Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Làng nghề gốm cổ truyền Bát Tràng: Phát huy giá trị nghề gắn với phát triển du lịch
Bát Tràng có tên là Xã Bát, làng Bát từ đời nhà Trần. Trải qua gần 700 năm nay, làng nghề này vẫn giữ tên là Bát Tràng. Trong lịch sử, những loại gốm quý và độc đáo của nước ta, nổi tiếng trong và ngoài nước như gốm mem ngọc (thời Lý, Trần), gốm hoa nâu hay gốm mêm nâu (cuối thời Trần - đầu thời Lê), gốm mem rạn (thời Lê - Trịnh) và gốm hoa lam (cuối thời Lê - thời Nguyễn) đều đã được sản xuất ở Bát Tràng. Từ cuối thời Trần đến thời Lê và đầu thời Nguyễn, một khối lượng lớn đồ gốm các loại của Bát Tràng đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực như: Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và một số nước châu Âu như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... Có thể nói, gốm sứ Bát Tràng là một trong những mặt hàng được người nước ngoài ưa chuộng.
Với bàn tay tài khéo của thợ gốm Bát Tràng đã tạo ra những sản phẩm: độc bình, chân đàn, đôn, bình vôi, nậm rượu, chóe, ấm… bằng gốm men ngọc, men rạn, men hoa lam…độc đáo. Những sản phẩm này được tạo dáng và trang trí với những con rồng, những hoa văn đắp nổi, khắc chìm hoặc trổ thủng với những màu sắc đa dạng. Men sử dụng trong chế tác các sản phẩm gốm có men trắng ngà cổ truyền và nhiều men màu khác. Trong chế tác, những nghệ nhân đã vẽ về màu sắc. Việc tìm đất, chọn nguồn đất nguyên liệu thích hợp, tạo các loại men từ tro, đất phù sa, đá màu, rỉ đồng, rủ sắt, cùng sự cải tiến kỹ thuật lò nung đã thể hiện tài năng của những nghệ nhân và thợ gốm ở làng gốm Bát Tràng qua nhiều thế hệ.
Sản phẩm của nghề gốm truyền thống được tạo ra bởi các bí quyết sản xuất và đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, được truyền từ đời này sang đời khác. Thực tế cho thấy, những sản phẩm gốm không chỉ là những vật phẩm kinh tế hay vật phẩm mỹ nghệ, biểu hiện cho sự phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa của dân tộc. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Các sản phẩm đó mang tính chất cá biệt, có sắc thái riêng, đặc trưng riêng của làng nghề và phản ánh được quan niệm thẩm mỹ, bản sắc văn hóa của người dân Bát Tràng.
Những sảm phầm gốm sứ Bát Tràng đã được thử thách qua thời gian, được chọn lọc, được thừa nhận để tồn tại và phát triển cùng với sự bổ sung lẫn nhau, trở thành những kiểu mẫu cho những sản phẩm cùng loại được sản xuất, chế tác tiếp sau đó. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ cao. Ngày nay, Gốm sứ Bát Tràng là một trong 7 làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội cùng với sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín), sơn khảm thôn Ngọ (huyện Phú Xuyên), mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ), điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), dệt lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông), gỗ mỹ nghệ Thiết Ứng (huyện Đông Anh).
Phát huy giá trị làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Với đặc điểm lịch sử văn hóa và quá trình hình thành, phát triển làng nghề. Bát Tràng có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển du lịch. Chính vì vậy, từ năm 2001, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng với mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch.
Đến năm 2004, chợ gốm Bát Tràng được thành lập và đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan. Theo ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam: Làng nghề truyền thống luôn là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Những sản phẩm đặc thù của mỗi một dân tộc thường thể hiện tài năng của các làng nghề cho nên việc phát huy giá trị của các làng nghề để phục vụ cho mục đích phát triển du lịch là điều quan trọng.
Theo số liệu thống kê, hàng năm, có trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong nước đến Bát Tràng. Với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47%; tổng sản lượng hàng năm ước đạt 200 tỷ đồng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bát Tràng.
Ông Phạm Văn May, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: Hiện nay, khách đến với Bát Tràng chủ yếu là tham quan, mua hàng tại chợ gốm, các dịch vụ giới thiệu về lịch sử văn hóa, giá trị làng nghề, dịch vụ mới hình thành chưa có tính chuyên nghiệp, chưa kết nối được các điểm tham quan. Điểm yếu của Bát Tràng là các dịch vụ du lịch mới hình thành vẫn mang tính tự phát. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu tư chưa đồng bộ, đặc biệt là các dự án đầu tư cho phát triển du kịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu…
Để phát huy hết được giá trị của làng nghề truyền thống tiêu biểu, đồng thời gắn với du lịch, cần có sự quan tâm quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư, tu bổ. Thực hiện các giải pháp duy trì sản xuất kinh doanh; bảo tồn làng nghề truyền thống phát triển thương mại dịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm gốm sứ… Hiện tại, làng gốm Bát Tràng đang liên kết với các đơn vị du lịch để triển khai nghiên cứu, xây dựng các tour đưa khách đến tham quan, giới thiệu về lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, tham quan mua hàng gốm sứ tại địa phương.
Là một làng nghề gốm sứ cổ truyền nổi tiếng tại Hà Nội và Việt Nam, Bát Tràng tự thấy ngoài việc phải phát triển nghề gốm, mình phải có các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như xu thế phát triển của xã hội:
Các sản phẩm phục vụ du lịch
Năm 2004, thành lập Chợ gốm Bát Tràng - một điểm đến lựa chọn đầu tiên cho du khách. Hiện nay, chợ gốm Bát Tràng là một trung tâm giao dịch gốm sứ lớn cho làng gốm Bát Tràng.
Năm 2005, có sản phẩm xe trâu đưa du khách tham quan làng gốm Bát Tràng (Đến 2010 dừng không khai thác nữa).
Đầu 2016, có hình thức xe điện đưa khách đi thăm quan làng gốm, đến nhà các nghệ nhân tham quan. Năm 2016, bảo tàng gốm sứ tư nhân đầu tiên được thành lập, đây cũng là một lựa chọn cho du khách.
Đầu năm 2017, xuất hiện hình thức Home Stay tại làng cổ Bát Tràng. Ẩm thực làng gốm Bát Tràng cũng được phát triển. Hình thức phổ biến cho du khách chọn lựa là tham quan gốm Bát Tràng, tìm hiểu phương thức sản xuất gốm sứ, tham gia trải nghiệm làm gốm…
Trăn trở giữ gìn và phát triển thương hiệu
Làng nghề cổ truyền Bát Tràng hiện nay phát triển được như vậy không thể phủ nhận sự quan tâm của các cấp chính quyền, cũng như sự chung sức, chung lòng của người dân làng Bát Tràng, của các nghệ nhân, thợ giỏi.
Một điểm quan trọng cần nhìn nhận là sản phẩm gốm sứ thủ công Bát Tràng vẫn đang được người tiêu dùng trong và ngoài nước quan tâm, nhu cầu sử dụng lớn. Bát Tràng nhờ vào vị thế đó mà phát triển. Một điểm đặc biệt để lập ra bộ mặt riêng cho Bát Tràng đó là thương hiệu của làng nghề. Thế nhưng việc này hiện nay đang bị “bỏ dở”, mang tiếng là làng gốm Bát Tràng nhưng lại bày bán các sản phẩm của địa phương khác, thậm chí của các nước lân cận như: Trung Quốc.
Điều đặc biệt là hiện nay, tại làng đang trưng bày nhiều sản phẩm có sự mập mờ về nguồn gốc. Do vậy, phải có sự phân hóa rõ ràng xuất xứ của sản phẩm. Một số sản phẩm nhập từ nơi khác về tuy chất lượng không thực sự tốt nhưng vẫn được dán mác Bát Tràng khiến cho thương hiệu của làng bị giảm sút trong con mắt khách du lịch. Muốn làm được điều này cần sự vào cuộc của chính những người sản xuất sản phẩm và trưng bày nó.
Nguyễn Mạnh Hùng
Giám đốc Trung tâm NC, Bảo tồn, PT gốm Bát Tràng Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế