Thừa Thiên – Huế: Khởi nghiệp gắn với sản phẩm truyền thống
Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có gần 100 làng nghề, trong đó có hơn 30 làng nghề truyền thống lâu đời như đúc đồng Phường Đúc, nón lá Phủ Cam, mây tre đan Bao La, điêu khắc Mỹ Xuyên... Đây là kho tàng tri thức nghề và di sản văn hóa phong phú để phát triển du lịch làng nghề.
Sản phẩm hoa giấy tại làng nghề Thanh Tiên - Huế
“Làm mới” các sản phẩm truyền thống
Thương hiệu bao đời vẫn vậy, nhưng xu hướng người tiêu dùng thì ngày một thay đổi. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức với các sản phẩm truyền thống.
Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên – nổi tiếng bậc nhất khu vực Thừa Thiên Huế với tuổi đời lên đến hơn 300 năm. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng hoa giấy ngày càng giảm mạnh do khó bắt kịp và hòa nhập với xu thế của xã hội mới – đây là một thách thức chung với những làng nghề nghệ thuật truyền thống. Thực trạng này kéo theo thu nhập bấp bênh, thiếu ổn định khiến Thanh Tiên không đủ sức giữ chân người trẻ trong làng. Những người còn ở lại đa phần là nghệ nhân cao tuổi hoặc các nhóm học sinh, sinh viên làm thời vụ kiếm thêm những khi rảnh rỗi.
Ông Hồ Thắng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
Quan sát và nhận thấy tiềm năng bên trong những bông hoa giấy chưa được khai thác đúng cách, Phan Ngọc Hiếu (1989) – Cô gái trẻ đã từ bỏ công việc Ngân hàng với mức thu nhập ổn định, quyết định thử nghiệm kết hợp với nhiều bộ môn nghệ thuật khác với quyết tâm đưa hoa giấy truyền thống hòa nhập được với nhịp sống hiện đại. Và thế là sáng kiến “Tranh – Hoa giấy” đã được tạo ra với thương hiệu Maypaperflower. Sản phẩm Tranh – Hoa giấy vừa đủ hiện đại để kết hợp vào các sản phẩm nội thất ứng dụng trang trí trong gia đình, vừa đủ tinh tế để nổi bật lên những giá trị nghệ thuật của xứ Huế.
Maypaperflower làm ra những bông hoa giấy có chứa yếu tố mỹ thuật đương đại, theo phương pháp mới biến những giá trị cũ trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn. Các sản phẩm của Maypaperflower không chỉ được người dân trong khu vực Thừa Thiên Huế yêu thích mà nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các tỉnh thành trong nước hay thậm chí là cả quốc tế.
Năm 2020, dự án hoa giấy của Ngọc Hiếu đã đạt giải A trong cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Cột mốc này rất có ý nghĩa khích lệ với sự phát triển của Maypaperflower sau rất nhiều những đánh đổi để có được thành công bước đầu như ngày hôm nay.
Maypaperflower – sản phẩm truyền thống Huế
Thực hiện tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Định hướng thực tiễn phát triển công nghiệp sáng tạo cho các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, bảo tồn các giá trị văn hóa của tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách và các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai.
Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, một trong những thuận lợi kích thích hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng lan tỏa, đó là cộng đồng doanh nghiệp, các startup không chỉ "tự lực cánh sinh" mà còn được Nhà nước, các tổ chức, dự án trong và ngoài nước rất quan tâm.
Trong đó phải kể đến những chương trình, đề án, đối tác hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được triển khai trên địa bàn trong thời gian qua như Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia” (Đề án 844),…
Không chỉ được hưởng lợi từ những chương trình, đề án trên, tỉnh cũng quy tụ được hệ thống các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu trên địa bàn, cơ sở ươm tạo tham gia hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp như: Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế, Trung tâm Đổi mới sáng tạo - Trường cao đẳng Công nghiệp Huế, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế - Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh, Công ty CP Tư vấn và Đầu tư cộng hưởng, Câu lạc bộ Khởi nghiệp Huế cùng các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ... Đây được xem là "cánh tay nối dài" giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn và định hướng cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phát triển đúng hướng, phù hợp thị trường để từ đó nâng cao năng lực, tiến đến thương mại hóa sản phẩm, dịch vụ, gọi vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư, doanh nhân.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thành lập Quỹ Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, kênh thiết chế quan trọng nhằm hỗ trợ, kết nối về tài chính các tổ chức, nhóm cá nhân, cá nhân trong việc đầu tư phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp. Thông qua thành lập Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã kết nối mạng lưới nhà đầu tư cá nhân, DN và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trong khuôn khổ ngày hội “Đổi mới sáng tạo cho các sản phẩm truyền thống Huế năm 2022” tổ chức ngày 6/10, chia sẻ về phương hướng thúc đẩy khởi nghiệp sản phẩm truyền thống, đại diện Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế cho biết “Để sản phẩm truyền thống phát triển, trước hết, phải tăng cường việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến đầu tư nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm có tính ổn định và lâu dài. Do hầu hết làng nghề có quy mô nhỏ lẻ, nên để phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự phối hợp, liên kết các làng nghề trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, ứng dụng công nghệ nhằm hướng sản xuất hàng loạt, giảm giá thành sản phẩm phục vụ nhu cầu khách du lịch đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; Dựa trên chất liệu truyền thống, không ngừng sáng tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng, hướng tới thị trường quốc tế”.
Bài, ảnh: Hoàng Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới