Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

LNV - “Ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu”, đó là câu nói truyền miệng về cây ngô ở Sơn La, là cây trồng chủ lực bao phủ khắp các đồi, núi của tỉnh miền núi phía bắc.

Nơi này từng được mệnh danh là vựa ngô lớn nhất, nhì cả nước… Để giải quyết được câu chuyện diện tích ngô kém hiệu quả, lấn và xói mòn đất rừng, Sơn La đã thực hiện tốt nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp từ một chủ trương đúng đắn là chuyển hướng đưa cây ăn quả trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, góp phần biến nông nghiệp Sơn La thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Cùng với sản phẩm mận, chuối, sản phẩm xoài của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Trung Quốc.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, cùng với sự phát triển mạnh của diện tích ngô trên đất dốc và đất lâm nghiệp, cây ăn quả cũng bắt đầu xuất hiện theo định hướng phát triển mô hình kinh tế mới của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tại thời điểm này, những diện tích ngô năng suất thấp, lấn đất rừng vẫn được phát triển mạnh, được người dân duy trì canh tác khắp các xã, bản ở các huyện, thành phố…

Đến năm 2015, diện tích cây ăn quả của Sơn La đã đạt tới 23.600 ha. Những năm đó, do thành tựu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn là các giống cây ăn quả giống cũ, năng suất và chất lượng rất thấp. Đến cuối năm 2015, nhiều hộ gia đình bắt đầu chặt cây ăn quả đi để quay trở lại trồng ngô, sắn…

Hiệu quả từ một chủ trương đúng

Đồng chí Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, nhiệm kỳ 2015-2020 kể: Trước Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ 14 đã diễn ra nhiều cuộc họp tổng kết, đánh giá các mô hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2015, trong đó chỉ ra những tiềm năng, lợi thế nổi trội của Sơn La; đồng thời thẳng thắn nhìn nhận vào những khó khăn, những việc chưa làm được, điểm nghẽn ngăn cản sự phát triển, khiến Sơn La vẫn là một tỉnh nghèo.

Trước tình hình đó, tập thể lãnh đạo tỉnh đã đi đến thống nhất cao là cần phải đổi mới để tìm ra hướng đi phù hợp giúp vùng núi cao Tây Bắc chuyển mình. Theo đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra bảy chương trình trọng tâm, trong đó có chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, gắn với chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Từ định hướng đó, ngày 30/11/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra thông báo Kết luận số 12 về một số chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, với mục tiêu là chuyển đổi mạnh diện tích đang trồng ngô, khoai, sắn sang trồng cây ăn quả, đồng thời xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, kịp thời.

Trên cơ sở Kết luận số 12, Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La ban hành nghị quyết hỗ trợ 200 nghìn đồng cho mỗi hộ gia đình ghép mắt cải tạo vườn tạp. Mặc dù chỉ là con số khiêm tốn, nhưng trong vòng hai năm đã có hơn 90.000 hộ được nhận hỗ trợ hơn 18 tỷ đồng.

Cùng với đó, trong năm 2015, Sơn La cũng đã thí điểm thực hiện dùng ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% số mô hình tưới nhỏ giọt kết hợp phân bón hòa tan. Với sự giúp đỡ, tạo điều kiện ban đầu cho người dân như vậy, tỉnh đã tạo động lực kích cầu để đồng bào các dân tộc tích cực chuyển đổi cây trồng.

Ngay khi có chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc, Sơn La đã xác định phải bắt tay vào việc thành lập các hợp tác xã nông nghiệp với mục đích quy tụ được lực lượng sản xuất, tích tụ đất đai trên quy mô lớn để xây dựng vùng sản xuất tập trung, thay vì phát triển nhỏ lẻ từng hộ gia đình. Bởi thực tế đã cho thấy mô hình triển khai theo dạng manh mún sẽ khó để có được chất lượng đồng đều và gây trở ngại cho việc hình thành vùng cung ứng sản phẩm ổn định ra thị trường.

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp ảnh 1
Đồng bào dân tộc H’Mông, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, thu hoạch dứa Queen trên đất dốc.

Do đó, tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách để khuyến khích, vận động người dân tham gia xây dựng các liên minh hợp tác. Đến nay, trên địa bàn Sơn La có hơn 300 hợp tác xã trồng cây ăn quả, 11 doanh nghiệp khoa học-công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hơn 500 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản. Việc gây dựng lực lượng lớn hợp tác xã đã tạo được chuỗi liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân.

Đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho biết: Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận tỉnh Sơn La đã có những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển cây ăn quả. Bởi từ những mô hình này, các cơ sở đã sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đã thu hút đông các đoàn đến học tập, nghiên cứu…

Đột phá trong nông nghiệp

Với việc chuyển hướng đưa cây ăn quả trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, Sơn La đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Thành công không chỉ xuất phát từ việc có chủ trương đúng đắn, lựa chọn cây trồng phù hợp, mà cùng với đó là sự đầu tư, tính toán những bước đi chiến lược để biến nông nghiệp Sơn La thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chia sẻ: Sơn La trong khoảng 20 năm gần đây đã hợp tác tốt với các viện nghiên cứu, góp phần đưa các giống cây ăn quả về trồng khảo nghiệm tại tỉnh, bảo đảm thích nghi các điều kiện đất đai thổ nhưỡng. Từ đưa giống cây vào khảo nghiệm, từ xây dựng các mô hình, đến nay Sơn La đã khẳng định có thể phát triển cây ăn quả trên đất dốc.

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Như tại huyện Mai Sơn, trong vòng gần 10 năm (từ 2015 đến 2024), diện tích cây ăn quả đã tăng từ 1.500 ha lên 11.500 ha, với cây trồng chủ lực là nhãn, xoài, na, chanh leo, cây có múi. Cơ cấu sản xuất của huyện được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi vùng, mỗi xã, thị trấn, gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Đồng chí Nguyễn Việt Cường, Bí thư Huyện ủy cho biết: Nghị quyết của tỉnh từ chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây ăn quả trên đất dốc đã đi vào lòng dân vì sự thiết thực và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là điều mong muốn làm giàu chính đáng của người dân và hiện nay, người dân rất tích cực hưởng ứng phong trào chuyển đổi cây trồng.

Đến nay, cây ăn quả đã mang lại mùa màng bội thu mỗi năm cho huyện Mai Sơn, với sản lượng trung bình hơn 90.000 tấn/năm. Hiệu quả sản xuất không ngừng tăng qua các năm và giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác ở huyện Mai Sơn bình quân đạt gần 88 triệu đồng.

Tại huyện Mộc Châu, hiện có 101 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập, trong đó 40 hợp tác xã đang hoạt động theo chuỗi giá trị. Tổng vốn điều lệ của các hợp tác xã hơn 169 tỷ đồng, với 1.045 thành viên, cung cấp việc làm cho hơn 1.200 lao động thường xuyên và hơn 1.500 lao động theo mùa vụ.

Các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn đã góp phần nhân rộng các loại cây ăn quả thế mạnh của huyện, nâng diện tích cây ăn quả đạt hơn 10.700 ha, sản lượng năm 2023 đạt hơn 61 nghìn tấn; giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp của Mộc Châu tăng lên theo từng năm.

Đồng chí Trương Hoa Bắc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết: Những năm qua, để thực hiện tốt chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc, huyện đã luôn chủ động phối hợp các sở, ngành kết nối với các doanh nghiệp, các thương lái bao tiêu, tiêu thụ, xuất khẩu, liên kết các thị trường và thông qua đó là các hợp đồng liên kết về kinh tế.

Ngoài củng cố, nâng cao thị trường truyền thống, huyện tập trung vào thị trường Trung Quốc đối với sản phẩm trái cây tươi, đồng thời phát triển thêm các thị trường có tiềm năng và các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc…

Không chỉ riêng huyện Mai Sơn, Mộc Châu, tỉnh Sơn La cũng đã hình thành được vùng sản xuất cây ăn quả tập trung quy mô lớn tại các huyện Sông Mã, Yên Châu, Mường La, Thuận Châu, Bắc Yên, Phù Yên. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 82.000 ha cây ăn quả, trong đó diện tích cho thu hoạch hơn 63.200 ha, sản lượng khoảng 378.530 tấn.

Có những thời điểm vùng chuyên canh cây ăn quả của Sơn La bị ảnh hưởng bởi nắng nóng, khô hạn kéo dài, có nơi xảy ra mưa đá, thiên tai, tuy nhiên, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dù sản lượng một số loại quả có giảm, nhưng mẫu mã, chất lượng vẫn bảo đảm tiêu chuẩn của đối tác tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Có nhiều mô hình cho thu nhập cao từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng/ha, đặc biệt diện tích na thu hơn 350 triệu đồng/ha; dâu tây 420 triệu đồng/ha. Phần lớn quả cây tươi được các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua cung cấp cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch ở các tỉnh, thành phố trên cả nước và xuất khẩu.

Hiện, Sơn La đang duy trì 280 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, 294 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, 145 cơ sở áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; có 560 nhà máy và cơ sở chế biến nông sản.

Sơn La đã xây dựng các vùng sản xuất cây ăn quả theo ba cấp: Sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; sản phẩm đặc sản địa phương theo chương trình OCOP, lồng ghép vào các quy hoạch phát triển ngành cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh; tiến tới tổ chức cấp mã số vùng trồng, tạo độ nhận diện cho hoa quả chất lượng cao trên bản đồ nông sản Việt Nam…

Sau 5 năm nỗ lực, kể từ năm 2020 cho đến nay, Sơn La từ một địa phương với những người sản xuất nông nghiệp chỉ bán sắn, bán ngô đã thay đổi ngoạn mục, duy trì vị thế vựa cây ăn quả lớn nhất khu vực miền bắc, đứng thứ 2 toàn quốc, được đánh giá là một “hiện tượng kinh tế nông nghiệp”.

Tinh thần quyết tâm, dám nghĩ, dám làm cộng với kế hoạch, cách làm bài bản, đúng hướng của tỉnh đã tạo bước ngoặt đáng nhớ từ một chủ trương của địa phương trước đó còn nhiều khó khăn.

Quốc Tuấn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.
Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.

Tin khác

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

LNV - Ngày 17-2, các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đã lấy và cấp đủ nước cho hơn 94% diện tích gieo cấy vụ xuân 2025, trong đó 9 quận, huyện đã cơ bản hoàn thành.
Ở vùng rau VietGAP Phú Long

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

LNV - Ông Trần Văn Cảnh – 1 trong số gần 50 hộ dân tại thị trấn Phú Long tham gia mô hình sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP cho biết, gia đình có 4 sào, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cải tạo nền đất bằng phân bón hữu cơ vi sinh, nên hiệu quả sản xuất cao hơn so với thời gian trước. Đáng mừng nhất là chất lượng rau được đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, được thị trường ưa chuộng hơn.
Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Với định hướng phát triển nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, trọng tâm phát triển là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.
Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

LNV - Trưa 4/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi 11 tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân 2025.
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

LNV - Với hơn 600 gốc nho đang trĩu quả, vườn nho của anh Lê Thanh Bình (28 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, check-in.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

LNV – Nhờ sự chuyển đổi từ phương thức nuôi cá chim vây vàng quảng canh sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân ở xã Hộ Độ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thành công phát triển mô hình cho lợi ích kinh tế cao.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

LNV - Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

LNV - Đối với ngành NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có hơn 195.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 20-70% nhu cầu tiêu dùng của khoảng 10 triệu người dân sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn thành phố. Do đó, nông nghiệp Hà Nội thời gian tới sẽ tập trung vào quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung vùng huyện và quy hoạch vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chia sẻ.
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

LNV - Sáng ngày 31/10/2024, tại hội trường Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Khuyến nông Hà Nội đồng hành cùng nông dân khắc phục hậu quả sau mưa lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc,tình hình thiệt hại trên toàn địa bàn thành phố cập nhật 15h30 ngày 22/9/2024: Cây bị gẫy, đổ trên 100.000 cây (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); lúa bị gẫy, đổ, dập nát 22.848 ha; lúa bị ngập 13.832 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 10.830 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 9.045 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 4.212 ha; gia súc chết 3.299 con; gia cầm chết, thất lạc 453.104 con;…
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

Hiệu quả từ những mô hình nông nghiệp tại Ba Vì

LNV – Hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Ba Vì theo hướng tích cực, bền vững, nhiều mô hình cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao, 250-350 triệu đồng/ha.
Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

Khuyến nông Hà Nội tích cực tham gia khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Nhằm giúp bà con nông dân nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão số 3 (Yagi), Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắ
Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Bên cạnh mức hỗ trợ chính sách 60 triệu đồng/hộ xây mới và 30 triệu đồng/hộ sửa chữa, huyện Tây Sơn vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn đóng góp hơn 4 tỷ đồng nhằm hỗ trợ bổ sung 10 triệu đồng/hộ sửa chữa và 20 triệu đồng/hộ xây
Giao diện di động