Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm

LNV - Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có khoảng 30 vùng sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ giúp người dân chủ động chuyển dịch cơ cấu giống lúa phù hợp với từng vùng, việc hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ còn tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Giống lúa lai 3 dòng SYN8 được doanh nghiệp liên kết với nông dân xã An Khánh (Đại Từ) gieo cấy khảo nghiệm trong vụ mùa năm nay đạt năng suất cao, chất lượng tốt, cơm ngon, vị đậm.
Giống lúa lai 3 dòng SYN8 được doanh nghiệp liên kết với nông dân xã An Khánh (Đại Từ) gieo cấy khảo nghiệm trong vụ mùa năm nay đạt năng suất cao, chất lượng tốt, cơm ngon, vị đậm.

Hình thành các vùng lúa đặc sản

Với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, khoảng 5 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao theo hướng hàng hóa, có thương hiệu sản phẩm. Diện tích sản xuất lúa tập trung của tỉnh hiện có khoảng 2.700ha, trong đó có hơn 110ha lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Tá, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang có một số vùng sản xuất lúa đặc sản tập trung, như vùng trồng lúa nếp thầu dầu ở huyện Phú Bình (khoảng 200ha); trồng lúa nếp vải ở huyện Phú Lương (300ha); trồng lúa nếp cái hoa vàng ở các huyện Định Hóa, Võ Nhai; sản xuất lúa Bao Thai ở huyện Định Hóa (1.000ha trong vụ mùa)...

Thực tế cho thấy, việc xây dựng vùng sản xuất lúa đặc sản tập trung vừa tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng (từ công đoạn gieo cấy, chăm bón đến thu hoạch) vừa giảm chi phí đầu vào cho bà con. Đặc biệt là giúp quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng hàm lượng sử dụng phân bón hữu cơ, tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao giá trị kinh tế thu được trên cùng một đơn vị diện tích. Do đó, thời gian qua, các địa phương có các vùng sản xuất lúa đặc sản đã tích cực thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa gạo, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Bà Nông Thị Hồng, ở xã Ôn Lương (Phú Lương), cho biết: Chúng tôi rất phấn khởi khi nhiều người biết đến sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng ở Phú Lương. Đây là yếu tố quan trọng để các sản phẩm làm từ loại gạo nếp này được tiêu thụ mạnh hơn, mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con.

Nâng cao thu nhập cho nông dân

Để xây dựng các vùng sản xuất lúa tập trung ổn định, bền vững thì việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư cho sản xuất, hạ tầng cơ sở… đóng vai trò rất quan trọng. Đáng mừng là từ xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc sản đã mang lại cho nông dân trên địa bàn tỉnh hướng đi mới.

Nhờ phát triển vùng sản xuất lúa nếp Thầu Dầu, huyện Phú Bình đã xây dựng được vùng nguyên liệu sản xuất tương Úc Kỳ. Hay như từ vùng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở các huyện Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai đã tạo được vùng nguyên liệu rộng lớn để làm ra sản phẩm bánh chưng Bờ Đậu, cốm đặc sản…

Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho rằng: Nếu chỉ đơn giản là lúa đặc sản thì việc tiêu thụ không hề thuận lợi. Tuy nhiên, khi tạo được vùng sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao và đầu tư cho chế biến sâu thì đầu ra sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.

Tại các vùng sản xuất lúa tập trung trên địa bàn tỉnh, ngành Nông nghiệp khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, đơn vị liên kết với nông dân gieo cấy các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao.
Tại các vùng sản xuất lúa tập trung trên địa bàn tỉnh, ngành Nông nghiệp khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, đơn vị liên kết với nông dân gieo cấy các giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao.

Bên cạnh việc xây dựng các vùng sản xuất lúa đặc sản, ngành Nông nghiệp và PTNT còn khuyến khích bà con nông dân và các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất lúa theo hướng VietGAP, hữu cơ, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Trong vụ mùa năm nay, một số mô hình liên kết được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã cho thấy những tín hiệu quả quan. Đơn cử như mô hình trồng khảo nghiệm giống lúa lai 3 dòng SYN8 tại xã An Khánh (Đại Từ) do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đại Từ thực hiện. Mô hình này được đánh giá là khá hiệu quả, với năng suất lúa đạt 7,5 tấn/ha, chất lượng tốt, cơm ngon, vị đậm, cho thu lãi 43 triệu đồng/ha; giống lúa lai 3 dòng SYN8 có nhiều triển vọng trên đồng đất Thái Nguyên.

Chi nhánh Vật tư nông nghiệp TP. Phổ Yên duy trì liên kết với Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp an toàn Đầm Mương, ở xã Minh Đức, để sản xuất 10ha lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Chi nhánh cam kết mua sản phẩm thóc tươi của nông dân với mức giá cao hơn thị trường khoảng 10% nên đã khuyến khích được bà con tham gia.

Đến nay, các vùng sản xuất lúa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã tạo ra hơn 60% sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao của tỉnh. Tham gia liên kết, bà con nông dân được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được tập huấn kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và bao tiêu đầu ra. Ngoài ra, việc nông dân mạnh dạn đưa các giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao vào gieo cấy tại các vùng sản xuất tập trung cũng được tỉnh khuyến khích, trong đó ưu tiên những giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, được thị trường ưa chuộng, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh gieo cấy các giống lúa như lúa thuần J02, Đài Thơm 8, Sumo; lúa lai TH3-7, B-TE1, Syn98, HK T99…

Thực tế cho thấy, việc xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh.

Tùng Lâm

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản

LNV - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8-5-2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa

LNV - Cây mận tam hoa không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người nông dân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động của TP Sơn La.
Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững

LNV - Sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong đó có nội dung quan trọng về bảo vệ môi trường, nhiều mô hình nông nghiệp xanh đã hình thành và phát huy hiệu quả rõ nét.
Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI

LNV - Vụ xuân 2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với các địa phương triển khai mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Trước đó, mô hình sản xuất lúa SRI (đối với lúa cấy) được triển khai
Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

Sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng trong quý I

LNV - Theo báo cáo của Cục Thống kê, quý I/2025, trên cả nước, ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan ở cả ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

Hiệu quả của mô hình hợp tác xã dược liệu ở Phú Xuyên

LNV - Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, Hợp tác xã Dược liệu Phú Xuyên (xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên) đã mạnh dạn đầu tư trồng và chiết xuất tinh dầu từ cây mùi già, húng quế.

Tin khác

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

Phát triển nông sản chủ lực của Hà Nội: Chú trọng chất lượng, thương hiệu

LNV - Nhằm khai thác tiềm năng, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu, ngành Nông nghiệp Hà Nội luôn tích cực hướng dẫn, tập huấn chuyên môn, hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng vùng sản xuất tập trung, cấp mã số vùng trồng...
Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

Nông dân Hà Nội phòng, chống mưa rét cho cây trồng, vật nuôi

LNV - Hiện thời tiết rét kèm theo mưa phùn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi. Để bảo vệ cây trồng, vật nuôi, người dân tập trung các biện pháp phòng, chống, hạn chế dịch bệnh phát sinh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho người tiêu dùng thời gian tới.
Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

Hiệu quả mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Thiện Nghiệp

LNV - Những năm gần đây, Thiện Nghiệp đã có một số mô hình chăn nuôi được triển khai tại các hộ dân trong xã. Mục đích nhằm đa dạng hóa giống vật nuôi, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần tạo ra diện mạo mới cho sản xuất nông nghiệp của thành phố nói chung và xã nói riêng. Trong đó có mô hình nuôi dê sinh sản.
Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hiệu quả cao

LNV - Tận dụng lợi thế đất đai màu mỡ và dòng sông Hồng chảy qua địa bàn, HTX Nông - Ngư nghiệp phát triển Kim Đức (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã xây dựng mô hình trồng rau VietGAP và nuôi cá lồng bè, mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

9 quận, huyện của Hà Nội lấy đủ nước gieo cấy vụ xuân

LNV - Ngày 17-2, các tổ chức thủy lợi thành phố Hà Nội đã lấy và cấp đủ nước cho hơn 94% diện tích gieo cấy vụ xuân 2025, trong đó 9 quận, huyện đã cơ bản hoàn thành.
Ở vùng rau VietGAP Phú Long

Ở vùng rau VietGAP Phú Long

LNV - Ông Trần Văn Cảnh – 1 trong số gần 50 hộ dân tại thị trấn Phú Long tham gia mô hình sản xuất rau hướng hữu cơ đạt chứng nhận VietGAP cho biết, gia đình có 4 sào, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ cải tạo nền đất bằng phân bón hữu cơ vi sinh, nên hiệu quả sản xuất cao hơn so với thời gian trước. Đáng mừng nhất là chất lượng rau được đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, được thị trường ưa chuộng hơn.
Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Phát huy hơn nữa ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

LNV - Với định hướng phát triển nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh, trọng tâm phát triển là nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.
Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

Bộ NN&PTNT đốc thúc 11 tỉnh thành tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2025

LNV - Trưa 4/2, Bộ NN&PTNT đã có công điện gửi 11 tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội) về việc chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa Xuân 2025.
Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

Trải nghiệm vườn nho kẹo trĩu quả tại Cần Thơ

LNV - Với hơn 600 gốc nho đang trĩu quả, vườn nho của anh Lê Thanh Bình (28 tuổi, ngụ xã Trường Long, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, check-in.
Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

Sơn La đột phá trong phát triển nông nghiệp

LNV - “Ngô leo lên núi, núi ngả cúi đầu”, đó là câu nói truyền miệng về cây ngô ở Sơn La, là cây trồng chủ lực bao phủ khắp các đồi, núi của tỉnh miền núi phía bắc.
Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

Hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi cá chim vây vàng

LNV – Nhờ sự chuyển đổi từ phương thức nuôi cá chim vây vàng quảng canh sang thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ dân ở xã Hộ Độ (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thành công phát triển mô hình cho lợi ích kinh tế cao.
Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

Mê Linh: Tập trung sản xuất vụ Đông năm 2024.

LNV - Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Mê Linh đã triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của Trung ương, thành phố cũng như của huyện. Hiện tại, huyện đang duy trì và phát triển các vùng trồng trọt chuyên canh ổn định có quy mô từ 20ha/vùng trở lên, như sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Liên Mạc, Tam Đồng, Tự Lập, Thanh Lâm; cây ăn quả ở các xã Hoàng Kim, Chu Phan...
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

Những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024 của khuyến nông Hà Nội

LNV - Đối với ngành NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có hơn 195.000ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội mới đáp ứng được 20-70% nhu cầu tiêu dùng của khoảng 10 triệu người dân sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn thành phố. Do đó, nông nghiệp Hà Nội thời gian tới sẽ tập trung vào quy hoạch sản xuất theo quy hoạch chung vùng huyện và quy hoạch vùng Thủ đô. Ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội chia sẻ.
Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

Tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệp

LNV - Sáng ngày 31/10/2024, tại hội trường Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, qua đó giúp người nông dân nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

Nem nắm Xuân Khôi - Từ món ăn làng nghề đến sản phẩm tiêu biểu của huyện

LNV - Từ món ăn dân dã của người dân, nem nắm Xuân Khôi ở xã Phụng Châu (huyện Chương Mỹ) đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, được tin dùng bởi chất lượng và cái tâm của người làm nghề.
Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

Làng bí đao khổng lồ độc nhất vô nhị của làng quê Bình Định

LNV - Đến thôn Chánh Trạch 2, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định vào những ngày tháng 5, du khách sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những quả bí đao khổng lồ treo lủng lẳng trên giàn, mỗi quả có thể nặng 50 đến 60kg. Chính sự độc đáo ấy đã khiến vùng đất này đ
Huyện Nam Đàn (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Nam Đàn (Nghệ An) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 921/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Giao diện di động