Thanh Hóa: Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

LNV - Làng nghề làm bánh đa truyền thống Đắc Châu (Tân Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) đã có hơn 100 năm. Đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Càng gần Tết Nguyên đán, không khí làm bánh đa lại càng nhộn nhịp, hối hả, ai cũng mong chờ vào vụ sản xuất chính của năm này.


Đến làng Đắc Châu, từ bờ đê sông Chu đến các ngõ ngách, bờ ao... không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi bánh đa.


Về thăm làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả của những người thợ tráng bánh đa kịp bán ra thị trường. Là vụ sản xuất chính trong năm, nên người dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu hoạt động hết công suất, có những hộ dân mỗi ngày tráng hơn 1.000 bánh vẫn không đủ hàng bán.


Người dân tranh thủ nắng buổi sáng để phơi bánh, đây là yếu tố để mỗi chiếc bánh đa đạt chất lượng tốt nhất.


Năm mới sắp đến, xuân về chạm ngõ, người dân làng Đắc Châu đang tranh thủ “nhờ” những vạt nắng hanh để phơi những mẻ bánh đa, bánh đa nem đạt độ ngon nhất.


Thời tiết là điều kiện rất quan trọng để làm bánh.


Theo những người làm bánh, thời tiết là điều kiện rất quan trọng khi làm bánh. Thông thường, họ sẽ xem những ngày nắng đẹp để làm bánh đa. Với trời nắng to, mỗi chiếc bánh được phơi khoảng 4 đến 5 tiếng, trời âm u phải mất từ 7 đến 8 tiếng đồng hồ. Bánh không được phơi quá nắng để tránh bị khô, giòn và dễ vỡ.


Theo chị Phùng Thị Liên, công việc tráng bánh của gia đình chị bắt đầu từ 3 giờ sáng mỗi ngày và thường kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa để kịp giờ phơi bánh: “Bây giờ phải làm thật gấp rút vì trời còn nắng, càng gần Tết thì vào mùa mưa, bánh không có được độ ngon như phơi nắng. Dù có lò sấy cũng không thể bằng”.

Những ngày giáp Tết số lượng nhiều hơn, có ngày một người có thể tráng được từ 1.000 đến 1.500 chiếc bánh đa nhưng vẫn không đủ hàng bán vào dịp Tết. Nhiều lúc thương lái đặt hàng gấp nên gia đình chị phải thuê thêm người làm.




Gạo làm bột bánh đa thường dùng loại ít dẻo.

Để tạo nên chiếc bánh đa Đắc Châu ngon nức lòng thực khách, đòi hỏi người làm bánh phải có kinh nghiệm từ khâu chọn nguyên liệu đến công đoạn tráng bánh. Nguyên liệu chính để làm bánh đa bao gồm gạo tẻ và vừng. Gạo để làm bánh thường dùng là loại ít dẻo, sau khi lấy về được đem đi ngâm nước trên 30 phút, sau đó vớt ra rồi xay thành bột gạo nước. Công đoạn đưa bột gạo vào nồi tráng thành bánh cũng là công đoạn vô cùng quan trọng. Bột phải được dàn đều để bánh có độ dày vừa phải.Những năm trở lại đây, khi công nghệ sấy bánh được áp dụng, công đoạn phơi bánh cũng đỡ vất vả. Tuy nhiên, người dân vẫn ưu tiên phơi bánh dưới nắng tự nhiên, chỉ sấy bánh vào những ngày mưa. Bánh đa thành phẩm được mang phơi trên giá làm từ tre đan thủ công.


Khi bột đã chín là công đoạn rắc vừng lên trên mặt bánh.


Bánh đa làng Đắc Châu sử dụng rất nhiều vừng, tạo nên mùi thơm, bùi đặc trưng.


Các công đoạn đều phải làm nhanh, đều tay.


Một ngày, trung bình chị Liên tráng gần 1.000 chiếc bánh đa.


Bánh sau khi tráng được đặt lên giá tre đan thủ công...


..sau đó ngay lập tức được đem đi phơi để tận dụng nắng buổi sáng và trưa.

Những năm trở lại đây, khi công nghệ sấy bánh được áp dụng, công đoạn phơi bánh cũng đỡ vất vả. Tuy nhiên, người dân vẫn ưu tiên phơi bánh dưới nắng tự nhiên, chỉ sấy bánh vào những ngày mưa. Bánh đa thành phẩm được mang phơi trên giá làm từ tre đan thủ công.


Ngày nay, rất nhiều gia đình đã sử dụng lò nướng điện để làm nên một chiếc bánh đa thành phẩm. Tuy khác với cách làm truyền thống (nướng bằng than), nhưng đây cũng là phương thức ít gây ô nhiễm môi trường hơn.


Ngoài làm bánh đa vừng, nhiều hộ dân ở xã Tân Châu còn làm bánh đa nem phục vụ thị trường.


Bánh được phơi ngay tại sân nhà.


Người dân thu số bánh đa nem đã phơi đủ thời gian.

Cẩn thận và chịu khó, tỉ mẩn trong từng công đoạn từ chọn bột đến căn nắng để phơi bánh, nên bánh đa làng Đắc Châu luôn được ưa chuộng bởi độ ngon, thơm và giòn. Nhờ làm bánh mà người dân địa phương có thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hoàng Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.

Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

LNV - Ở làng Kon Blo, người Ba Na Kriêm trìu mến gọi ông là “Bok Vin”, cách gọi thân thương dành cho người già đáng kính. Với giới nghiên cứu văn hóa và ngành văn hóa tỉnh nhà, ông là Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, một "di sản sống" đích thực của đồng bào Ba Na Kriêm.
“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống

LNV - Trong đời sống văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nghề làm men lá truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Từ những tinh túy của núi rừng là những lá, rễ, vỏ cây... quý, qua kinh nghiệm và những đôi tay khéo léo, người dân ở đây đã chế biến thành những viên men thơm nồng độc đáo, mang hương vị đặc trưng của dân tộc mình. Giữa vòng xoáy của cuộc sống hiện đại, nghề này đang bị mai một dần nhưng một số hộ dân tại xã A Dơi vẫn kiên trì giữ gìn và phát huy nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

LNV - Bánh pía xuất hiện từ thế kỷ XVII và nguồn gốc của món ăn này từ những người Hán di cư đến phương Nam. Chiếc bánh này khi đó được người Hán sử dụng làm lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày khó khăn. Mãi đến sau này, món bánh đã được chế biến lại dựa trên khẩu vị của người Việt. Do được sự yêu mến từ thực khách nên dần dần món ăn này đã trở thành đặc sản của tỉnh và hình thành làng nghề bánh Pía Vũng Thơm, Sóc Trăng.
Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An

LNV - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen (Quảng Hòa) vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đến các nghề truyền thống của cha ông.
Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”

LNV - Suốt hơn ba thập kỷ gắn bó với đất, lửa và bàn xoay, nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn đã âm thầm đưa những nắm đất vô tri trở thành tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Ông không chỉ là người làm gốm – mà còn là người “gìn giữ hồn đất” và làm cho “đất nở hoa”giữa lòng làng nghề gốm Bát Tràng và làng gốm Kim Lan đang chuyển mình theo nhịp sống hiện đại.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển

LNV - Gốm Chu Đậu được biết đến là thương hiệu gốm sứ cao cấp với nhiều thành tựu, được coi như tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đằng sau thành công đó chính là tâm huyết một đời của Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu với lý tưởng phục hưng và phát triển thương hiệu gốm sứ Chu Đậu bị chôn vùi sau gần 500 năm.
Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn mà còn mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tại Thanh Hóa, sự kết nối giữa OCOP và du lịch làng nghề đang tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu các sản phẩm địa phương trên thị trường.
Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống – nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc – đang được “đánh thức” bằng mô hình phát triển gắn với du lịch và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây được xem là hướng đi hiệu quả, bền vững để nâng tầm giá trị kinh tế và văn hóa vùng nông thôn.
Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

LNV - Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức được tổ chức nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức gắn với phát triển du lịch.
Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang

LNV - Với quá trình sinh sống lâu đời dọc 2 bờ sông Lô, bà con nhiều làng, bản ở Hà Giang gắn một phần đời sống sinh hoạt, sản xuất với sông nước. Trước đây ở các làng bản, người dân tự đóng được thuyền gỗ. Cuộc sống hiện đại, có nhiều loại thuyền công nghiệp nên việc đóng thuyền ngày càng ít đi. Nhưng ở thôn Tân Tiến, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, người Tày nơi đây vẫn giữ kỹ thuật đóng thuyền gỗ cha ông truyền lại.
Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi

LNV - Tại Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là “xứ trầm hương” làng nghề trầm hương Vạn Thắng đã trở thành một biểu tượng cho sự gìn giữ và phát triển tinh hoa trầm hương Việt Nam.
Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững

LNV - Làng nghề bún, bánh An Phong ở khu phố An Phong, thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tồn tại hàng trăm năm qua, được định hướng phát triển thương hiệu gắn với phát triển du lịch nông thôn, bảo tồn phát huy giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của làng nghề.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Hải Phòng ra mắt Tour đêm công nghệ số “Dấu thiêng Hàng Kênh” lần đầu tiên.

Hải Phòng ra mắt Tour đêm công nghệ số “Dấu thiêng Hàng Kênh” lần đầu tiên.

LNV - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng vừa tổ chức cuộc họp triển khai Chương trình tour đêm tại Đình Hàng Kênh trên nền tảng ứng dụng công nghệ số 4.0, kết hợp trình diễn 3D Mapping.
Thành phố Hải Phòng kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Thành phố Hải Phòng kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam Nam (21/6/1925-21/6/2025) Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan Báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố và biểu dương 44 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí của thành phố.
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025

LNV - Tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025". Sự kiện diễn ra nhằ
Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Điện Biên: Giữ lửa nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

LNV - Điện Biên – vùng đất đa dạng về văn hóa và giàu bản sắc dân tộc – đang lưu giữ nhiều nghề truyền thống độc đáo gắn liền với đời sống, tín ngưỡng và tâm hồn của đồng bào. Dù một số ngành nghề đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, hành trình bảo tồn và phát triển các giá trị ấy vẫn còn nhiều gian nan. Giữa làn sóng hiện đại hóa, bài toán đặt ra không chỉ là bảo tồn nghề mà còn là làm sao để người dân sống được bằng nghề tổ truyền.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Giao diện di động