Khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển

LNV - Năm mới 2021 cùng với Tết cổ truyền Tân Sửu đã đến, mở ra niềm tin và hy vọng. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã quyết định những chủ trương, đường lối rất quan trọng đưa đất nước ta phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới. Làng nghề chúng ta cần phát huy mọi tiềm năng, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, tiến lên đạt nhiều thành tích mới.
KHAI THÁC NHỮNG THUẬN LỢI MỚI

Ngày 28/12/2020, phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hiệu triệu “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam”. Đối với làng nghề chúng ta, đó là đó là khát vọng phát triển bền vững, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát triển phồn vinh của đất nước. Cần thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người lao động, vừa khai thác và tận dụng tốt các nguồn lực để phục hồi và phát triển làng nghề có hiệu quả hơn nữa. Xin điểm qua một số nguồn lực mà làng nghề chúng ta cần khai thác.

Một là, nguồn lực từ việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do.


Đường hoa Nguyễn Huệ TP.Hồ Chí Minh


Đến hết năm 2020, 13 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta ký kết có hiệu lực thi hành. Các FTA này phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn thế giới. Đáng chú ý là năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nước ta đạt 543,9 tỷ USD; Trong khi đó, GDP đạt 340,6 tỷ USD; Hai con số này cho thấy kinh tế nước ta là một nền kinh tế mở, tạo ra khả năng to lớn về xuất khẩu mà làng nghề chúng ta cần khai thác.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các FTA chỉ nhằm cắt giàm các sắc thuế và hạn ngạch nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hàng hóa nước ta vào các thị trường ấy, song họ cũng lại có thể có những hàng rào phi thuế quan để bảo vệ hàng hóa nước họ. Vì vậy, điều quyết định là các làng nghề nước ta phải nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng đúng nhu cầu, quy định của các thị trường ấy.

Để khai thác thuận lợi do các FTA mang lại, các cơ quan nhà nước đang thực hiện nhiều hoạt động để giới thiệu nội dung cụ thể của từng FTA cho các doanh nghiệp, đồng thời chuẩn bị sẵn các phương án phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, đối với chúng ta, đang có trên 5.400 làng nghề, trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống; Mỗi làng có nghề thủ công mỹ nghệ khác nhau và mỗi nghề cũng có cơ hội gia nhập thị trường khác nhau. Chính vì vậy, cần có sự hướng dẫn chi tiết, sát với mỗi nghề và đáp ứng đúng yêu cầu của mỗi thị trường. Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chúng ta cần kết hợp với các cơ quan nhà nước liên quan triển khai những biện pháp thích hợp, hướng dẫn cụ thể (như tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mô hình…) đi sâu vào từng ngành nghề để các cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề nắm được và vận dụng.

Hai là, tiếp cận các biện pháp trợ giúp của Nhà nước.

Từ nhiều năm nay, Nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp trợ giúp các doanh nghiệp, trong đó có cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, như thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, v.v… Khi đại dịch Covid-19 gây ra những tác hại to lớn đối với nền kinh tế, Chính phủ đã có hàng loạt các giải pháp về tài khóa và tiền tệ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; Nền kinh tế cũng đã được thụ hưởng những hỗ trợ “hồi sức” cần thiết để duy trì và thích ứng với tình hình mới. Riêng số tiền mà ngành tài chính đã triển khai miễn, giảm, giãn thuế, phí và lệ phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong năm 2020 đã lên đến 124.000 tỷ đồng. Ngân hàng cũng giảm lãi suất tín dụng từ 1,5 – 2%. Chính phủ có gói hỗ trợ lần một là 62.000 tỷ đồng giúp các cơ sỏ gặp khó khăn; Đồng thời chuẩn bị gói hỗ trợ lần hai với kinh phí khoảng 18.600 tỷ đồng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai cũng sẽ tạo điiều kiện cho các làng nghề phát triển thêm nhiều sản phẩm mới...


Hiệp hội chúng ta nên nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, các đề án, chương trình… của Nhà nước, có các giải pháp giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề được tiếp cận và thụ hưởng, để các hỗ trợ ấy được thực hiện “đúng” và “trúng” địa chỉ, thực sự giúp cơ sở làng nghề giảm bớt khó khăn, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

BIẾN KHÁT VỌNG THÀNH HÀNH ĐỘNG HIỆU QUẢ

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã để ra yêu cầu khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2025, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trong làng nghề chúng ta, khát vọng phát triển ấy phải được thấm nhuần sâu sắc trong từng cơ sở sản xuất kinh doanh, trong cộng đồng làng nghề, thậm chí trong từng người, nhất là lớp trẻ đang tâm huyết với làng nghề và giàu sức sáng tạo. Phải biến khát vọng thành những hành động thiết thực mang lại hiệu quả cụ thể không chỉ nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng nông thôn mới, mà còn mang ý nghĩa sâu xa là nhằm phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của dân tộc. Các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề cần tập trung sức vào việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm với những biện pháp như: Thiết kế, cải tiến mẫu mã; Xúc tiến thương mại; Ứng dụng kinh tế số; Bảo hộ sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường… Đó là những công việc lâu nay vẫn làm, song lần này cần làm với tinh thần, ý chí khát vọng vươn lên mạnh mẽ hơn, với những biện pháp đổi mới, sáng tạo để đạt hiệu quả cao hơn.

Hiệp hội cần phát huy vai trò của mình, hướng về cơ sở làng nghề, giúp cơ sở thực hiện những công việc quan trọng nói trên. Vì vậy, Hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trực thuộc, trong đó các trung tâm giữ vai trò chủ lực. Hiệp hội nên tin tưởng, tạo điều kiện, giao việc, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các trung tâm; Như vậy, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm, vừa có phần đóng góp cho Hiệp hội.

LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ

Liên kết theo chuỗi giá trị là một hình thức kinh doanh tất yếu trong kinh tế thị trường nhưng còn rất mới đối với làng nghề. Đó là do làng nghề vốn gồm chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ và vừa, sản xuất kinh doanh theo kinh nghiệm, nhà nào biết nhà ấy, sự liên kết rất yếu. Trong tình hình mới, rất cần đẩy mạnh liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị với ý chí, khát vọng phát triển mạnh mẽ để đạt hiệu quả cao hơn.

Theo các nhà nghiên cứu, chuỗi giá trị là một dãy các hoạt động làm tăng giá trị tại mỗi khâu từ nghiên cứu thiết kế mẫu mã, sản xuất và đưa sản phẩm có chất lượng đến tay người sử dụng với giá cả hợp lý. Cũng có thể hiểu chuỗi giá trị là một tập hợp tất cả các hoạt động tập trung vào việc tạo ra hoặc tăng thêm giá trị cho sản phẩm, bắt đầu từ yêu cầu của khách hàng và kết thúc với thành phẩm được tạo ra cùng với các giá trị mà khách hàng sẵn sàng chi trả.

Lâu nay, tại các làng nghề, trong các khâu nói trên, có hai khâu tạo ra giá trị nhiều nhất là nghiên cứu thiết kế mẫu mã và tiêu thụ sản phẩm thì hầu như các cơ sở sản xuất không biết đến, vì vậy đang chịu nhiều thiệt thòi. Về mẫu mã, các cơ sở thường sản xuất theo truyền thống, hoặc theo mẫu mã do khách hàng đặt làm và có khi sao chép mẫu mã trên thị trường, thiếu sáng tạo mẫu mã đặc trưng của cơ sở mình, kể cả của mỗi nghệ nhân. Về tiêu thụ, cơ sở thường giao hàng cho một doanh nghiệp đầu mối (là người đặt hàng, ứng trước vốn và thu gom hàng) với giá cả do hai bên thỏa thuận; Cơ sở làng nghề thường không nắm rõ địa chỉ nơi tiêu thụ và giá mà người tiêu thụ chi trả; Không những thế, mỗi cơ sở riêng lẻ cũng không đáp ứng được đơn hàng có khối lượng lớn, đành lỡ cơ hội kinh doanh.

Việc thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị sẽ mang lại lợi trên nhiều mặt, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa làng nghề: (i) Các khâu đều được công khai, minh bạch, cơ sở làng nghề nắm được giá trị mới tạo ra trong từng khâu; (ii) Có sự phân phối lợi nhuận hợp lý qua từng khâu, cơ sở sản xuất làng nghề không bị thiệt như trước; (iii) Nếu mỗi khâu tiết giảm được chi phí, giá bán có thể hạ, người tiêu dùng được lợi; (iv) Thời gian có thể giảm bớt; (v) Có thể đáp ứng được đơn hàng lớn của khách hàng.

Cũng xin nói thêm về loại dịch vụ hậu cần (logistic)- một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong thương mại bao gồm các hoạt động như: Chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, bao bì, đóng gói, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, vận chuyển hàng hóa ra cảng, làm thủ tục hải quan nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng một cách thuận lợi với chi phí thấp nhất. Đây là loại dịch vụ mà nước ta đang khuyến khích áp dụng; Làng nghề chúng ta nên áp dụng từng bước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ người tiêu dùng chu đáo hơn.

Với những lợi ích như trên, liên kết theo chuỗi giá trị tại các làng nghề cần được đẩy mạnh. Kinh nghiệm cho thấy, để tạo nên chuỗi liên kết, rất cần một doanh nghiệp đóng vai trò đầu tàu chủ trì; Đây là doanh nghiệp có kỹ năng quản lý, có vốn, đủ sức hướng dẫn, tạo mối quan hệ giữa các khâu của cả quá trình, nhất là đầu ra của sản phẩm. Làng nghề cũng có thể tổ chức những hợp tác xã để thực hiện liên kết đối với một số sản phẩm. Đương nhiên, việc liên kết theo chuỗi giá trị phải do cơ sở sản xuất kinh doanh và làng nghề chủ động thực hiện, song Hiệp hội cũng có vai trò trong việc tổ chức, hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm để triển khai rộng rãi.

Tết đến, Xuân về, Đại hội Đảng thành công tốt đẹp đem lại cho làng nghề nước ta niềm tin và hy vọng mới. Chúng ta cần khơi dậy ý chí, khát vọng, khai thác mọi cơ hội, khắc phục mọi khó khăn với tinh thần đổi mới sáng tạo phát triển làng nghề ngày thêm bền vững, phát huy rực rỡ hơn nữa tinh hoa văn hóa làng nghề, góp phần xứng đáng của làng nghề vào sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh trong giai đoạn mới.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích của việc bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và đã quen thuộc với nhiều khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

LNV - Bên cạnh cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải đối mặt với những thách thức lớn từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xác định là giải pháp quan trọng, là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tăng tốc và phát triển.

Tin khác

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam

LNV - Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trực tuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết. Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổ trên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giải pháp tối ưu thay thế cho phương thức mua bán truyền thống.
Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

Hà Nội phát triển làng nghề truyền thống, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa

LNV - Thành phố Hà Nội là nơi có nhiều làng nghề truyền thống với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho phát triển công nghiệp văn hóa.
Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Lợi ích bán hàng online với sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Nhiều năm qua, việc bán hàng online đã khá phổ biến với nhiều lĩnh vực và quen thuộc với khách hàng, nhưng trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ rất ít cơ sở tham gia bán hàng online. Cho đến nay, chủ yếu là các cơ sở sản xuất đồ gốm và điêu khắc gỗ bắt đầu thực hiện bán hàng online.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc kinh doanh online trên nền tảng kỹ thuật số

LNV - Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Với những ai yêu lụa Vạn Phúc khi về nơi đây như được trở lại cội nguồn với nhiều nét xưa cũ. Bao đời nay, lụa Vạn Phúc chỉ sử dụng chất liệu tơ tằm truyền thống, do bàn tay của người lao động tạo nên. Điều đáng quý là các sản phẩm ở đây được làm từ nguyên liệu tự nhiên, có nhiều ưu điểm khác hẳn với các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

Những khó khăn cần tháo gỡ của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ra thị trường quốc tế

LNV - Quyết định số: 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt nam giai đoạn 2021 – 2030” đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN lên 4 tỷ USD vào năm 2025 và 6 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, hàng loạt khó khăn lớn nhỏ cần được tháo gỡ ở mọi khu vực, từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể điểm qua một số khó khăn cần được ưu tiên tháo gỡ như sau:
Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

Đề xuất giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước ở các làng nghề

LNV - Làng nghề có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế, sự phát triển của các làng nghề cũng gây ra hệ lụy về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải làng nghề, Việt Nam cần thiết phải có các biện pháp đồng bộ từ chính sách tới giải pháp như quy hoạch lại không gian sản xuất, tổ chức tốt quy trình sản xuất, vệ sinh môi trường, tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đặc biệt là các giải pháp về kỹ thuật xử lý nước thải với mức đầu tư thấp, dễ vận hành, phù hợp với yêu cầu của làng nghề.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online, marketing cho các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề

LNV - Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sản phẩm làng nghề phải cạnh tranh rất khốc liệt về mẫu mã, chất lượng, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng thị trường, ngoài việc bán sản phẩm làng nghề tại các cửa hàng truyền thống, phương thức bán hàng on line ngày càng quan trọng mở ra hướng mới để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Để nâng cao kỹ năng bán hàng online, maketing cho sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn làng nghề cần thực hiện những bước sau đây:
Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

Thực trạng và giải pháp thương mại điện tử của các cơ sở công nghiệp nông thôn tại các làng nghề hiện nay

LNV - Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến dần dần đã trở thành những hoạt động cần thiết tại các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhất là tại các làng nghề.
Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuốn sách "Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc " của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật là cơ quan xuất bản sách lý luận chính trị Trung ương của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật đã xuất bản nhiều bộ sách, cuốn sách lý luận chính trị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đường nối chủ trương của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Kỳ vọng có thêm sản phẩm OCOP thủ công mỹ nghệ

OVN - Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, hiện nay, trên địa bình tỉnh đã có 103 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 đến 4 sao. Trong đó, có 93 sản phẩm OCOP 3 sao và 10 sản phẩm OCOP 4 sao.
Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

Tìm hiểu về phòng, chống tham nhũng và đức thanh liêm của người xưa

LNV - Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với cấu trúc hệ thống Nhà nước “Quân – Thần – Nhân”, chưa có nền dân chủ, thì tệ quan liêu, hối lộ, nhũng nhiễu, lộng quyền… là phổ biến. Song, ta hãy tìm hiểu xem trong xã hội quân chủ ấy, các triều đại, các vị vua và quan đã làm được gì để chống tham nhũng, lạm dụng chức quyền, giúp cho ổn định xã hội và quản lý Nhà nước phong kiến, cùng giảm bớt đau khổ cho muôn dân.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ V

LNV - Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập năm 2005, trải qua 4 kỳ đại hội. Hiện Hiệp hội đang hoàn thiện hồ sơ xin phép tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028 dự kiến quý IV năm 2023 tại Hà Nội.
Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội  “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội “Hội tụ - kết tinh - lan tỏa”

LNV - Hà Nội vốn nổi tiếng vùng đất “Địa linh nhân kiệt” và Hà Nội đẹp, thơ mộng không chỉ bởi vẻ đẹp của 36 phố phường mà còn nổi bật bởi những làng nghề truyền thống nổi tiếng đã đi vào trong sử sách, thơ ca. Hà Nội – mảnh đất trăm nghề hội tụ đã tạo nên giá trị của một nền văn hóa.
Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

LNV - Trong những năm qua, làng nghề, ngành nghề nông thôn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho một số bộ phận gia đình ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc phát triển các ngành nghề ở nông thôn một cách bền vững sẽ tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Kết nối văn hoá biển Quảng Ninh - Hải Phòng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

LNV - Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước; đứng thứ hai trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Cùng với thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng là một trong ba đầu tầu thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng. Trong sáng kiến hợp tác kinh tế “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, thành phố Hải Phòng là một trung tâm kinh tế quan trọng.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

LNV - Chiều 23-4, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc sau 4,5 ngày làm việc.
Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 23/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước, tổ chức Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử".
Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng ngày 23/4, trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã thông tin sơ lược về Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 1
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động