Thái Nguyên: “Đánh thức” làng nghề chè Phú Lợi
Đường vào làng nghề chè Phú Lợi được đổ bê tông rộng đẹp
Từ thị trấn Hương Sơn (Phú Bình), men theo dòng sông Đào, tôi đến làng nghề chè Phú Lợi, quãng đường cũng phải gần 20km. Là xã miền núi, đông đồng bào dân tộc thiểu số (gần 50% là dân tộc Sán Dìu) nhưng những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực của người dân, diện mạo xã Bàn Đạt đã có nhiều thay đổi. Từ trung tâm xã đi khoảng 2 km nữa là đến làng nghè chè Phú Lợi. Đường khá ngoằn nghoèo nhưng được đổ bê tông 100% nên thời gian đi như được rút ngắn lại.
Lần đầu tiên tôi được thưởng thức trà ngay tại làng nghề chè. Nước chè xanh tự nhiên, hương thơm, vị đậm, đọng mãi trong cuống họng. Chia sẻ về việc tiêu thụ chè, chị cho biết: Trước đây, người dân trong làng nghề chè sản xuất ra nhiều chè lắm nhưng rất khó bán vì thị trường tiêu thụ hẹp. Chè chủ yếu được bán tại các chợ truyền thống nên mức tiêu thụ chậm, giá thấp dẫn đến nhiều người không mặn mà với cây chè. Thậm chí có hộ phá cây chè thay thế bằng cây trồng khác. Còn bây giờ, chè sản xuất ra đến đâu, cơ bản tiêu thụ hết ngay đến đấy.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, chị Long cùng các thành viên tăng cường áp dụng, phát huy tối đa hiệu quả mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội giúp chị và các thành viên HTX được giao lưu bạn bè, giới thiệu sản phẩm và mang lại thu nhập cho gia đình cũng như các thành viên trong HTX. Đến nay, chị đã duy trì được lượng lớn khách hàng quen trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trong quá trình sản xuất cũng như giới thiệu sản phẩm, ngoài việc chụp ảnh đăng giới thiệu trên zalo, facebook, chị Long và các thành viên HTX còn tiến hành live stream trực tiếp, nhờ vậy mọi người được tận mắt chứng kiến sản phẩm. Có những buổi live stream, khách hàng đặt tới gần 1 tạ chè búp khô. Nhiều khách hàng chỉ quen trên mạng xã hội giờ trở thành khách hàng quen thuộc ở các tỉnh, thành như: Nghệ An, Hải Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Hưng Yên, Lạng Sơn,… Chị chủ yếu đóng hàng gửi bưu điện hoặc trực tiếp gửi theo xe khách đến khách hàng. Họ thanh toán qua chuyển khoản nên rất tiện lợi.
Cây chè phát triển trên đồng đất Bàn Đạt từ lâu, tuy nhiên đến năm 2011, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai Dự án trồng chè cành tại xóm. Từ khi xóm được công nhận là làng nghề (năm 2015), Nhà nước đã đầu tư hệ thống đường điện, bê tông hóa tuyến đường trục chính vào xóm rất thuận tiện cho người dân chế biến chè và tạo điều kiện cho các thương lái đến thu mua chè của các hộ dân. Tháng 11/2019, HTX Trồng và chế biến chè Phú Lợi được thành lập. Với sự nhanh nhẹn, hoạt bát, trách nhiệm với công việc, chị Long được các xã viên tín nhiệm bầu làm giám đốc HTX. Lúc đầu HTX chỉ có 7 hộ tham gia. Đến nay đã tăng lên 16 hộ, 35 thành viên, trực tiếp quản lý trên 5ha chè.
Ngay sau khi tiếp quản công việc, chị Long cùng một số thành viên trong HTX chủ động đến các HTX sản xuất chè trên địa bàn tỉnh học tập kinh nghiệm về áp dụng tại địa phương. Bản thân chị gương mẫu, đi đầu trong việc đầu tư máy sản xuất, đóng gói chè. Gia đình chị đã mua 3 máy xao chè, 4 máy vò chè và 1 máy hút chân không, 1 máy dán với tổng kinh phí gần 100 triệu đồng. Cùng với đó, chị tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, ngành, HTX đã được đầu tư lắp đặt dàn tưới nước tự động cho chè trị giá trên 200 triệu đồng. Nhờ vậy chè của HTX luôn phát triển đảm bảo tăng năng suất và chất lượng. Đặc biệt, làng nghề chè đã được lắp đặt Trạm Quan trắc thời tiết thông minh IMETOS thuộc dự án Phát triển mở rộng ứng dụng công nghệ iMetos hỗ trợ sản xuất nông nghiệp do Sở Khoa học và công nghệ tỉnh làm chủ dự án. Nhờ vậy, chỉ cần cài đặt ứng dụng, người dân trong xã sẽ chủ động nắm bắt được thời tiết để chăm sóc, phát triển cây chè cũng như các loại cây trồng khác.
Bà Nguyễn Thị Hiền, thành viên HTX Trồng và chế biến chè Phú Lợi chia sẻ: Trong quá trình làm chè, chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật nhiệt tình từ chị Long. Trước đây, sản phẩm chè của gia đình tiêu thụ rất chậm. Từ khi vào HTX, được sự giúp đỡ của chị Long nên gia đình tôi yên tâm tập trung sản xuất và mở rộng diện tích chè, không còn phải lo lắng khâu tiêu thụ chè nữa. Vào các lứa thu hái chè, các thành viên trong HTX lại đổi công, giúp đỡ nhau thu hái chè đảm bảo kịp thời vụ, tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các gia đình với nhau.
Chị Long hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc chè
Có chung suy nghĩ như bà Hiền, bà Đào Thị Lan, xóm Phú Lợi xã Bàn Đạt cho biết: Chị Long thường xuyên hướng dẫn chúng tôi cách vào mạng xã hội, chia sẻ thông tin. Nhờ đó, có rất nhiều khách từ nơi xa yêu thích đặt hàng. Chúng tôi được tiếp cận sản xuất chè theo quy trình VietGAP và đã được chứng nhận Vietgap năm 2021, tiến tới xây dựng thành sản phẩm OCOP. Đồi chè nhà tôi được đầu tư dàn tưới nước tự động nên chè duy trì nhiều lứa hơn so với trước, chất lượng chè ngày càng được nâng lên.
Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm trà của HTX, ngoài việc giới thiệu, quảng bá trên mạng xã hội, chị Long còn tích cực tham gia hội chợ triển lãm,... Không chỉ liên kết, xây dựng thương hiệu chè cho quê hương, chị Long còn thường xuyên hướng dẫn, tư vấn cho bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Trong 2 năm qua, dù tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp nhưng mức tiêu thụ chè của HTX cũng không bị ảnh hưởng nhiều nhờ cách làm sáng tạo của chị Long cũng như các thành viên trong HTX. Năm 2021, sản lượng chè búp khô ổn định ở mức 1,2 - 1,5 tấn/lứa, giá bán từ 150 đến 200 nghìn đồng/kg. Với 8 lứa chè, bình quân mỗi năm, HTX tiêu thụ khoảng 10 tấn chè búp khô, doanh thu đạt trên 1,5 tỷ đồng.
Bên cạnh vai trò là giám đốc HTX chè, chị Long còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã. Hơn 10 năm gắn bó với công việc này, chị đã chắp nối giúp đỡ được hàng trăm hộ dân khó khăn trên địa bàn. Ngoài ra, chị cũng luôn gương mẫu tham gia các phong trào chung của địa phương như ủng hộ 3 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa xóm Phú Lợi,... Với sự nỗ lực cố gắng, chị đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Phú Bình. Năm 2021, chị được Trung ương Hội Chữ thập đỏ chứng nhận là cán bộ chữ thập đỏ xuất sắc toàn quốc giai đoạn 2016 - 2020.
Ông Phạm Văn Bảy, Bí thư Đảng uỷ xã Bàn Đạt cho biết: Vừa đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Chữ Thập đỏ xã, vừa là giám đốc HTX chè, chị Long luôn sắp xếp công việc hài hòa để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi thành lập, HTX đã tập hợp những hộ làm chè, hỗ trợ nhau về khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, chế biến chè, hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho các xã viên. Bản thân chị Long không chỉ tiên phong, gương mẫu trong các phong trào chung mà còn sẵn sàng giúp đỡ người dân phát triển kinh tế bằng chính những hiểu biết, kinh nghiệm của mình.
Chia tay chị Long, tôi không quên mua 5 kg chè cho gia đình và người thân nhờ mua hộ. Chiếc xe bon bon qua cổng làng nghề, tôi chợt nhớ câu nói đầy tâm huyết của chị: Mỗi lần đi qua cổng làng nghề, mình lại thấy phải trách nhiệm hơn nữa để làng nghề chè Phú Lợi ngày càng phát triển.
Nguyễn Hồng Quân
Văn phòng điều phối NTM huyện Phú Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội