Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với các hoạt động phối hợp với địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước
Về xúc tiến thương mại: Đã phối hợp với các địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng nam...) và Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ VHTTDL, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam... tổ chức thành công gần 300 sự kiện, như hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch, hội nghị khách hàng, hội thảo cải tiến mẫu mã sản phẩm; kịp thời tổ chức hội thảo về làng nghề với hội nhập kinh tế quốc tế, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.... Những hoạt động này đã hỗ trợ các doanh nghiệp và nghệ nhân làng nghề tiếp cận với các yêu cầu của khách hàng, tạo đầu ra cho sản phẩm.
Công tác đào tạo: Năm 2010-2011, thực hiện nhiệm vụ do Bộ LĐ&TBXH giao, đã tổ chức 118 lớp với 2610 học viên; tổng kết được 03 mô hình đào tạo có hiệu quả cao. Theo Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ KH&ĐT giao, đã mở 165 lớp với 7533 học viên. Hiện nay các mô hình đào tạo đang tiếp tục được triển khai tại các địa phương với số đông học viên thuộc các làng nghề, góp phần nâng cao số lượng thợ thủ công được đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hiện các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.
TS. Tôn Gia Hoá - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (thứ 2 từ trái qua) và ông Nguyễn Văn Lâm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại Sự kiện của Công ty VQC.
Công tác phản biện xã hội: HHLNVN đã nghiêm túc và kịp thời tham gia ý kiến góp ý xây dựng Hiến pháp 2012, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời đóng góp ý kiến vào nhiều văn bản liên quan đến làng nghề của các cơ quan quản lý nhà nước, tham gia Hội đồng quốc gia phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp quốc gia; v.v… Những hoạt động phản biện xã hội đã tạo điều kiện cho các hội viên tiếp cận với các chính sách, chế độ của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và được hưởng các ưu đãi nghề nghiệp...
Công tác tôn vinh, khen thưởng: Từ năm 2007 đến nay, HHLNVN đã phong tặng danh hiệu cho 490 nghệ nhân, 61 thợ giỏi, 59 làng nghề tiêu biểu. Đặc biệt, từ năm 2010 đến 2016, Nhà nước đã tiến hành 3 lần phong tặng nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú, đến nay đã có 17 nghệ nhân nhân dân và 100 nghệ nhân ưu tú, trong đó 14 nghệ nhân nhân dân; 63 nghệ nhân ưu tú là thành viên của HHLNVN. Đặc biệt, năm 2015 – 2016, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập HHLNVN đã phong tặng 89 danh hiệu “Bảng vàng gia tộc nghề truyền thống” thuộc 25 dòng họ ở 21 tỉnh thành. Những hoạt động này đã tạo nên một không khí phấn khởi đối với nghệ nhân và các doanh nghiệp làng nghề, khơi dậy lòng say mê nghề nghiệp, thúc đẩy tinh thần sáng tạo, giúp các doanh nghiệp và nghệ nhân tìm được cảm hứng trong lao động nghề nghiệp.
Hoạt động đối ngoại: Đã tổ chức và phối hợp thực hiện các đoàn triển lãm, khảo sát và làm việc tại một số nước thuộc EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, đồng thời làm việc với nhiều đoàn nước ngoài cũng như khảo sát trực tiếp tại một số làng nghề để giới thiệu sản phẩm và đặt quan hệ hợp tác. Một số sản phẩm của các làng nghề đã được trưng bày và bán ở nước ngoài nhờ các hoạt động này, đây là sự cố gắng của các hội viên trong điều kiện nguồn kinh phí hoạt động đối ngoại rất eo hẹp.
Công tác truyền thông: thường xuyên viết bài giới thiệu làng nghề tại các báo, như báo Nhân Dân, Hà Nội mới, Tạp chí Công Thương... Năm 2011, xuất bản “Thời báo Làng nghề Việt” ra hàng tuần, nội dung phong phú; năm 2014, có thêm Trang thông tin điện tử Làng nghề Việt. Trong những năm gần đây, chủ đề về “Làng nghề Việt Nam” đã có mặt hầu như trên khắp mặt báo giấy cũng như báo điện tử, điều này chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đến khu vực “Làng nghề”, đồng thời cũng chứng tỏ nỗ lực của các làng nghề từng bước khẳng định vị trí của mình trong phát triển mọi mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Những hạn chế và tồn tại
Hệ thống các văn phòng đại diện của HHLNVN còn mỏng và chưa đủ mạnh để huy động sự tham gia tích cực của đội ngũ hội viên đông đảo tại các địa phương, từ đó chưa tranh thủ được nhiều sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền các cấp.
Chưa duy trì được mối liên hệ thường xuyên với các nghệ nhân và các tổ chức hội viên ở một số địa bàn xa Hà Nội.
Các “Trung tâm” và “Câu lạc bộ” hoạt động chưa đều tay, có trung tâm gặp nhiều khó khăn trong hoạt động...ảnh hưởng đến những hoạt động chung của Hiệp Hội.
Là một Tổ chức xã hội tự nguyện, cơ sở vật chất của HHLNVN còn rất thiếu thốn, thiếu cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ... ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động phối hợp với các Bộ, Ngành từ Trung ương đến các địa phương.
Những hoạt động trọng tâm trong thời gian tới
Trước hết cần nỗ lực từng bước khắc phục những hạn chế và tồn tại đã nêu ở trên để nhờ đó tăng cường phối hợp có hiệu quả với các địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước. Những nỗ lực của Hội viên HHLNVN sẽ nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thích đáng của các cấp chính quyền.
Phát triển thêm nhiều các đơn vị thành viên có năng lực, đủ khả năng tiếp nhận các dự án đào tạo của Tổng cục dạy nghề, Chương trình Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng như đủ năng lực tham gia các dự án trong các chương trình Khuyến công (Bộ Công Thương) và chương trình xây dựng nông thôn mới (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Đặc biệt trong thời gian tới, HHLNVN động viên các hội viên trong cả nước tích cực tìm hiểu và hăng hái tham gia Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của Nhà nước. Đây là một chương trình với ba nguyên tắc thực hiện rất phù hợp với những yêu cầu thực tế nhằm bảo tồn và phát triển Làng nghề ở Việt Nam, đó là: “Hành động địa phương hướng đến toàn cầu; Tự lực, tự tin, sáng tạo; Đào tạo nguồn nhân lực”.
Để có thể nhanh chóng tiếp cận và tham gia trực tiếp những nội dung của chương trình OCOP thì chúng ta cần chú ý thực hiện một số giải pháp sau:
- Giải pháp thông tin truyền thông: Phát huy thế mạnh của mạng lưới hội viên rộng khắp trong cả nước, hệ thống các văn phòng đại diện ở 3 miền cùng tờ báo “Làng nghề Việt” và các trang thông tin điện tử... thường xuyên cập nhật thông tin những nội dung, mục tiêu, phương thức hoạt động... của chương trình, cũng như trang bị những kiến thức cần thiết cho các hội viên để có thể tham gia ngay từ đầu các hoạt động của chương trình ở các địa phương.
- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo nghề và nghiệp vụ quản lý, kinh doanh thông qua việc thực hiện các dự án phối hợp với các Bộ Ngành, trong thời gian tới cần đặc biệt quan tâm mở các lớp dạy nghề theo phương thức truyền nghề, cha truyền con nối, tạo nên những ý tưởng sáng tạo trong chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đặc trưng của mỗi vùng miền.
- Giải pháp về phát triển sản phẩm: Các Trung tâm chức năng của HHLNVN cần có những hoạt động hỗ trợ hội viên trong khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm, chú ý đến những đặc trưng khác biệt của mỗi địa phương, nâng cao giá trị văn hóa trong mỗi sản phẩm. Phát huy tính sáng tạo của mỗi nghệ nhân, khai thác tinh hoa nghề truyền thống, xây dựng “Câu chuyện về sản phẩm” tạo nên nét riêng biệt, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tổ chức các cuộc thi sản phẩm thủ công thường niên cũng sẽ kích thích tính sáng tạo, tìm tòi hướng phát triển mới cho các sản phẩm.
- Giải pháp về khoa học công nghệ: Để tạo ra các sản phẩm mới hoặc hoàn thiện các sản phẩm truyền thống thì việc áp dụng các công nghệ mới, sử dụng năng lượng sạch, quy hoạch bố trí lại sản xuất... là những yếu tố kỹ thuật và quản lý cũng rất cần quan tâm để bớt nguồn chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu...
- Giải pháp về xúc tiến thương mại: một trong những hoạt động của HHLNVN được các hội viên tích cực ủng hộ và nhiệt tình tham gia đó là việc tổ chức các hội chợ, triển lãm kết hợp với các dịp lễ hội ngay tại các làng nghề hoặc các khu vực đô thị tập trung, tạo điều kiện quảng bá sản phẩm, tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo nên những liên kết sản xuất kinh doanh mới, phù hợp với năng lực của các hội viên.
- Giải pháp phát triển du lịch làng nghề: Phát triển làng nghề theo hướng du lịch chắc chắn sẽ đưa đến nhiều cơ hội nhất là đối với những làng nghề truyền thống. Cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống của cư dân và hoạt động nghề thủ công... chính là những “tài nguyên” cần khai thác triệt để nhằm quảng bá du lịch trong nước và quốc tế.
Việc cần quan tâm trước hết là giữ môi trường trong sạch, phát huy ý thức cộng đồng thông qua việc thực hiện các “hương ước” ở làng, xã...
Vận động các hội viên là doanh nghiệp làng nghề đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, như giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông; các công trình văn hóa, xã hội phục vụ lao động làng nghề và cộng đồng dân cư nông thôn.
Việc chủ động tham gia có hiệu quả vào chương trình “Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” mà cụ thể là tham gia trực tiếp trong chương trình OCOP chắc chắn là tiền để phát triển của các làng nghề và là một cơ hội để tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa HHLNVN với các địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước.
TS. Tôn Gia Hoá
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế