Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề

LNV - Sâu thẳm trong trái tim của những người làm nghề thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, giấc mơ về một làng nghề vẫn thắp sáng, ngọn lửa ấy vẫn luôn rực sáng trong hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Xây dựng nông thôn mới gắn với các làng nghề truyền thống

Trong ánh nắng vàng của chiều thu Hà Nội, phóng viên chúng tôi về thăm làng nghề nón thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng. Đây là một trong những làng nghề danh tiếng Hà Nội. Trải qua thăng trầm, làng nghề là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ của những giá trị văn hoá lâu đời.

Làng nghề nón lá truyền thống tại thôn Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng đã có lịch sử hàng trăm năm. Năm 2020, các hộ sản xuất trong làng đã thống nhất thành lập Hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất và thương mại dịch vụ Nón lá Vĩnh Thịnh, theo Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề của Thành phố Hà Nội.

Giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội kết hợp không gian trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Thanh Trì năm 2022.
Giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội kết hợp không gian trưng bày sản phẩm làng nghề huyện Thanh Trì năm 2022.

Trước đây bà con sản xuất ở hộ quy mô nhỏ, không có điểm trưng bày sản phẩm. Nhưng ngày nay, ở làng nghề mọi người tự đảm đương tất cả các khâu từ thu mua nguyên liệu, đến sản xuất và tiêu thụ. Mọi người có sự phân công tự nhiên. Như có sự tương tác người làm khung, người là lá, người khâu nón, người chỉ độc nhất thu mua phân phối.

Bà Nguyễn Thị Lan, năm nay ngót nghét 60 tuổi đời cũng là hơn 50 năm tuổi nghề, vẫn bền bỉ công việc khâu nón như thời con gái, bộc bạch: “ Làm nón cũng dễ lắm, tự học là làm được ngay trong thôn này đứa trẻ mới lớn nhìn cũng có thể làm được, không cần chỉ dạy”.

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Vĩnh Thịnh, dường như nghề làm nón đã ngấm vào máu trưởng thôn Nguyễn Bá Kỵ, là đời thứ 4 theo nghề làm nón, năm lên 8 tuổi đã được bố mẹ chỉ dạy, tự học và tự nâng cấp sản phẩm. Nón lá từ năm này qua năm khác là thế nhưng hiện nay đã được thay đổi, người dân còn thêu những hoạt tiết về văn hóa, về cuội nguồn nên chiếc nón lá, nhằm tạo sự khác biệt.

Say nghề, yêu nghề gắn bó với nghề ,vì thế những người làm nghề tại nơi đây vẫn luôn ấp ủ ước mơ chiếc nón lá Vĩnh Thịnh sẽ được nhiều người biết đến chắp cánh bay cao.

Ông Nguyễn Văn Hưng – Phó chủ tịch xã Đại Áng chia sẻ; Năm 2020, làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh được UBND TP Hà Nội công nhận làng nghề truyền thống. Năm 2023 xã Đại Áng được công nhận điểm du lịch đầu tiên của huyện Thanh Trì cùng với xã Yên Mỹ. Đây là bước ngoặt lớn trong chương trình xây dựng nông thôn mới và mở ra hướng mới cho xã phát triển du lịch làng nghề. Đồng thời, là điều kiện thuận lợi để hình thành các tuyến du lịch trên địa bàn huyện và kết nối du lịch với các địa phương lân cận, tương lai huyện Thanh Trì phấn đấu sẽ là điểm đến du lịch “an toàn-thân thiện-chất lượng-hấp dẫn” đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường trao Quyết định công nhận điểm du lịch xã Đại Áng, Yên Mỹ
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường trao Quyết định công nhận điểm du lịch xã Đại Áng, Yên Mỹ

Nhờ sự cố gắng của cả tập thể thôn Vĩnh Thịnh về duy trì và giữ nghề mà giấc mơ đưa Đại Áng trở thành điểm phát triển du lịch sầm uất trong tương lai không còn xa nữa. Những danh hiệu, giải thưởng như chứng nhận OCOP 4 sao đã tạo thêm tiếng tắm cho nghề nón phát triển. Nhưng điều đó không đủ để khỏa lấp sự vui sướng hân hoan của những người nghệ nhân gắn bó với nghề. Mà điều cuối cùng đó là giấc mơ phát triển hơn trong tương lai.

Theo Trưởng phòng kinh tế huyện Thanh Trì bà Nguyễn Thị Tuyết Anh: Giai đoạn 2021 – 2025, huyện Thanh Trì thực hiện kép 2 nhiệm vụ chính trị quan trọng là đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường song song với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Ngày 18/4/2023, UBND Thành phố đã có quyết định số 2277/QĐ – UBND công nhận 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến nay 15/15 các xã của huyện được công nhận nông thôn mới nâng cao về đích trước 2 năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025.

Phát triển nâng cấp các sản phẩm làng nghề

Chính nhờ vào sự phát triển của các làng nghề như: làng nghề miến dong và bánh đa Phú Diễn, xã Hữu Hòa; làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà; làng nghề dệt Triều Khúc, xã Tân Triều; làng nghề nón lá Vĩnh Thịnh, xã Đại Áng. Và các làng nghề rượu Ngâu, thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp; làng nghề sản xuất bánh kẹo thôn Nội Am, xã Liên Ninh; làng nghề may thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng đã tạo đà cho kinh tế của huyện phát triển. Trong đó có 7/7 làng nghề đã được UBND huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường và 5/7 làng nghề được xây dựng thương hiệu, cấp nhãn hiệu tập thể.

Du khách tham quan trải nghiệm quá trình khâu nón tại làng nghề nón thôn Vĩnh Thịnh.
Du khách tham quan trải nghiệm quá trình khâu nón tại làng nghề nón thôn Vĩnh Thịnh.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng cho rằng, hực hiện Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 của UBND TP Hà Nội ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề trên địa bàn TP, UBND huyện Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch về phát triển làng nghề trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các xã triển khai thực hiện nhằm bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị của các làng nghề.

Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp với UBND các xã tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm vận động người dân bảo tồn, gìn giữ nghề và làng nghề của địa phương; tuyên truyền các quy định trong công tác ATTP.

Bên cạnh đó, huyện đầu tư, khuyến khích các làng nghề tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đến nay, UBND huyện Thanh Trì đã hỗ trợ 1 hệ thống xử lý nước RO để phục vụ lọc tạp chất của rượu tại làng nghề rượu Ngâu, xã Tam Hiệp; hỗ trợ 2 máy hút chân không cho làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, xã Duyên Hà.

Ngoài ra huyện còn tổ chức cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn đến tham quan mô hình sản xuất, học tập kinh nghiệm tại các làng nghề khác trên địa bàn TP.

Đồng thời phối hợp với các sở, ngành tư vấn, hỗ trợ các xã lập hồ sơ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các làng nghề. Huyện cũng đã xây dựng và duy trì 3 điểm trưng bày, giới thiệu và cung ứng sản phẩm có truy suất nguồn gốc. Mở rộng kết nối giao thương các sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP trong khu vực. Mục tiêu phấn đấu, năm 2023 huyện có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Ông Nguyễn Xuân Đại – Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT TP Hà Nội cho biết, thành phố có 30 quận, huyện, thị xã trong đó có 18 huyện, thị xã với 382 xã xây dựng nông thôn mới. Kết quả đến nay Thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới mới, 3 huyện đang đề nghị Hội đồng trung ương đánh giá, đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Phấn đấu đến năm 2025, TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 20% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, có thêm 2000 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Hậu Thơ

Tin liên quan

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp này được xây dựng với định hướng phát triển bền vững, tập trung vào công nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tin mới hơn

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.

Tin khác

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi

LNV - Ngay từ 7h30 sáng ngày 10 tháng 4, tại khu chợ cổ làng Ước Lễ - ngôi làng nổi tiếng 500 năm với nghề giò chả truyền thống, hàng chục tay thợ đã sẵn sàng giã những mẻ giò đầu tiên cùng với cối, chày. Với những người thợ, nghề truyền thống đã ăn sâu vào tim, dù lâu lâu mới được thể hiện, họ vẫn say sưa vào cuộc nhiệt tình.
Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải

LNV - Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn được xem là một di sản sống của nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội

LNV – Chiều ngày 12/4 (tức ngày 15/3/2025 âm lịch) tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã diễn ra lễ đón nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội”, đồng thời trao bằng công nhận “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội” là nghề truyền thống Hà Nội.
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt

LNV - Sáng ngày 7/4/2025 (tức ngày 10 tháng Ba năm Ất Tỵ) Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 được trang trọng tổ chức tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, đỉnh Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà

LNV - Là một trong 19 cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, người Xạ Phang có dân số khoảng hơn 2.000 người, cư trú thành bản, theo dòng họ. Đến bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đang cần mẫn may trang phục bên hiên cửa. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản, nhưng khi “zoom” kỹ từng chi tiết hoa văn, đường thêu mới thấy được sự công phu, tinh xảo.
Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm qua, nghề đan đát ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân miền Tây sông nước. Tuy nhiên, khi công nghiệp ngày càng phát triển, làng nghề truyền thống này đang dần bị mai một là điều khó tránh khỏi. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch, bảo vệ môi trường để khôi phục, phát triển làng nghề.
Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại

LNV - Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Nghề ăn cơm dưới đất,  làm việc trên trời

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời

LNV - Đối với đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang, cây thốt nốt từ lâu đã trở nên thân quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày. Những sản phẩm từ cây thốt nốt được nhân dân tận dụng để phát triển kinh tế, hình thành nên nhiều đặc sản trứ danh. Trong đó, nghề làm đường thốt nốt không chỉ giúp người dân có thu nhập ổn định mà còn được gìn giữ qua nhiều thế hệ và trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang

LNV - Trải qua bao thăng trầm, làng nghề dệt thổ cẩm của các nghệ nhân đồng bào Khmer ở ấp Srây Skốth, xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.
Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân

LNV - Là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống với tuổi đời hàng trăm năm, huyện Thọ Xuân luôn chú trọng hỗ trợ, khuyến khích các địa phương gìn giữ và phát triển nghề. Việc duy trì và phát triển các làng nghề không chỉ góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà còn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm

Mặc dù đã có công việc ổn định từ nghề môi giới bất động sản, nhưng anh Phạm Văn Bình (38 tuổi), ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vẫn quyết định về quê để gầy dựng nghề làm nước mắm gia truyền, với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan

LNV - Chiều 7/4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến thăm cơ sở trưng bày gốm sứ truyền thống của gia đình Rakhimov.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2092/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến, huyện Phú Xuyên. Cụm công nghiệp này được xây dựng với định hướng phát triển bền vững, tập trung vào công nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại

Dự án Tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định là 1 trong 80 dự án khởi công và khánh thành trong sáng ngày 19/4 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, nhân dịp kỷ niệm 50 năm N
Giao diện di động