Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 37°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 33°C Thừa Thiên Huế

Tiền Giang - Sản xuất nông sản theo hướng sạch và an toàn

LNV - Trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều mô hình sản xuất nông sản theo hướng sạch, an toàn đã được nông dân trên địa bàn tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả bước đầu.


HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong tiên phong trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC.

Khi nông dân thay đổi

Tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là "vương quốc trái cây" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích khoảng hơn 87.000 ha. Bên cạnh diện tích cây ăn trái không ngừng tăng, nông dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nông sản để chinh phục những thị trường khó tính.
Bằng sự tâm huyết trong việc khôi phục cây vú sữa - loại trái đặc sản của tỉnh, ông Lê Hồng Hải, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Mỹ Lợi A (xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè) đã cùng các thành viên trong HTX áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ những thành công bước đầu, đến nay, HTX có 20 thành viên với hơn 10 ha trồng sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ sản phẩm đảm bảo chất lượng, HTX đã kết được hợp đồng cung ứng vú sữa cho các cửa hàng trái cây sạch tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP. Hà Nội... và một số siêu thị. Từ đó, thu nhập của thành viên được cao hơn so với sản xuất theo kiểu truyền thống. Ông Hải chia sẻ: "Sản xuất theo chuẩn VietGAP giúp vú sữa đảm bảo về mặt chất lượng do tuân thủ theo quy trình kỹ thuật. Với quyết tâm sản xuất nông sản sạch, an toàn, ngày càng nâng cao chất lượng, hiện HTX đang áp dụng quy trình sản xuất hữu cơ trên cây vú sữa".


Cùng với việc xây dựng được một số mô hình sản xuất sạch, an toàn trên cây ăn trái, ở tỉnh cũng đã hình thành được vùng rau an toàn với "đầu tàu" là các HTX. Dẫn chúng tôi đi thăm những vườn rau xanh tốt của thành viên, ông Võ Thành Công, Giám đốc HTX Rau an toàn Bình Nghị (xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông) phấn khởi cho biết, hiện HTX đang có hơn 30 ha rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ chất lượng nông sản được đảm bảo, HTX đã ký kết được hợp đồng cung ứng rau an toàn cho hệ thống cửa hàng, siêu thị lớn như: Bách Hóa Xanh, Big C..., với sản lượng hơn 100 tấn/ tháng.

"Sản xuất rau an toàn giúp thành viên có thu nhập ổn định, không sợ việc giá cả lên xuống và đầu ra bấp bênh như trước. Nhờ đó, thành viên nâng cao thu nhập, sống khỏe nhờ trồng rau an toàn. Chất lượng là yếu tố hàng đầu trong quá trình sản xuất của HTX. Do đó, HTX luôn kiểm tra, nhắc nhở các thành viên đảm bảo quy trình sản xuất an toàn" - ông Võ Thành Công chia sẻ thêm.


Ứng dụng công nghệ cao (CNC)

Có thể nói, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đang là xu hướng tất yếu. Điều này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm an toàn. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số mô hình nông nghiệp CNC, bước đầu phát huy hiệu quả.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa (xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông) là một trong những đơn vị tiên phong ở tỉnh trong việc sản xuất lúa ứng dụng CNC vào năm 2017. Với 07 ha lúa ứng dụng CNC ban đầu, đến nay, HTX đã nhân rộng mô hình này được hơn 30 ha. Việc sử dụng máy cấy lúa giúp nông dân giảm lượng lúa giống so với cách gieo sạ thông thường. Năng suất của lúa sử dụng máy cấy cao hơn so với phương pháp gieo sạ thông thường. Mặt khác, khi cấy theo hàng, nông dân sẽ dễ dàng khử lẫn các loại giống khác, đáp ứng yêu cầu về chất lượng lúa giống. Ông Nguyễn Văn Nhẫn, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa cho biết, ngoài sản xuất lúa ứng dụng CNC, HTX còn kết hợp với mô hình sản xuất lúa sạch (không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Hiện diện tích sản xuất lúa sạch của HTX khoảng 80 ha. Năng suất từ bằng đến hơn so với sản xuất truyền thống. Hiện có 03 doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa sạch của HTX và đầu tư phân bón lá miễn phí cho nông dân. Nông dân bán lúa với giá cao hơn thị trường 300.000 đồng/kg, góp phần tăng lợi nhuận cho thành viên.


HTX Nông nghiệp Mỹ Lợi A đang hướng nông dân sản xuất vú sữa theo hướng hữu cơ.


Ngoài mô hình sản xuất lúa ứng dụng CNC, hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều nông dân cũng đang áp dụng một số mô hình nông nghiệp CNC như: Trồng dưa lưới trong nhà màng; trồng rau khí canh, thủy canh... HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong (xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho) là đơn vị đã mạnh dạng ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp với sản phẩm chủ lực là dưa lưới. Hiện HTX có hơn 20 thành viên trực tiếp trồng dưa lưới với diện tích 03 ha.

Theo ông Phan Thanh Phú, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong, khi trồng dưa lưới ứng dụng CNC, thành viên HTX phải tuân thủ theo quy trình sản xuất an toàn. So với sản xuất truyền thống, việc canh tác trong nhà màng rất ít phát sinh sâu bệnh nên ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, sản phẩm của HTX sản xuất ra đảm bảo sạch, an toàn khi sử dụng. HTX cam kết bao tiêu sản phẩm cho thành viên với mức giá đảm bảo cho người dân có lãi. Hiện HTX đã ký kết hợp đồng cung ứng dưa lưới cho các đối tác như: Bách Hóa Xanh, siêu thị Lotte, một số công ty cung cấp trái cây trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh... Trung bình mỗi tháng, HTX cung ứng cho thị trường khoảng 70 - 100 tấn dưa lưới. "Hiệu quả mang lại cao và thời gian thu hồi vốn nhanh là ưu điểm của mô hình này. Trung bình 1.000m2, năng suất mỗi vụ đạt khoảng 3,5 tấn. Nông dân có thể thu lời nhuận từ 40 - 50 triệu đồng. Cứ khoảng 2 đến 2,5 năm, người trồng có thể thu hồi chi phí đầu tư ban đầu" - ông Phan Thanh Phú cho biết thêm.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, thời gian qua, các mô hình nghiên cứu ứng dụng CNC tại Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Trung tâm) chuyển giao đạt kết quả tốt, áp dụng được vào thực tiễn sản xuất. Các mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng, rau ăn lá đã được Trung tâm nhân rộng sản xuất và chuyển giao cho một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các tỉnh lân cận. Trong đó, quy trình canh tác dưa lưới trong nhà màng là quy trình chuyển giao được người dân đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao, khả năng thu hồi vốn nhanh. Trong thời gian tới, công tác triển khai nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học, CNC sẽ được quan tâm và chú trọng hơn nữa trên cơ sở kế thừa các sản phẩm đã nghiên cứu thành công.

Bài, ảnh: M. Thành - C. Thắng

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đã triển khai thực hiện khai xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn thực phẩm. Theo đó, toàn tỉnh đã có 71 công ty, cơ sở, HTX với cho 58 sản phẩm (gà thịt, rau củ các loại, trái cây tươi, thịt heo, mắm tôm chà, mắm ruốc, trà mãng cầu, trứng gia cầm, gạo, chả lụa, nem, lạp xưởng...) tham gia chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm. Việc tổ chức sản xuất theo hướng an toàn tạo cơ sở để một số HTX nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi ký hợp đồng liên kết sản xuất các đơn vị cung ứng sản phẩm lớn như: Siêu thị Coop.mart, MM Mega Market, bếp ăn... Nông dân không lo đầu ra, đảm bảo lợi nhuận ổn định do HTX thu mua với giá sàn.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.

Tin khác

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh):  Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh): Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

LNV - Vài năm trở lại đây nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng có thêm nghề trồng hoa bán trong dịp tết Nguyên Đán cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, làm đẹp thêm cho một vùng quê vốn còn nghèo ở huyện Đức Thọ.
Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

LNV - Nhận thấy sát vườn nhà có diện tích mặt nước bỏ hoang, anh Trần Quốc Trường (thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã nhận thuê lại của địa phương để nuôi trồng thủy sản phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều năm loay hoay nuôi nhiều loại cá nhưng cho hiệu quả không cao, anh Trường đã tìm hiểu và quyết định chuyển sang nuôi ếch. Thay vì nuôi hoàn toàn trong chuồng và bằng thức ăn là cám chăn nuôi như nhiều mô hình khác thì anh Trường lại nuôi theo hình thức “bán tự nhiên”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

Dưa lưới Thắng Tân: Nói không với thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc

LNV - Những năm gần đây, vấn nạn “thực phẩm bẩn” đang là nỗi lo của cả xã hội, khi một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã đem ra thị trường bán những thực phẩm không rõ nguồn gốc, được ngâm, tẩm hóa chất, phun chất kích thích sinh trưởng…
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất kh
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Sự thay đổi của vùng đất bãi thành điểm du lịch cộng đồng

Sự thay đổi của vùng đất bãi thành điểm du lịch cộng đồng

LNV - Từ một vùng đất ven đô chủ yếu làm nông nghiệp và thủ công nghiệp, Giang Biên (quận Long Biên, Hà Nội) là địa điểm mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách với các mô hình du lịch, sản phẩm nông nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động