Tiền Giang: Tiềm năng phát triển của Làng nghề hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu vốn là món ăn của người Tàu phiêu bạt mang theo vào vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hủ tiếu Mỹ Tho được đánh giá rất cao bởi thơm dẻo nổi tiếng, nhỏ như sợi bún, trong và giòn hơn những loại gạo khác, độ dai vừa phải góp phần làm phong phú cho ẩm thực Việt Nam.
Làng nghề hủ tiếu Mỹ Tho.
Vào tháng 12/2008, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) đã cấp Giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền cho thương hiệu “Hủ tiếu Mỹ Tho”. Tỉnh Tiền Giang cũng công nhận Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong 13 làng nghề đầu tiên của tỉnh cần đầu tư phát triển một cách toàn diện.
Tháng 6/2009, hủ tiếu Mỹ Tho được cấp giấy chứng nhận “Thương hiệu Việt” và “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam năm 2009”. Tổ Hợp tác sản xuất hủ tiếu Mỹ Tho cũng được cấp chứng nhận “Thương hiệu Việt”. Cùng với đó là vinh danh tại Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 27 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, vinh dự được nhận Bằng công nhận xác lập món ăn ẩm thực đạt giá trị ẩm thực châu Á.
Vào tháng 7-2013, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Tạp chí Thương hiệu Việt cũng đã trao giải thưởng “Cúp Vàng dấu hiệu chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng vàng của Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2013” cho sản phẩm hủ tiếu của Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho. Bên cạnh đó, món ăn này được công nhận vào TOP 100 món ẩm thực châu Á và TOP 10 món ăn đặc sản Việt Nam lần thứ 2-2014. Đây là niềm tự hào to lớn của các hộ dân Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho và cả những người yêu thích món hủ tiếu nơi đây.
Để tạo nên món hủ tiếu có hương vị riêng từ sự kết hợp hoàn hảo từ hạt gạo làm ra sợi hủ tiếu đến nồi nước súp và tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp thì việc làm nên sợi bánh hủ tiếu lại vô cùng công phu.
Đầu tiên là chọn nguyên liệu, những hạt gạo lưạ chọn lỹ càng được ngâm 1 ngày đêm để hạt nở đều. Sau đó, gạo ngâm kỹ được xay tạo thành bột. Bột gạo cho vào bồn chứa lắng lại, lọc bỏ nước trong, rồi bơm lên máy hấp, hấp chín trong vòng từ 2 đến 3 phút, sau đó đổ ra khuôn tạo thành từng tấm bánh hủ tiếu to, dài, nóng hổi. Tiếp đến, các tấm bánh được chuyển xếp lên những tấm vỉ phơi làm bằng tre rồi mang ra phơi ngoài trời nắng hoặc dùng máy sấy nếu thời tiết xấu. Khi những tấm bánh đã vừa đủ độ khô sẽ mang vào máy cắt, đây là công đoạn cuối cùng để thành sợi hủ tiếu. Sợi hủ tiếu thành phẩm được kiểm tra, đóng gói cẩn thận, và vận chuyển đi tiêu thụ.
Món hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon nức tiếng.
Trước đây, các công đoạn làm bánh hủ tiếu đều được làm bằng thủ công, vừa vất vả, cực nhọc nhưng năng suất thấp, bánh hủ tiếu làm ra không đẹp và bắt mắt. Hiện tại, Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho đã tiến hành ứng dụng kỹ thuật hiện đại để sản xuất bánh hủ tiếu vào hầu hết các công đoạn: xay bột, tráng bánh, phơi sấy, cắt và đóng gói. Nhờ vậy, đã giúp tăng năng suất sản xuất lên gấp đôi so với trước đây.
Chính việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chế biến hủ tiếu tại Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho được các lò sản xuất bánh hủ tiếu hết sức chú ý không chỉ góp phần tăng năng suất sản xuất mà đã nâng chất lượng sản phẩm, bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm tăng năng lực cạnh tranh của thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.
Sản phẩm hủ tiếu Mỹ Tho dần trở thành thương hiệu độc quyền và đáng tin cậy với thị trường tiêu thụ tại TP Mỹ Tho và một số tỉnh thành lân cận như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Lạt…cũng như đang vươn xa ra thế giới, khẳng định giá trị ẩm thực châu Á.
Do đó, việc liên kết các cơ sở sản xuất, mở rộng làng nghề, đảm bảo ổn định số lượng, uy tín về chất lượng được giữ vững tại Làng nghề Hủ tiếu Mỹ Tho là điều vô cùng quan trọng. Đồng thời, kết hợp cùng phát triển du lịch sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phát triển du lịch bền vững…
Bài và ảnh: An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới