Thường Tín phát huy thế mạnh “đất trăm nghề”
Nhắc đến làng nghề của Thường Tín không thể không kể đến làng nghề gỗ xã Vạn Điểm. Là người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, anh Hoàng Kỳ Tài, thôn Vạn Điểm chia sẻ: Với khoảng 2.000m2 nhà xưởng, đến nay sản phẩm đồ gỗ của anh xuất bán đi khắp các tỉnh, TP trong cả nước. Hằng năm, xưởng gỗ của anh xuất xưởng hàng nghìn sản phẩm các loại, doanh thu hàng chục tỷ đồng và tạo việc làm cho 30 lao động với thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng. Theo thống kê của UBND xã Vạn Điểm, toàn xã có hơn 2.200 hộ, trong đó có 70% hộ làm nghề gỗ, đóng góp 70% tổng thu nhập của xã.
Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề xã Duyên Thái.
Trước những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường trong thời kỳ hội nhập, nghệ nhân các làng nghề của Thường Tín đã sáng tạo ra nhiều mặt hàng mới và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất. Theo đó, một số sản phẩm làng nghề của Thường Tín đã xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc... Trên toàn địa bàn hiện có 35 nghệ nhân được công nhận, trong đó 3 nghệ nhân Nhân dân, 5 nghệ nhân ưu tú, 27 nghệ nhân Hà Nội.
Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện có 126 làng nghề truyền thống, trong đó 48 làng được công nhận làng nghề. Tiêu biểu như làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm, cây cảnh Vân Tảo, sinh vật cảnh Hồng Vân, sơn mài Duyên Thái, thêu tay Quất Động, bông len làng Trát Cầu, xã Tiền Phong...
Trong các làng nghề có khoảng 13.000 cơ sở sản xuất và hàng trăm DN tư nhân. Những năm qua, phát triển làng nghề ở Thường Tín đã gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.
Cùng với đó, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Để làng nghề phát triển, cùng với tăng cường công tác quản lý DN trong cụm công nghiệp, năm 2018, Thường Tín xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 03-NQ/HU về phát triển nghề thủ công truyền thống; xây dựng thương hiệu làng nghề truyền thống, như: Hoa cây cảnh Nội Thôn, xã Vân Tảo; lưới cước ở Trần Phú, xã Minh Cường; nhãn hiệu tập thể chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu, xã Tiền Phong.
“Đặc biệt, sự phát triển của làng nghề là nguồn lực rất lớn cho các địa phương hoàn thiện tiêu chí xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Từ năm 2021 đến nay, huyện Thường Tín đã triển khai xây dựng NTM nâng cao ở 8 xã và NTM kiểu mẫu ở 2 xã, như: Hồng Vân, Duyên Thái, Văn Bình… Ngoài sự hỗ trợ của TP, chương trình xây dựng NTM của Thường Tín đã huy động nguồn vốn khá lớn từ xã hội hóa, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ các làng nghề và DN làng nghề trên địa bàn” - ông Nguyễn Xuân Minh khẳng định.
Tiếp sức cho làng nghề
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường tín Từ Đức Mạnh cho biết, 9 tháng năm 2022, tổng giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng đạt 14.315 tỷ đồng, đạt 63,5% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với năm 2021. Trong đó, riêng tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 11.305 tỷ đồng, đạt 64,2% so với kế hoạch năm, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng giá trị thương mại - dịch vụ đạt 11.173 tỷ đồng, đạt 70,2% kế hoạch năm, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tín hiệu đáng mừng sau thời gian dài phải thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Để giúp sức cho làng nghề vượt qua khó khăn, huyện đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các nghề: Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái), thêu Thường Tín, chăn, ga, gối đệm Trát Cầu (xã Tiền Phong).
Thời gian qua, Sở Công Thương còn hỗ trợ xây dựng 6 thương hiệu làng nghề: Đồ gỗ cao cấp Vạn Điểm (xã Vạn Điểm), điêu khắc Nhân Hiền (xã Hiền Giang), lưới cá Trần Phú (xã Minh Cường), hoa cây cảnh Hồng Vân, hoa cây cảnh Nội Thôn (xã Vân Tảo), mộc mỹ nghệ Phúc Trạch (xã Thống Nhất).
Cũng theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường tín Từ Đức Mạnh, năm 2022, huyện tổ chức 24 lớp khuyến công để đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động.
Đồng thời, tổ chức thi tay nghề giúp nghệ nhân có thêm "sân chơi", tạo ra sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, các đơn vị phối hợp với các xã và hiệp hội làng nghề triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dân, cơ sở sản xuất xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực quản lý, đầu tư thiết kế mẫu; chuẩn bị các điều kiện khôi phục sản xuất sau 2 năm phòng, chống dịch.
Chủ tịch UBND xã Hòa Bình Hoàng Văn Thắng thông tin: Để hỗ trợ làng nghề truyền thống trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn, xã khuyến khích hộ dân làng nghề chuyển từ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang các sản phẩm tiêu thụ nội địa và đẩy mạnh quảng bá, bán hàng trực tuyến. Về lâu dài, huyện và xã đặt mục tiêu phát triển kinh tế làng nghề theo hướng thân thiện với môi trường, khai thác hiệu quả du lịch làng nghề gắn với truyền thống văn hóa, khoa bảng của địa phương.
Liên quan đến nội dung này, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản cho biết, huyện tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Đồng thời, tạo điều kiện về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nhằm phát huy các thương hiệu sản phẩm đã có; ưu tiên xây dựng thương hiệu tập thể cho một số làng nghề. Đồng thời gắn phát triển kinh tế làng nghề với chương trình xây dựng NTM và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của huyện.
Từ đầu năm 2022 đến nay, DN trên địa bàn huyện Thường Tín đã đóng góp vào tổng thu ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, cộng đồng DN, doanh nhân trên địa bàn còn tích cực hưởng ứng các phong trào của huyện, như: Toàn dân đoàn kết chung tay xây dựng NTM, đóng góp, chung sức cùng huyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chương trình giảm nghèo, ủng hộ các gia đình chính sách, trẻ em khuyết tật... góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
"Toàn huyện có khoảng 2.200 DN, trong đó đa số là DN ngoài quốc doanh quy mô nhỏ và vừa. Các DN tạo việc làm cho 25.000 lao động, với riêng DN hoạt động trong các cụm công nghiệp thu hút, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần ổn định đời sống. Năm 2021 - 2022, có 138 DN tham gia ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 huyện với số tiền 4 tỷ đồng." - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp huyện Thường Tín Ngô Văn Trọng
Bài và ảnh Nguyễn Trường
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024: Hội tụ hàng nghìn sản phẩm đặc sắc
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Nghề làm bánh tráng Tuý Loan là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
11:12 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề
13:49 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoạ sĩ trẻ đam mê nghệ thuật sơn mài truyền thống
13:48 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống Minh Khai có nhiều sản phẩm OCOP
13:43 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống