Thách thức thu hút người trẻ đến với làng nghề truyền thống
Tháng 11 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 tại Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội. Cùng với đó là Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam; Hội nghị kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Nhiều địa phương khác cũng tổ chức các Lễ hội làng nghề để hưởng ứng Festival. Chương trình góp phần giữ gìn, phát huy và giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc của các làng nghề Việt Nam đến đông đảo người dân trong nước và quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề.
Không gian trưng bày các sản phẩm làng nghề tại Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023. |
Những năm qua, việc bảo tồn và phát triển văn hóa, di sản các làng nghề, ngành nghề truyền thống địa phương luôn được chính quyền các cấp quan tâm, triển khai trên cả nước. Tuy nhiên, dù các chương trình hội chợ, hội thảo, sự kiện biểu diễn tay nghề,… thường thu hút đông đảo nghệ nhân, làng nghề, thợ lành nghề nhưng lại rất ít giới trẻ quan tâm, tham dự. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá diễn ra thường xuyên lại chưa có nhiều nổi bật để tiếp cận người mới. Không chỉ thế, nhiều làng nghề còn gặp phải vấn đề thiếu hụt nhân lực trẻ, không có người tiếp nối.
Trao đổi với bà Thị Mương (SN 1956, ấp Bù Dinh, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) - người “giữ hồn” nghề dệt thổ cẩm dân tộc S’tiêng, bà trải lòng rằng, nghề dệt mặc dù là công việc truyền đời của đồng bào tại địa phương nhưng lại có dấu hiệu mai một. Để giữ gìn nghề truyền thống và gia tăng thu nhập trong thời gian nhàn rỗi, bà đang cùng nhiều chị em tại địa phương duy trì hoạt động cho Tổ dệt thổ cẩm, gồm 30 thành viên. Tuy nhiên, số lượng người trẻ tham gia và gắn bó lâu dài còn tương đối hạn chế. Theo bà Trần Thị Thiên Thu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh An, hiện nay, thanh thiếu niên địa phương nói chung cũng như người trẻ S’tiêng nói riêng có xu hướng vào thành thị lập nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Hệ quả của sự chuyển dịch tư duy
Theo phát biểu của PGS.TS. Đỗ Lai Thúy trong bài phỏng vấn cùng Book Hunter - một trang web chuyên sâu về sách, xã hội Việt Nam hiện tồn tại song song cả 3 hệ hình: Hậu hiện đại, hiện đại và tiền hiện đại. Đặc biệt, tiền hiện đại có khả năng chi phối mạnh mẽ 2 hệ hình còn lại. Điều này khiến công chúng có xu hướng lấy tiêu chí của hệ hình này làm thước đo đánh giá, so sánh với hệ hình kia. Giải thích đơn giản thì chính sự chuyển giao và tiếp cận với nhiều nền văn hóa nước ngoài đã phần nào bài xích, ảnh hưởng đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy một số giá trị truyền thống. PGS.TS. Đỗ Lai Thúy cũng cho biết, sự bùng nổ của Internet cũng thúc đẩy hậu hiện đại diễn ra nhanh hơn, thế hệ trẻ Việt Nam dễ dàng tiếp xúc với các trào lưu, khuynh hướng trong khu vực và thế giới.
Thổ cẩm dân tộc S’tiêng mang màu sắc rực rỡ, hoa văn tinh xảo, độc đáo đậm bản sắc riêng. |
Tham chiếu đối với vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa làng nghề Việt Nam, có thể thấy một phần nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngày nay rời xa truyền thống có liên quan đến việc tiếp xúc quá nhiều với văn hóa hiện đại, văn hóa nước ngoài. Trong khi phần lớn các chương trình quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làng nghề chỉ quy tụ phần lớn các thế hệ lão làng; thì các chương trình khám phá văn hóa nước bạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… lại tập trung và thu hút rất nhiều người trẻ.
Với sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm công nghiệp hiện đại thường có thiết kế sáng tạo, độc đáo và theo kịp xu hướng thời trang. Trái lại, các sản phẩm làng nghề truyền thống thường mang đậm nét truyền thống, không thay đổi nhiều trong thiết kế và không hợp thời trang theo các tiêu chuẩn hiện đại. Do đó, khách hàng trẻ có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm có sự cập nhật mới mẻ và phù hợp với gu thẩm mỹ của thời đại. Thậm chí, một số khách hàng trẻ không có kiến thức hoặc không được tiếp cận để hiểu về sự đa dạng và độc đáo của những sản phẩm này.
Còn vấn đề người trẻ hiện nay thường không muốn tiếp nối nghề cha ông, một trong số đó là thiếu sự hấp dẫn và độc đáo của các sản phẩm làng nghề truyền thống. Các sản phẩm làng nghề truyền thống thường không thay đổi theo thời gian và không đáp ứng được những nhu cầu sáng tạo và đổi mới của người trẻ. Thực tế, công việc trong lĩnh vực nghề truyền thống thường mang lại thu nhập không ổn định, còn người trẻ thì khát khao đi tìm công việc có triển vọng .
Hướng đi mới cho làng nghề…
Với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, làng nghề truyền thống Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Để thích ứng và phát triển trong thời đại 4.0, làng nghề truyền thống cần định hướng theo một hướng đi mới.
Việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo, độc đáo và đáp ứng nhu cầu của thị trường là điều cần thiết. Ngoài ra, sử dụng công nghệ để quảng bá và tiếp thị là một bước đi quan trọng, có thể truyền tải thông điệp của mình tới đông đảo khách hàng trong nước lẫn quốc tế.
Bà Thị Mương bên khung dệt |
Đặc biệt, bằng việc tạo ra các chương trình đào tạo chuyên nghiệp và xây dựng hệ thống tài liệu giáo trình, làng nghề truyền thống có thể đảm bảo rằng kiến thức và kỹ năng của mình được truyền đạt và phát triển trong tương lai. Đồng thời, hợp tác với các trường đại học và tổ chức đào tạo sẽ cung cấp thêm nguồn nhân lực có năng lực cao và kiến thức chuyên môn.
Thông qua việc áp dụng công nghệ và thiết kế mới, làng nghề truyền thống có thể tạo ra sản phẩm sáng tạo và hấp dẫn. Đồng thời, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục để khám phá và hiểu sâu hơn về làng nghề cũng góp phần thu hút sự quan tâm của người trẻ. Thực tế, một số làng nghề đã áp dụng mô hình để khách du lịch trải nghiệm với nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và thành công như: làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội), làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội),… Không chỉ thế, khá nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM còn phát triển được những buổi workshop trải nghiệm làm gốm, hay những tiệm cà phê kèm theo tô tượng,… tất cả đều thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia. Hầu như, những thành công trên đều đến từ việc họ đã thấu hiểu được tâm lý người trẻ và lựa chọn truyền thông phù hợp trên các trang mạng xã hội.
Có thể nói, tổ chức định kỳ các Festival, lễ hội,… không chỉ là dịp quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại, mà còn là một cơ hội cũng như thách thức để các làng nghề đưa tên tuổi, sản phẩm của mình đến gần và kết nối với thế hệ trẻ nhiều hơn. Nhưng để làm được điều này, các cấp chính quyền, cơ sở làng nghề,… cần đánh giá thật kỹ lưỡng tầm quan trọng của người trẻ; đồng thời có những cách tân, thay đổi kịp thời trong cách tiếp cận nhằm khơi gợi niềm tự hào, tò mò, quan tâm của lớp trẻ đối với văn hóa truyền thống đất nước.
Tin liên quan
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Bình: Xúc tiến thương mại đưa sản phẩm vươn xa
10:06 | 01/11/2024 Khuyến công
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Có 331 làng nghề, truyền thống được công nhận
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bát Tràng đưa thương hiệu gốm Việt ngày càng vươn xa
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 OCOP
Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 Sức khỏe - Đời sống
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 Văn hóa - Xã hội
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.
09:53 Khuyến nông
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 Làng nghề, nghệ nhân