Thanh Hoá: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hoá
Hiện nay, huyện Quan Sơn có 9 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm OCOP là: Vịt Suối Tình (xã Tam Lư), vịt bầu Suối Chăng Mường Hạ (xã Sơn Hà).
Mô hình nuôi vịt theo hướng hàng hóa, là hướng mới trong phát triển kinh tế, giúp giải quyết việc làm và tăng nhu nhập cho người dân, từng bước giúp các hộ chăn nuôi ở huyện miền núi Quan Sơn giảm nghèo.
Điển hình như tại bản Hát, xã Tam Lư, Tổ hợp tác chăn nuôi vịt Suối Tình do chị Vi Thị Thuyến, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Hát làm Tổ trưởng. Chi hội có 110 hội viên, thì có 35 thành viên tham gia tổ hợp tác chăn nuôi vịt. Ban đầu Tổ hợp tác chỉ có 20 thành viên tham gia thì nay đã tăng lên 35 thành viên. Nhận thấy tiềm năng, hiệu quả trong phát triển kinh tế, đầu ra cho sản phẩm ổn định, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao là động lực để chị em hội viên phụ nữ bản Hát tiếp tục duy trì, phát triển Tổ hợp tác hiệu quả.
Vịt Suối Tình được nuôi gối vụ, đảm bảo luôn có vịt thương phẩm cung cấp cho thị trường. Giống vịt này ưa môi trường sạch sẽ, hay bơi lội tìm kiếm mồi tạp, khả năng kháng bệnh, chống chịu bệnh rất tốt, ít bị dịch bệnh, rất thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Hiện tại, Tổ hợp tác có tổng đàn vịt khoảng 500 con. Một năm Tổ hợp tác chăn nuôi khoảng 3-4 lứa vịt. Vịt được chăn thả đa phần ngoài tự nhiên, nên thịt thơm, ngọt, ít mỡ, được người dân lựa chọn là món ngon dùng để đãi, tặng quà khách quý và cung cấp cho thị trường.
Tổ hợp tác cũng đang nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển đàn vịt, tạo thêm việc làm cho chị em phụ nữ bản Hát nói riêng, từng bước xây dựng địa chỉ tin cậy để hội viên chia sẻ, học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trên địa bàn huyện.
Ở huyện vùng cao Mường Lát, người dân bản Sim, xã Quang Chiểu cũng đang chú trọng nuôi giống vịt bầu cổ rụt suối Sim. Ngoài ra, ở huyện Thường Xuân, các xã Luận Khê, Yên Nhân, Xuân Thắng phát triển giống vịt bầu cổ xanh; ở huyện Thạch Thành có giống vịt Trạc Nhật quý hiếm cũng được người dân xã Thành Thọ nỗ lực bảo tồn.
Mô hình chăn nuôi vịt bầu tại các huyện miền núi xứ Thanh đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành mô hình sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Hiện nay, ở nhiều xã trong khu vực các huyện miền núi, đang tiếp tục được nhân rộng mô hình nuôi vịt và phát triển thành sản phẩm OCOP, giúp người dân nâng cao thu nhập; đồng thời giới thiệu ẩm thực tiêu biểu của địa phương, góp phần phát triển du lịch.
Thực hiện Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025” theo Quyết định 4079/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, các địa bàn miền núi xác định vịt bản địa (vịt bầu) là một trong những vật nuôi có lợi thế. Giai đoạn 2022-2025, dự kiến quy mô có khoảng 91.000 con vịt bản địa được nuôi trên địa bàn 11 huyện miền núi, trong đó tập trung tại các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân... |
Tin liên quan
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Tin mới hơn
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 | 11/11/2024 Khuyến nông
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm
08:49 | 05/11/2024 Khuyến nông
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội
10:13 | 03/11/2024 Khuyến nông
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp
12:12 | 31/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ
17:00 | 15/10/2024 Khuyến nông
Tin khác
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 | 09/10/2024 Khuyến nông
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì
12:15 | 08/10/2024 Khuyến nông
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ
16:00 | 23/09/2024 Khuyến nông
Chăn nuôi gà thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
14:54 | 23/09/2024 Khuyến nông
Xây dựng vùng chè hơn 500ha theo hướng VietGAP ở huyện Kỳ Anh
09:57 | 19/09/2024 Khuyến nông
Phụ nữ nông thôn tích cực chuyển đổi số
10:34 | 18/09/2024 Kinh tế
Hội nghị triển khai các Nghị định thư về xuất khẩu khỉ nuôi và cá sấu nuôi từ Việt Nam sang Trung Quốc diễn ra tại Đồng Tháp
16:40 | 16/09/2024 Kinh tế
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ
11:28 | 16/09/2024 Khuyến nông
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 | 12/09/2024 Khuyến nông
Huyện Phúc Thọ triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp cuối năm 2024
16:12 | 11/09/2024 Khuyến nông
Phun tưới nước tự động trong sản xuất nông nghiệp: Hiệu quả cao
10:20 | 29/08/2024 Khuyến nông
Nông dân Bạc Liêu trúng mùa vụ lúa hè thu
10:23 | 27/08/2024 Khuyến nông
Khuyến nông cộng đồng ở Đắk Nông ngày càng phát triển
09:29 | 23/08/2024 Khuyến nông
Gia Lâm: 250 đại biểu đại diện cho các hộ nông dân tham gia Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông
16:09 | 21/08/2024 Khuyến nông
Lào Cai đầu tư khuyến công 6 tỷ đồng
09:42 | 19/08/2024 Khuyến nông
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp