Tháo gỡ những rào cản pháp lý về năng lực tài chính để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển và hội nhập quốc tế

Tạp chí Làng nghề Việt Nam! Cơ quan Trung Ương Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam, Tiếng Nói Của Các Làng Nghề, Nghệ Nhân Cả Nước
Sau 30 năm đổi mới, vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế đất nước từng bước được định hình và khẳng định trong các văn kiện của Đảng. Về mặt Nhà nước, những quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân từng bước được thể chế hóa trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trên nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Theo đó, những cơ sở thủ công mỹ nghệ hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH) về cơ bản có nhiều thuận lợi, nhất là về cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn vốn. Các cơ sở thủ công mỹ nghệ hoạt động dưới hình thức hộ gia đình cũng được bảo đảm về mặt pháp lý trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành như: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách tạo việc làm và quỹ quốc gia tạo việc làm; Các thông tư hướng dẫn một số điểm cụ thể của các nghị định này. Có thể khẳng định rằng, hành lang pháp lý nói chung, về góc độ tiếp cận các nguồn vốn nói riêng của ngành TCMN đã được cải thiện đáng kể, cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn tốt hơn cho ngành TCMN tiếp tục phát triển. Theo thông tin từ Bộ NN& PTNT, ngành TCMN đã thu hút khoảng 11 triệu lao động và hằng năm đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 1,7 tỷ đô la.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta tiếp tục mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, trở thành thành viên của nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, theo đó đi đôi với cơ hội mở ra cũng đã và đang xuất hiện nhiều thách thức không nhỏ đối với tương lai phát triển của ngành TCMN trên con đường hội nhập. Điểm hạn chế chung của ngành TCMN nước ta là quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, chủ yếu dựa trên nền tảng hộ gia đình là chủ yếu. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ phía Nhà nước, các tổ chức tín dụng, thị trường vốn, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước rất hạn chế. Do quá trình hình thành và phát triển gắn bó với khu vực nông thôn, ngành TCMN chịu nhiều ảnh hưởng của tư duy sản xuất tiểu nông nhỏ lẻ, dựa trên kinh nghiệm của những cá nhân (nghệ nhân, thợ cả) nên việc tiếp thu những vấn đề mới, vấn đề có tính đột phá về đầu tư, về thay đổi quy trình sản xuất, mẫu mã sản phẩm.v.v thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các lĩnh vực khác.


Luật sư Lê Việt Trường.


Năng lực tài chính của ngành TCMN

Năng lực tài chính của ngành TCMN gồm năng lực huy động các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, năng lực sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được, năng lực chống đỡ rủi ro, năng lực quản lý tài chính nội bộ. Do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ trong phạm vi hộ gia đình, vì vậy năng lực tài chính của ngành TCMN chủ yếu bao gồm vốn của chủ cơ sở sản xuất, một phần vay của các tổ chức tín dụng và vốn vay thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Theo nhiều báo cáo chính thức của cơ quan quản lý chuyên ngành về TCMN và phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, hầu hết các cơ sở sản xuất TCMN trong cả nước đều gặp khó khăn về vốn. Đây là rào cản lớn nhất đối với ngành TCMN trên con đường tiếp tục đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.
Cần tháo gỡ những rào cản pháp lý

Với mục đích hỗ trợ, nâng cao năng lực tài chính cho ngành TCMN phát triển và hội nhập, Nghị định 52/2018/NĐ-CP đã quy định về đầu tư, tín dụng (Điều 8) đối với ngành nghề nông thôn, trong đó có ngành TCMN: “(1) Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công. (2) Được áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. (3) Được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật”.

Về lý thuyết, ngành TCMN được hưởng khá nhiều chính sách về huy động vốn cho sản xuất kinh doanh như quy định trên của pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ sở sản xuất TCMN luôn gặp khó khăn về vốn, vì để thụ hưởng các nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định 52 về đầu tư, tín dụng đòi hỏi đối tượng thụ hưởng phải bảo đảm những tiêu chí và quy trình thủ tục cụ thể khá phức tạp, nhiều trường hợp đã trở thành rào cản đối với hộ gia đình khi tiếp cận các nguồn đầu tư, tín dụng mà pháp luật quy định. Tình hình đó do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, chưa có sự thống nhất về định danh ngành thủ công mỹ nghệ trong hệ thống pháp luật. Thực tế, ngành TCMN vẫn được hiểu nằm trong khái niệm ngành nghề nông thôn và đã được thể chế hóa về mặt nhà nước tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Hơn nữa, về pháp lý Hộ gia đình làm nghề TCMN là chủ thể chỉ có tư cách pháp nhân hạn chế trong một số quan hệ dân sự nhất định (quan hệ về đất đai, bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy). Mặt khác, quy định của BLDS về trách nhiệm của người đại diện hộ gia đình trong giao dịch dân sự (khoản 2 Điều 138) lại chưa có quy định cụ thể việc xác lập chủ hộ mang tính pháp lý nên việc thỏa thuận cử người đại diện hộ gia đình tham gia giao dịch dân sự theo ủy quyền rất linh hoạt. Vấn đề sổ đỏ của hộ gia đình cũng rất phức tạp khi một số thành viên trong hộ trưởng thành đã tách hộ nhưng vẫn để chung sổ đỏ. Tới đây, nếu dự thảo Luật cư trú sửa đổi được Quốc hội thông qua (cuối năm 2020) khả năng lớn sẽ bỏ sổ hộ khẩu giấy, việc xác định chủ hộ sẽ linh hoạt hơn, tùy mỗi hộ lựa chọn một trong số thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự, khi đó vấn đề đại diện hộ gia đình trong các giao dịch dân sự còn phức tạp hơn, nhất là khi giao dịch phát sinh quyền và nghĩa vụ tài sản.

Thứ hai, quy định của pháp luật có nhưng thiếu cụ thể, thiếu khả thi, một số quy định thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên ngành thủ công mỹ nghệ chỉ có thể thụ hưởng các chính sách trên giấy. Quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 52 về đầu tư, tín dụng ngành nghề nông thôn được “Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công” hoàn toàn thiếu tính khả thi, vì với quy mô sản xuất hộ gia đình là chủ yếu, ngành TCMN không thể có được các dự án nhóm A, nhóm B hoặc nhóm C như Luật đầu tư quy định. Tương tự như vậy, khoản 3 Điều 8 của Nghị định về tiếp cận nguồn vốn từ các Quỹ quốc gia tính khả thi cũng thấp, vì hộ gia đình sản xuất thủ công mỹ nghệ khó có thể bảo đảm đủ các tiêu chí và năng lực thực hiện theo quy trình thủ tục để được vay vốn từ các quỹ Quốc gia mà Nghị định đã viện dẫn.

Thứ ba, một số quy định của pháp luật rất đúng nhưng chưa phù hợp với thực tế vô hình chung trở thành rào cản đối với ngành TCMN. Quy định về bảo vệ môi trường làng nghề gắn với việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống là một ví dụ. Sản xuất phải bảo vệ môi trường, muốn bảo vệ môi trường phải xử lý chất thải đúng quy định.v.v. Quy định này rất đúng và cần thiết cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, vốn liếng của hộ gia đình làm TCMN có hạn, xử lý chất thải thì tốn kém; Di chuyển đến khu sản xuất tập trung nơi thì thiếu quỹ đất, nơi có đất nhưng giá thuê cao hoặc quá xa bất tiện cho người dân.v.v. dẫn đến các hộ sản xuất TCMN tiến thoái lưỡng nan, làm đúng pháp luật thì họ chỉ có thể đóng cửa hoặc phá sản.

Tháo gỡ rào cản

Nhà nước cần hoàn thiện thể chế đảm bảo thống nhất định danh và địa vị pháp lý cho ngành TCMN. Đây là loại ngành nghề có sự phát triển lâu đời. Trong tương lai ngành TCMN dù phát triển đến đâu thì vẫn phải mang đầy đủ tính đặc thù vốn có của nó là sản phẩm được tạo tác chủ yếu bởi bàn tay và óc thẩm mỹ của người thợ, các nghệ nhân có sự hỗ trợ của công cụ, máy móc một số công đoạn. Nếu ứng dụng khoa học, công nghệ để sản xuất hàng loạt, không còn yếu tố bàn tay, óc thẩm mỹ sáng tạo của người thợ, nghệ nhân thì không còn là sản phẩm TCMN.

Xác định địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân của hộ gia đình sản xuất TCMN tạo thuận lợi để hộ gia đình tham gia các quan hệ dân sự được thuận lợi, có điều kiện nâng cao năng lực tài chính của mình. Tại kỳ họp thứ IX vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp sửa đổi và đã tiếp thu ý kiến của đông đảo người dân không đưa hộ gia đình kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật. Hộ gia đình kinh doanh nói chung, hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN nói riêng cần có một văn bản quy phạm pháp luật riêng, điều chỉnh là rất thỏa đáng, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, không thể nóng vội, áp dụng dập khuôn máy móc kinh nghiệm của các nước khác. Bảo đảm địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân cho hàng triệu hộ sản xuất kinh doanh sẽ đem lại lợi ích to lớn cho đất nước về thu ngân sách, việc làm và sự ổn định xã hội.

Cải cách đơn giản hóa quy trình, thủ tục tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, các quỹ hỗ trợ quốc gia, các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước để hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN có thể trở thành bạn hàng thân thiết của các tổ chức tín dụng, gắn kết giúp nhau cùng phát triển. Ở chiều ngược lại, các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần chủ động hỗ trợ hộ gia đình trong việc xây dựng hồ sơ vay vốn.
Cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị-xã hội trong việc bảo lãnh cho hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN vay tín chấp. Với quy mô sản xuất kinh doanh hộ gia đình, việc vay vốn bằng đảm bảo tài sản rất khó khăn, do đó cứu cánh đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh TCMN là phương thức vay tín chấp. Điều này đòi hỏi sự chủ động từ 2 phía: hộ gia đình và đại diện các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội nghề nghiệp. Tuy nhiên đề bảo đảm sự gắn kết giữa các chủ thể này rất cần vai trò của chính quyền địa phương các cấp trong việc bảo đảm và thúc đẩy bằng những chủ trương, cơ chế, chính sách cụ thể trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Luật sư Lê Việt Trường- Nguyên Phó chủ nhiệm
Ủy ban Quốc phòng - An ninh Quốc Hội

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

Tướng Hoàng Đan kể về buổi chiều 30/4/1975

LNV - Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024)
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam

LNV - Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”. Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024).
Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thanh Hóa: Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LNV – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký Công văn số 5653/UBND-CNTT về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động