhân văn. Cả hai hình thức này đều thu hút khách nước ngoài - đặc biệt là khách Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong đó nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc.
Nghệ nhân Phạm Khắc Hà
Chủ tịch Hội Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Tin khác
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 1000 sản phẩm có mặt tại Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3
22:00 Tin tức
Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu
16:12 Tin tức
Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 Khuyến công
Rực rỡ sắc màu đêm khai mạc Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024
15:37 Tin tức