Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Mô hình hợp tác đào tạo “Nhà trường - Làng nghề”: Hướng đi mới trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Tuy nhiên số sinh viên đến từ các làng nghề đang theo học tại trường chỉ chiếm một số lượng nhỏ con em làng nghề, trong khi đó hiện tại ở các làng nghề đang hết sức thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao có khả năng tạo mẫu mã mới cho nên sản phẩm của các làng nghề truyền thống chưa đa dạng, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế. Các nghệ nhân đang làm việc tại làng nghề rất muốn được học nâng cao trình độ qua đó cải thiện việc sáng tác mẫu mã sản phẩm, phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất kinh doanh nhưng điều kiện kinh doanh và sản xuất không cho phép họ có thể theo học hệ đại học chính quy tại Nhà trường.
Để phát triển nguồn nhân lực thì phải nâng cao trình độ cho con em làng nghề, tuy nhiên làm sao để nhân lực làng nghề có thể học tập nâng cao trình độ nhưng không ảnh hưởng tới sản xuất và kinh doanh là bài toán hóc búa đặt ra cho các cơ sở đào tạo cũng như địa phương có làng nghề hoạt động.
Một số dây chuyền sản xuất gốm sứ.
Sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy rằng nhu cầu học tập nâng cao trình độ phát triển nguồn nhân lực của làng nghề là khá lớn, hợp tác đào tạo với làng nghề là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Ban giám hiệu trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp quyết định xây dựng thử nhiệm mô hình hợp tác đào tạo “Nhà trường - Làng nghệ” với hình thức học tập là hệ đào tạo Đại học vừa làm vừa học, lớp học đặt tại làng nghề, nhà trường đem đến kiến thức, làng nghề cung cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, người học tiếp thu kiến thức và ứng dụng ngay trong công việc thường ngày.
Trong các cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở nước ta hiện nay chỉ duy nhất trường Đại học MTCN đào tạo đầy đủ 13 chuyên ngành, trong đó có những ngành truyền thống như: Gốm, Sơn mài…là những ngành nghề mà các làng nghề truyền thống đang hoạt động và có nhu cầu phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ. Việc đặt lớp học ngay tại làng nghề đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Nhà trường mở rộng quy mô đào tạo, Làng nghề có lợi thế về phục vụ cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chuyên ngành rất thuận lợi. Do nhu cầu sản xuất và kinh doanh, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường đầu tư trang thiết bị, cập nhật công nghệ, do đó làng nghề có lợi thế về cơ sở vật chất, các phương tiện chuyên nghệ đa dạng, phong phú. Diện tích mặt bằng lớn, công nghệ hiện đại, được cải tiến và cập nhật liên tục. Học tại cơ sơ sản xuất tại làng nghề giúp người học bám sát thực tiễn, tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ mới, hiểu rõ quy trình thực hiện sản phẩm.
Cơ sở đầu tiên áp dụng thí điểm mô hình đào tạo hợp tác “Nhà trường - Làng nghề” là làng gốm Bát Tràng. Làng gốm Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống phát triển mạnh mẽ, từ nhiều năm qua Nhà trường và làng nghề thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác đào tạo. Vào các đợt thực tập, sinh viên ngành gốm về các lò gốm thực hiện bài tập với sự hướng dẫn của các nghệ nhân, khi làm bài tốt nghiệp, đa số các sinh viên cũng thực hiện tại cơ sở sản xuất gốm của làng nghề. Nhiều thế hệ cán bộ, giảng viên xuất thân là con em làng nghề sau khi học tập tại trường đã tạo dựng những cơ sở sản xuất tại địa phương góp phần vào sự phát triển của làng nghề. Hiện nay hàng năm số sinh viên theo học là con em làng nghề Gốm Bát Tràng khá đông đảo, ngoài những sinh viên đủ điều kiện theo học hệ Đại học chính quy tại Trường còn một số lớn nghệ nhân, con em nghệ nhân làng nghề có mong muốn học tập nâng cao trình độ nhưng do đặc thù công việc họ không thể theo học hệ Đại học chính quy tại Trường MTCN.
Bước vào năm học 2016 – 2017, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp cùng với Hội Gốm sứ Bát Tràng thành phố Hà Nội, Công ty Cổ phần Thiết kế và Sản xuất gốm sứ Bát Tràng đã triển khai hợp tác tuyển sinh và đào tạo lớp Thiết kế Gốm tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Đối tượng theo học đa dạng, phong phú: Có người là thợ thủ công, có người là chủ cơ sở sản xuất, có người làm công việc kinh doanh gốm sứ, có người đã tốt nghiệp một trường đại học… tất cả đều phấn khởi khi có cơ sở đào tạo về địa phương tổ chức lớp tạo điều kiện cho mọi người có thể theo học.
Việc tiến hành tuyển sinh lớp Thiết kế Gốm hệ Đại học vừa làm vừa học khóa TC16 được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế. Tân sinh viên là con em làng nghề hồ hởi bước vào năm học mới với tinh thần quyết tâm học tập cao độ. Kế hoạch học tập, thời khóa biểu được phân bổ khoa học, phù hợp với chương trình đào tạo Nhà trường và thực tiễn hoạt động của làng nghề. Giảng viên được lựa chọn là những người có kinh nghiệm giảng dạy, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giảng dạy, có phương pháp truyền thụ kiến thức hấp dẫn, lôi cuốn người học.
Trải qua thời gian gần hai năm học, lớp Thiết kế Gốm hệ Đại học Vừa làm vừa học tại Làng nghề gốm Bát Tràng đã thu được những kết quả tích cực bước đầu. Sinh viên có sự thay đổi về nhận thức, tư duy thẩm mỹ được nâng cao. Một số sinh viên có tay nghề cao, năng khiếu tốt đã bước đầu thoát được việc sao chép mẫu mã nước ngoài hoặc tạo mẫu theo thói quen, theo mô – típ cổ đã được khai thác trong thời gian dài, có ý thức sáng tạo mẫu mã mới cho riêng mình. Một số bài tập chuyên ngành do sinh viên lớp Thiết kế Gốm Bát Tràng làm ra cho thấy tính sáng tạo, chất lượng nghệ thuật tốt, nhận được đánh giá cao của giới chuyên môn.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được cũng có những nhược điểm còn tồn tại:
Công việc kinh doanh, sản xuất đôi khi ảnh hưởng đến sĩ số lớp học, thời gian học tập của học viên.
Lớp học thiếu những hoạt động tập thể ngoại khóa, tính gắn kết các thành viên trong lớp chưa cao.
Một số sinh viên chưa thực sự đam mê, chưa vượt qua được những trở ngại trong quá trình học tập do vướng bận gia đình, kinh doanh, sản xuất nên kết quả học tập chưa tốt.
Chương trình đào tạo áp dụng theo hệ Đại học chính quy nên nhiều học phần mang tính thực hành sinh viên đã trải qua trong quá trình hoạt động nghề nghiệp nay lại phải học lại nên bị trùng lặp, không cần thiết. Nhiều người theo học với mục đích nâng cao kiến thức mà không chú trọng bằng cấp thấy chương trình học quá dài, chiếm nhiều thời gian.
Trên cơ sở những bất cập trong quá trình thực hiện, mô hình đào tạo Nhà trường - Làng nghề cần có những điều chỉnh phù hợp:
Rút ngắn thời gian đào tạo, điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng giảm bớt các nội dung trùng lặp với thực tiễn hoạt động của Làng nghề. Thời gian đào tạo hợp lý trong khoảng 2,5 - 3 năm.
Mở rộng hình thức đào tạo như các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ…bên cạnh hệ đào tạo Vừa làm vừa học để đáp ứng nhu cầu học tập của tất cả các đối tượng.
Tăng cường hoạt động nghề nghiệp ngoại khóa để tạo sự gắn kết giảng viên - sinh viên, tạo môi trường học tập sư phạm như thực tập Mỹ thuật cơ sở, giao lưu trao đổi thực tập nghề nghiệp tại các làng nghề khác.
Công tác quản lý điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của làng nghề.
Trên cơ sở thành công bước đầu tại lớp học đặt tại làng nghề gốm Bát Tràng, qua các ưu điểm và tồn tại đã nêu ở trên, Nhà trường sẽ có những bước điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khi mô hình đào tạo được hoàn thiện, dự kiến trong thời gian tới Nhà trường sẽ có những bước điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khi mô hình đào tạo được hoàn thiện, dự kiến trong thời gian tới Nhà trường sẽ mở rộng hành hợp tác với các làng nghề thủ công truyền thống… Để đạt được mục tiêu đề ra, Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh, chương trình đào tạo theo hướng đổi mới, khoa học dựa trên nhu cầu thực tiễn của địa phương, doanh nghiệp và người học. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ hợp tác tốt với các làng nghề, quản lý tốt nội dung, chương dạy học để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Có thể nói, việc thực hiện mô hình đào tạo “ Nhà trường - Làng nghề” là chủ trương đúng đắn của Đảng ủy - Ban giám hiệu nhà trường, là hướng đi mới trong công tác đào tạo của Trường MTCN, nó chứng tỏ rằng không thể đào tạo theo lối cũ, cơ sở đào tạo thụ động chờ người học mà phải chủ động sáng tạo, hướng tới người học, coi người học là trung tâm, đưa kiến thức tới người học. Đối với các làng nghề, mô hình đào tạo “Nhà trường - Làng nghề” đem lại cơ hội học tập nâng cao trình độ cho nhiều đối tượng, tận dụng được ưu thế về cơ sở sản xuất, phương tiện thực hành, thực tập, góp phần phát triển nguồn nhân lực của làng nghề.
ThS Bùi Trung Dũng - Phó phụ trách Phòng Đào tạo
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế