Sống động phù điêu đất nung Molela, Ấn Độ
Nằm ở bang Rajasthan, Molela nổi tiếng với phong cách gốm độc đáo. Kumhars (những người thợ gốm) của Molela đã tạo ra một loạt tấm/bản phù điêu bằng đất nung nhằm thể hiện lòng sùng kính, mộ đạo và chứa đựng tính chất cầu nguyện, và những tấm/bản lớn hơn thường thể hiện cảnh sắc làng quê, nông thôn được tạo tác thủ công hoàn toàn bằng tay là loại nghệ phẩm nổi tiếng nhất. Bên cạnh, còn có các vật phẩm nhỏ hơn như chuông cho các điện thờ và đồ gia dụng thì được tạo tác bằng khuôn thủ công. Những nghệ phẩm này là những câu chuyện trực quan vô cùng sinh động, hấp dẫn về phong tục, tập quán và cuộc sống thường ngày của cư dân nơi đây.
Ngôi làng Molela
1. Ngôi làng Molela, nằm gần thị trấn tôn giáo/tín ngưỡng của Nathdwara, cách Udaipur 50km. Còn được gọi là “ngôi làng gốm”, nơi đây có khu định cư của hơn vài ngàn người. Trong số đó, khoảng 40 gia đình thuộc đẳng cấp Kumhar/thợ gốm chuyên sản xuất, tạo tác nên các nghệ phẩm bằng đất nung. Sự quyến rũ vốn có của những tấm/bản phù điêu bằng đất nung này thu hút người mua từ những nơi xa xôi đổ về nơi đây nhưng nhu cầu về loại nghệ phẩm này lại có xu hướng theo mùa. Các bình/vại mới và tượng thần dâng cúng là lễ vật cần thiết cho lễ hội và thời điểm thu hoạch. Chúng hầu như được mua bởi cộng đồng người Bhil, Gujjar và Gajirat, họ đã đến nơi đây cùng với các vị thầy tế để mua những tranh tượng mới dâng cúng cho vị thần của mình. Và người thợ thủ công Molela cũng chuyển sang làm nông nghiệp để nuôi sống bản thân trong những tháng còn lại của năm.
“Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nghệ thuật đất nung Mohan” là niềm tự hào của ngôi làng khi mang đến môi trường học tập tuyệt vời cho các học viên. Nó được thành lập bởi Mohanlal Chaturbhuj Kumar, một trong những người tiên phong và được trao giải cao nhất cho nghề thủ công tạo tác đất sét Molela.
Tạo tác phù điêu đất nung Molela
2. Giống như hầu hết các nghề thủ công khác, nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thông qua những người con trai trong gia đình, theo mỗi thế hệ. Trước đó, những phiến phù điêu đất nung giống như gạch ngói vuông, chữ nhật thể hiện các cảnh của cuộc sống thường nhật của ngôi làng được sắp xếp, bố cục trong một tấm/bản đơn lẻ lớn. Những tấm/bản này đã sản sinh ra các tấm/bảng thế tục đương đại về sau này. Sau đó, các tấm/bản biến thể nổi bật này cũng đã dẫn đến việc tái sáng tạo lại những đề tài truyền thống bằng cách xáo trộn các vị thần, nữ thần, người anh hùng dân gian và các biểu tượng không liên quan, khác nhau vào một tấm/bản đơn lẻ duy nhất.
Một trong những người tiên phong của hình thức thủ công này là Mohanlal Chaturbuj Kumhar đã tạo tác và truyền dạy nghề cho gia đình và người dân làng trong nhiều thập kỷ. Cả hai người con trai của ông, Dinesh và Rajendra, đều tích cực tham gia vào nghề thủ công này. Mohanlal được trao tặng một số giải thưởng và sự công nhận của quốc gia Ấn Độ cũng như quốc tế cho những đóng góp của ông về gạch men Rajasthan. Ông cũng đã giành được giải thưởng Padmashree uy tín vào năm 2012.
3. Quá trình tạo tác
Chuẩn bị đất sét
Đất sét có nguồn gốc của địa phương, lấy từ những khu vực dọc theo các con mương và ao nhỏ. Đất sét này cực kỳ dễ đúc/nặn và có hai loại: Nada, một loại đất sét đen thô với tỷ lệ cát và Alu cao, một loại đất sét màu xám mịn hơn được sử dụng cho tạo tác trên bàn xoay. Hai loại đất sét được trộn theo tỷ lệ bằng nhau với việc bổ sung 20% phân lừa khô mịn đã sàng sảy, trợ lực cho việc phân tán nhiệt thông qua những tấm/bản, gia tăng độ bền chắc và ngăn ngừa sự sốc nhiệt trong suốt quá trình nung đốt.
Nghệ phẩm phù điêu đất nung Molela
Hầu hết những người thợ gốm đều giẫm đất sét bằng chân và nhào nặn nó bằng tay thành một khối tròn để sẵn sàng sử dụng. Nó được đặt ở sân trên sàn nhà có bụi phân nên không hề bị dính dưới đất. Sau đó, nó được làm phẳng bằng cách sử dụng các dụng cụ bằng gỗ và nước để tạo nên một phiến/tấm mịn dày khoảng 15mm sử dụng như bề mặt nền để đắp nổi cũng như tạo hình
nhân vật, cảnh quang.
Đắp nổi
Sau khi được làm phẳng, đất sét ướt được cắt thành hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước như yêu cầu bằng cách sử dụng một khung khuôn hoặc thước tỷ lệ. Các dây đất sét được cuộn thành sợi và sử dụng để chạy biên hay đường viền cho tấm/bản. Đó là nền tảng/cơ sở mà hình tượng của chủ thể được tạo tác thủ công một cách cẩn thận trên đó.
Nghệ phẩm phù điêu đất nung Molela trên tường nhà ga thành phố Udaipur
Chín hóa thân của Durga, Dashavataras, Nav grihas, Shrinathji, Gauri nritya (điệu nhảy tôn giáo/tín ngưỡng từ miền nam Mewar), các cảnh từ Ramayana và cuộc sống làng quê hàng ngày là những mô tả phổ biến hơn trong nghề thủ công tạo tác đất sét Molela. Các bộ phận khác nhau của các hình thức này như mặt, cơ thể, chân tay,… đều được tạo ra bằng cách sử dụng kết hợp các kỹ thuật tạo tác đất sét cơ bản như ép, véo, vo tròn và cuộn/quấn. Sau đó chúng được gắn lần lượt trên nền đất sét mềm, ướt ở dạng thô bằng cách giữ một tay phía dưới (ở mặt trong) nhằm nông hình tượng lên tạo rỗng bên trong. Điều này cũng ngăn cho đất sét đổ sụp xuống vì trọng lượng của chính nó. Quá trình này phải được tạm nghỉ trong một khoảng thời gian để đất sét khô thì mới có thể tạo tác tiếp tục.
Khi các nhân vật đã được tạo hình dạng vững chắc, các vật dụng trang trí, mắt và những chi tiết khác được thêm vào. Những đường nét chi tiết này thực hiện bằng cách sử dụng “badli” (một dụng cụ giống như chiếc đục nhỏ làm bằng kim loại). Cả hai đầu của baldi đều sử dụng, một đầu để vẽ đường nét và hoa văn và đầu còn lại để tạo nên các lỗ. Càng nhiều vùng trống/rỗng càng tốt, chúng được để mở (hay rỗng) nhằm tăng cường cho việc lưu thông không khí. Điều này cũng đảm bảo cho các tấm/bản không quá cồng kềnh. Sau khi các dạng thức chi tiết tinh xảo được thêm vào, người nghệ nhân dùng cọ làm láng tạo hình… Rồi các tấm/bản được hong khô trong vài ngày trước khi đem đi nung đốt.
Nung lò
Các tấm/bảng khô được xếp chồng lên nhau một cách cẩn thận trong lò nung để nung/đốt. “Awara”, một dạng lò nung mở hình tròn, xây từ gạch là một trong những cách thuận lợi nhất để nung/đốt hoàn thành sản phẩm trong khuôn viên của ngôi nhà. Các tạo tác được xếp cao đến đỉnh lò bánh bò và bịt kín bằng vài lớp mảnh gốm. Lửa được nhóm lên từ các lỗ ở đáy lò. Nhiệt độ nung đạt được từ 600 đến 700 độ C. Việc nung đốt này kéo dài trong khoảng từ 4 đến 6 giờ.
Mọi người hầu hết đều thích mua các tấm/bản đất nung có màu nâu đỏ nguyên bản và tuyệt đẹp trong khi những người khác thích chúng được sơn phết, tô vẽ bằng các màu sắc khác nhau và sau đó phủ một lớp sơn bóng.
Các vị thần được tạo tác trên những phiến/tấm/bản nghệ phẩm phù điêu đất nung Molela có thể là một phần của thần hệ chính thống Hindu giáo (Chamunda, Kali, Durga, Ganesha) hoặc phổ biến hơn, các vị thần địa phương có tục lệ thờ cúng bắt nguồn từ tín ngưỡng vật linh (ví dụ, Nagadeva) hoặc từ các truyền thuyết dân gian. Các cảnh từ cuộc sống làng quê thường ngày cũng tạo nên những câu chuyện thú vị thông qua đất sét. Những chuyện kể này cũng được thể hiện xoay quanh các loại nghệ phẩm khác nhau như gạch ngói, bình/vại, đồ chơi và trang trí cho bức tường như một kiểu loại đất nung trang trí mà ngày càng trở nên phổ biến. Chúng ngày nay đa phần được thiết kế cho các tòa nhà đô thị hiện đại.
Huỳnh Thanh Bình
Theo “Terracotta Tiles and Murals”
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân điêu khắc đá mỹ nghệ Cao Văn Chiến
09:35 | 02/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ buôn Dơng Bắk
10:07 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những nghệ nhân tâm huyết với nghề làm nón Mão Cầu
10:06 | 01/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trưng bày nghề thủ công truyền thống tỉnh Ninh Bình
14:25 | 31/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
09:41 | 30/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng Khai trương hoạt động văn phòng đại diện Hiệp hội Làng nghề thành phố tại huyện Kiến Thụy, quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn
09:54 | 29/10/2024 Tin tức
Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc tổ chức Đại hội II, nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:07 | 27/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029
19:09 | 26/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Nam thu hồi bằng công nhận làng nghề dệt chiếu hơn 500 tuổi
09:23 | 25/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đắk Lắk: Gốm đen cổ Yang Tao khắc khoải hồi sinh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề Mây tre đan trăm tuổi ở Hoằng Thịnh
19:59 | 21/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về Trù Sơn, nghe chuyện làng nồi
11:14 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
10:55 Nông thôn mới
Thông cáo báo chí về việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN
10:14 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
08:18 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
16:11 Tin tức