Tài hoa của một cựu chiến binh trong nghề sinh vật cảnh
Tuy đã “thất thập cổ lai hi” nhưng CCB Nguyễn Văn Chấn tham gia nhiều Hội, đoàn thể tại địa phương như: Hội viên Sinh vật cảnh, hội viên Cựu chiến binh, hội viên Nông dân, hội Làm vườn… và vẫn khá nhanh nhẹn, hoạt bát và tràn đầy nhiệt huyết đam mê với nghề SVC.
![]() |
CCB Nguyễn Văn Chấn chế tác hòn non bộ |
Ông Chấn đưa chúng tôi ra thăm vườn cây cảnh rộng gần 300 m2 với đủ chủng loại như bon sai, hòn non bộ, các loại hoa đua nở cho dáng rất hài hoà, cổ kính, soi mình trầm mặc, lung linh khoe màu, khoe sắc. Hơn 30 năm qua, bằng nghề tác tạo SVC, ông Chấn đã khẳng định được một thương hiệu uy tín trên thị trường, cung cấp cho khu vực Đà Nẵng, miền Trung hàng ngàn “tác phẩm” đặc sắc.
Ông Chấn cho hay, để làm được nghề SVC, ông luôn miệt mài học hỏi cách làm SVC từ sách, báo, như Tạp chí Làng nghề Việt Nam, Tạp chí Việt Nam Hương Sắc…và các phương tiện thông tin đại chúng, đến tận các nhà vườn để học nghề, rồi về nhà vừa thực hiện dáng thế như: Phúc - Lộc - Thọ, ngũ phúc, phụ tử, mẫu tử, huynh đệ, long thăng, long giáng, thế hoành , thế huyền, thế bạt phong và nhiều biến thể khác đã tạo ra sản phẩm đẹp bán ra thị trường.
Ban đầu, ông làm tại nhà với quy mô nhỏ, mỗi sản phẩm giá không tới 1 triệu đồng. Thời gian sau, nhờ sản phẩm đẹp khiến ông thu nhập khá nên lần lượt mở thêm 2 cơ sở hoa cảnh, non bộ, trồng hàng trăm chậu mai trên địa bàn tạo việc làm thường xuyên cho trên 10 lao động. Đối với ông, điều quý hơn cả là chất lượng và thẩm mỹ của công trình, là uy tín, là giá trị tinh thần mà sản phẩm của ông có thể mang lại cho khách hàng. Bên cạnh đó, ông cảm thấy vui vì mình tạo được việc làm cho nhiều lao động phổ thông khác, giúp họ từng bước ổn định cuộc sống.
Có đôi bàn tay vàng
Hơn 30 năm trong nghề, với niềm đam mê, sáng tạo, giờ đây, nghệ nhân Chấn trở thành một "cây kéo" tài hoa, nhiều tác phẩm giành được huy chương Vàng tại các cuộc trưng bày cây cảnh nghệ thuật cấp tỉnh và cấp khu vực Tây Nguyên. Từ kinh nghiệm làm nghề nhiều năm, ông đã chia sẻ vốn kiến thức, kỹ thuật về chăm sóc, cắt tỉa cây cho các CCB, nhà vườn trong và ngoài tỉnh.
![]() |
Một điều đặc biệt ở CCB Nguyễn Văn Chấn là trong tạo hình cũng như ươm cây mới là tự trồng và uốn tỉa cây cảnh theo ý tưởng và sự sáng tạo của mình. Vì thế mỗi cây sanh, si, tùng, thông, lộc vừng…. đều mang đậm tình cảm và dấu ấn cá nhân. Mỗi cây được uốn, tỉa, cắt theo một dáng, kèm theo đó là câu chuyện về lịch sử, ý nghĩa của dáng cây được thổi hồn vào. Bởi vậy, người xưa có câu nói “Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng”…
Hiện nay, ông Chấn có khoảng gần 3 cơ sở rộng khoảng 500m2 để trồng, trưng bày sinh vật cảnh với nhiều loại cây khác nhau. Các sản phẩm cây cảnh này chủ yếu do ông tự tìm tòi chiết, ghép giữa các cây đã có sẵn trong vườn nên giá trị kinh tế mang lại khá cao với hàng trăm chậu các loại hoa, lá, cây cảnh, cây bonsai như tùng, mai, kim quýt, sanh, cần thăng, linh sam, thiết mộc, thần tiên, đại phú gia… Nhờ đó, thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình ông đạt trên 200 triệu đồng.
Gần đây, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng xuất hiện một loại hình nghệ thuật mới trong trang trí vườn nhà, đó là “nhãn viên” – nói nôm na là “con mắt” của khu vườn. Con mắt này chính là các “bể” nước trong, đáy sơn màu xanh, hay đen, để “in” cảnh mây trôi bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm, vài lá súng, lá sen, vài bông nở khoe sắc màu thanh tao trên mặt nước, thêm nét gợi cảm, hài hoà cùng với đàn cá Koi nhiều màu sặc sở đang “diễn hành” chầm chậm đến “thủy cung”. Đúng là người xưa có câu: “Chơi cá dưỡng tâm, chơi cây dưỡng trí, chơi chim dưỡng thần”(!). Và cũng từ đó, CCB Nguyễn Văn Chấn còn là “chuyên gia” tác tạo hòn non bộ, trang trí nhãn viên, thuỷ hoa viên…cho các khu Resort, các quán cà phê vườn…đồng thời cung cấp luôn các loại SVC thích hợp…
Theo ông Chấn, công trình non bộ, sân vườn phải thể hiện hình dáng “tam sơn”, “ngũ hành”, với cảnh “ngư tiều canh mục”, có thác nước nhiều tầng, có suối, cầu, chùa, tháp, có lũy tre, đồng lúa, trẻ mục đồng cởi trâu thổi sáo, người câu cá, tiều phu gánh củi, thể hiện được cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình, từ đó, giúp người thưởng ngoạn thư giãn như xem cảnh thật. Riêng ở Đà Nẵng, mỗi năm ông Chấn nhận thi công non bộ, sân vườn cho khoảng 50 hộ gia đình, cơ quan, đơn vị. Những năm gần đây, ông Chấn còn nhận thi công hồ nuôi cá Koi - một loại cá có dáng đẹp, lạ, nhiều người ưa thích.
Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện
Ngoài ra, ông Chấn nhiệt tình tham gia công tác xã hội, hăng hái ủng hộ các hoạt động tình nghĩa, nhân đạo, khuyến học khuyến tài và ông được bầu làm Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân Cựu chiến binh quận Hải Châu, Trưởng ban vận động thành lập Hội SVC quận Hải Châu, Phó Chủ tịch Hội Mai Vàng TP. Đà Nẵng... Đặc biệt, ông Chấn đã nhiều lần hỗ trợ trang trí cây cảnh, phục vụ các sự kiện lớn tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Ông Chấn đã nhiều lần tham gia Festival hoa Đà Lạt và nhiều hội chợ, triển lãm khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Không chỉ ở Đà Nẵng, sản phẩm của ông còn được trưng bày, giới thiệu tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Ông đã được Bằng khen 5 năm (từ 2014 đến năm 2019) của UBND TP. Đà Nẵng và Hội SVC Việt Nam, năm nào ông cũng đạt danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi của các cấp, các ngành…
Áp dụng công nghệ "4.0" để cho ra sản phẩm ưng ý
Để thuận lợi trong công việc, dẫu đã tuổi cao nhưng ông Chấn vẫn sử dụng laptop, điện thoại thông minh và sử dụng mạng Internet thành thạo, trực tiếp thiết kế ảnh 3D, 4D của tác phẩm để trao đổi, giới thiệu với khách hàng qua mạng xã hội. Trong mỗi công trình, sau khi đạt thỏa thuận trên bản vẽ với khách hàng, ông Chấn trực tiếp chỉ đạo thi công cẩn thận xem xét từng viên, hòn đá nguyên liệu và các loại vật tư, thiết bị; hướng dẫn và theo dõi nhân công thực hiện từng chi tiết nhỏ. Theo ông Chấn, trong thời buổi công nghệ “4.0” đang phát triển, nghề sinh vật cảnh cũng “ăn theo”, giúp cho nghệ nhân, nhà vườn, khách hàng… được tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ SVC một cách nhanh nhất, uy tín nhất, hiệu quả nhất…
Một trong những ứng dụng đáng chú ý của công nghệ 4.0 trong công việc của ông Chấn là việc sử dụng máy tính và phần mềm thiết kế đồ họa để tạo ra mô phỏng chi tiết của các tác phẩm trước khi bắt tay vào thi công. Điều này giúp ông tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời cho phép ông dễ dàng chỉnh sửa và tinh chỉnh thiết kế trước khi thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Việc này là một ví dụ rõ ràng về cách công nghệ 4.0 có thể giúp nâng cao hiệu quả sáng tạo và làm việc của người nghệ nhân.
Ngoài ra, ông Chấn cũng sử dụng công nghệ để quản lý quy trình sản xuất và quảng bá sản phẩm. Quản lý đơn hàng, theo dõi tiến độ sản xuất và tối ưu hóa quy trình làm việc đã trở nên dễ dàng hơn nhờ vào công nghệ. Ông cũng tận dụng mạng xã hội và trang web cá nhân để quảng bá sản phẩm của mình đến một lượng lớn người yêu nghệ thuật điêu khắc gỗ. Nhờ vào việc này, ông có thể tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn và thúc đẩy sản phẩm của mình. Nghệ nhân Nguyễn Văn Chấn đã thành công trong việc tận dụng công nghệ số để làm cho ngành sinh vật cảnh tại TP. Đà Nẵng và trên cả nước trở nên hiện đại và phù hợp với thời đại.
Lúc sinh thời, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thành phố Đà Nẵng Nguyễn Quang Nga cho hay CCB Chấn là một trong những hội viên tiêu biểu của chi hội. Ngoài việc sáng tạo trong lao động sản xuất, ông còn rất nhiệt tình tham gia với phong trào, hoạt động của chi hội và địa phương. Bên cạnh nghị lực, nhiệt tình, chỉ bảo tận tình về kỹ thuật, hỗ trợ cây giống cho nhiều CCB, hội viên khác trong Chi hội khi phát triển mô hình làm nhà vườn SVC. Mỗi tác phẩm “hòn non bộ” của ông đều rất tinh tế, tuyệt mỹ với đôi bàn tay và khối óc nghệ thuật của ông đã góp phần làm thêm đẹp cho thành phố Đà Nẵng thân thiện và đáng sống…
Tin liên quan

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân

Cựu chiến binh say mê với nghề diệt tổ mối
09:55 | 30/09/2024 Kinh tế

Sắp diễn ra Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
11:30 | 09/08/2024 Khuyến công
Tin mới hơn

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội
16:00 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường
15:14 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn
15:13 | 01/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao
08:27 | 31/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu
22:37 | 30/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển
11:29 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế
11:28 | 27/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 Làng nghề, nghệ nhân

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên
11:34 Nông thôn mới

Vương quốc Anh – Việt Nam tăng cường hợp tác chống nạn mua bán người
11:26 Tin tức

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
11:26 Tin tức

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025
16:02 Du lịch làng nghề









