Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch
Nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế trong nông nghiệp phục vụ phát triển các sản phẩm OCOP, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và nông nghiệp hữu cơ. Nhờ đó, trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của Hà Giang đã được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận, nhất là đối với khách du lịch.
Thịt gà tươi, sản phẩm OCOP dạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh của Công ty THHH Xuất nhập khẩu Hà Giang |
Bên cạnh đó, khi mở rộng phát triển các sản phẩm OCOP tại vùng đồng bào dân tộc đã góp phần nâng cao dân trí và thu nhập cho người nông dân; góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả và đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Để đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP có nguồn góc từ nông nghiệp, tỉnh Hà Giang đã khai thác và phát huy những phương thức độc đáo trong nông nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể kể đến một số phương thức độc đáo trong nông nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số Hà Giang để tạo nên các sản phẩm OCOP đặc thù, như: Trồng ngô trong các hốc đá để nấu rượu ngô men lá; Sử dụng hạt của cây hoa Tam giác mạch để chế ra loại rượu đặc sản chỉ có ở vùng cao nguyên đá; Nuôi ong khai thác mật hoa cây bạc hà trong tự nhiên, chế biến bằng thủ công và thưởng thức chè Shan tuyết của đồng bào các dân tộc Dao, Nùng, Pà Thẻn, Lô Lô tại 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần, nuôi cá chép trong ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc để nâng cao thu nhập và phục vụ phát triển du lịch tại huyện Hoàng Su Phì, tập quán chăn thả và nuôi dưỡng bò vàng của đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn…Đây là những đặc điểm độc đáo trong nông nghiệp chỉ có ở các huyện vùng cao và đã được các ngành chức năng của Hà Giang khai thác để phát triển các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh.
Trà xanh hộp và Hồng trà hộp Hoàng Su Phì, Hà Giang đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp quốc gia |
Có thể kể dến một số sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp như: Cam sành (được trồng tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên), mận Máu của huyện Hoàng Su Phì, mật ong Bạc hà huyện Yên Minh, mật ong Bạc hà huyện Mèo Vạc, các sản phẩm chè Shan tuyết và Shan tuyết cổ thụ tại các huyện vùng cao, bò Vàng tại 4 huyện cao nguyên đá Đồng Văn, cá chép ruộng Hoàng Su Phì…
Từ những đặc điểm tự nhiên, phương thức canh tác độc đáo trong nông nghiệp để tạo nên các sản phẩm OCOP đặc thù cùng với sự đa dạng về văn hóa ẩm thực…đã tạo cho Hà Giang có điều kiện thuận lợi phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng hàng hóa. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP của Hà Giang đã được hình thành và phát triển thông qua các phương thức độc đáo trong nông nhiệp. Tuy nhiên, phần lớn du khách đến đây chỉ mới dừng lại ở mức độ lưu trú, tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh mà chưa có nhiều trải nghiệm với các hoạt động trong đời sống của người dân địa phương để cùng thực hiện các phương thức canh tác như cày trên nương đá, cùng canh tác trải nghiệm trên các thửa ruộng bậc thang; thu hái, chế biến và thưởng thức chè Shan hữu cơ, trồng ngô trên các triền đất dốc, thưởng thức thịt bò khô tại 4 huyện cao nguyên đá, trồng lanh dệt vải và cùng thụ hưởng các sảm phẩm nông nghiệp độc đáo của địa phương…Vì vậy, Hà Giang vẫn chưa phát huy hết những tiềm năng sẵn có để thúc đẩy phát triển du lịch với những tiềm năng sẵn có cũng như các phát triển các sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ nông nghiệp.
Để tạo nguồn sinh kế, giúp người dân vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo từ chính những sản phẩm OCOP độc đáo trong nông nghiệp, đồng thời hướng đến loại hình “du lịch xanh”, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số…, trong những năm qua, Hà Giang đã xây dựng mục tiêu phát triển các sản phẩm OCOP đặc thù gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách hiệu quả và bền vững.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang cho biết: Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của tỉnh có nguồn góc từ nông nghiệp đã trở thành hàng hóa và được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Để không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP nói chung và các sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ nông nghiệp, ngành Nông nghiệp của tỉnh đã đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển bền vững và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP phục vụ cho tiêu dùng và phát triển du lịch của địa phương.
Tin liên quan
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3
15:03 | 05/12/2024 Tin tức
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
10:21 | 18/12/2024 OCOP
Tin khác
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort
09:21 | 17/12/2024 OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức