Hà Nội: 36°C Hà Nội
Đà Nẵng: 37°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Rộn ràng nhịp trống paranưng

LNV - Trong văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, trống paranưng là một trong 3 loại nhạc cụ truyền thống (kèn saranai, trống paranưng và trống ghinăng) không thể thiếu được. Đặc biệt âm thanh rộn ràng của trống paranưng trở thành “nhạc cụ thiêng” trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Chăm trong các ngày lễ hội, hay đón mừng Xuân mới...


Những điệu múa Chăm được biểu diễn trên nền nhạc cụ dân gian như trống ghinăng, trống paranưng, kèn saranai…


Gặp “nhạc trưởng” ưu tú vỗ trống paranưng

Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Phú Văn Lương, thôn Như Ngọc, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước là một trong những Nghệ nhân tiêu biểu giữ hồn các nhạc cụ truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm.


Nghệ nhân Ưu tú Phú Văn Lương biểu diễn trống Paranưng


Đã có nhiều dịp gặp Nghệ nhân tại các hội thảo khoa học về bảo tồn âm nhạc truyền thống, cũng như các mùa Lễ hội Katê. Mỗi lần gặp chúng tôi như bị hút hồn bởi kỹ năng biểu diễn bộ gõ paranưng điêu luyện của ông. Đặc biệt trong các mùa Lễ hội Katê, ông là “nhạc trưởng” chỉ huy đội ngũ nhạc công thực hiện chương trình nhạc lễ tại làng Chăm Hữu Đức, Hậu Sanh (Ninh Phước). Với vai trò Maduen (thầy giỗ, chủ trì đám cúng), ông tích cực tham gia thực hiện tốt các nghi lễ truyền thống hằng năm như đón mừng Lễ hội Katê, lễ Chabun tưởng nhớ nữ thần, Lễ Rija Nagar, Lễ cầu mưa…

Chúng tôi cũng đã từng được nghe ông giải thích về lễ Rija Nagar. Đây là Lễ hội quan trọng nhất diễn ra vào những ngày đầu tháng Giêng theo lịch Chăm hằng năm, do thầy vỗ Maduen và Kaing thực hiện. Khi nhịp trống paranưng rộn ràng vang lên, kết hợp hát ca ngợi công lao của các vị thần linh, do ông Maduen thể hiện, cũng là lúc ông Taing tay cầm roi mây bắt đầu nhảy múa.

Ông Kaing chân trần đạp tắt ngọn lửa đang cháy, với ý nghĩa xua tan nắng hạn, đem không khí mát mẻ, mưa thuận gió hòa về cho dân làng cày cấy, mùa màng bội thu; đồng thời tẩy uế đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều may mắn trong năm mới. Tiếng trống paranưng hòa nhịp trống ghi năng, kèn Saranai, lục lạc tạo nên âm thanh rộn ràng trong dịp Lễ đón mừng năm mới.

Nghệ nhân Hán Quân sáng chế nhạc cụ truyền thống

Bao năm nay, Nghệ nhân Hán Quân ở thôn Tân Đức, xã Phước Hữu được cộng đồng tôn vinh là “báu vật” của đồng bào Chăm, ở huyện Ninh Phước trong lĩnh vực chế tác các nhạc cụ truyền thống. Ông có thể chế tác và biểu diễn thành thục trống cái, paranưng, ghi năng, đàn kanhi...

Đặc biệt, Nghệ nhân Hán Quân là tác giả của chiếc lọng rước y trang của Nữ thần Pô Inư Nưgar ở làng Hữu Đức vào dịp Lễ hội Katê hằng năm. Chiếc lọng được ông đan bằng tre công phu, thể hiện lòng biết ơn đối với Nữ thần dạy dân làng cày cấy, dệt vải, chăn nuôi gia súc.


Nghệ nhân Hán Quân cho biết, thời trai trẻ, ông cùng cố NNƯT Thiên Sanh Thềm được Nghệ nhân Quảng Nhiều ở Hữu Đức tận tâm truyền dạy chế tác nhạc cụ và biểu diễn trống paranưng, trống ghi năng phục vụ hoạt động tín ngưỡng cộng đồng dân tộc Chăm địa phương.

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với chế tác nhạc cụ, ông đã cung cấp cho bà con trong và ngoài tỉnh hàng trăm bộ trống ghi năng và paranưng. Riêng trong năm 2020, ông cung cấp cho các nơi 6 bộ trống ghi năng và paranưng. Mỗi bộ trống ghi năng chế tác khoảng 20 ngày, trị giá 12 - 15 triệu đồng, mỗi chiếc trống paranưng chế tác trong 1 tuần, có giá 4 - 5 triệu đồng. Mới đây, ông vừa hoàn thành 6 chiếc trống paranưng và một bộ trống ghi năng để cung cấp cho bà con các làng Chăm.

Ông bảo, nghề chế tác nhạc cụ rất công phu, đòi hỏi sự khéo tay và tinh thần trách nhiệm của người thợ, bảo đảm cân chỉnh âm thanh chuẩn, sử dụng lâu bền. Hiện nay, ông đang cố gắng truyền nghề làm trống cho con trai mình để gìn giữ nhạc cụ truyền thống của cha ông.

Trong hơn nửa thế kỷ qua, Nghệ nhân Hán Quân đã truyền dạy kỹ thuật biểu diễn trống cho 12 thanh niên, trở thành nhạc công đảm nhận các chương trình lễ hội và văn nghệ phục vụ đời sống dân cư.


Nghệ nhân Hán Quân trong trang phục truyền thống biểu diễn nhạc cụ Paranưng và Ghinăng với các làn điệu Kacaik, Wah gaiy, Jalitai, Java… rộn ràng vui tươi

Đàng Phi Long Khánh, một trong 2 học trò hiện đang theo nghệ nhân học biểu diễn bộc bạch: “Bản thân tôi rất tự hào được làm học trò của Nghệ nhân Hán Quân. Ông yêu thương và tận tâm truyền dạy bài bản vỗ trống paranưng, ghi năng cho học trò. Sau nhiều năm theo thầy rèn nghề học vỗ trống, đến nay, tôi có thể cùng với các bạn đảm nhận vai trò nhạc công thực hiện hoạt động tín ngưỡng tâm linh và chương trình văn nghệ phục vụ bà con thôn xóm”.

Ngọc Sơn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội

LNV - Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề truyền thống đã mang những giá trị văn hóa đẹp đẽ nhất khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người con đất Việt.
Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa

LNV - Nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh nơi con sông Cầu uốn khúc, làng Chóa nổi tiếng với nghề làm hương trám đen đã có từ lâu đời.
Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi

LNV - Thị xã Gò Công (Tiền Giang) là một trong những đô thị có bề dày văn hóa, lịch sử từ lâu đời. Tại đây, có làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công tuổi đời trên 100 năm hết sức nổi tiếng.
Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi

LNV - Làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) có lịch sử tồn tại và phát triển hơn 1.000 năm. Nghề tạc tượng phật và làm đồ thờ bằng gỗ ở đây nổi tiếng khắp trong và ngoài nước. Bằng sự tài hoa, cái tâm với nghề, các nghệ nhân Sơn Đồng đã chế tác ra những sản phẩm điêu khắc tinh tế, độc đáo.
Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề

LNV - Để các làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, bên cạnh sự quan tâm của chính quyền địa phương thì các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) làng nghề cũng có vai trò quan trọng.
Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống

LNV - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, dù nhiều ngành nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một nhưng nghề làm nón lá ở TX Ba Đồn, Quảng Bình vẫn được duy trì và phát triển, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang

LNV - Bạc và các trang sức làm từ bạc có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nùng ở Hà Giang. Trong quan niệm của người Nùng, bạc là vật liệu thiêng có thể đuổi tà ma, gió độc, đồng thời là hồn cốt, là tập tục, nếu không đeo bạc, người Nùng không biết nguồn cội, không biết tổ tiên.
Cô gái trẻ đam mê với hát Then

Cô gái trẻ đam mê với hát Then

LNV - Chu Hải Hậu là cô gái dân tộc Tày hiện đang sinh sống tại xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, người đã âm thâm suốt 5 năm qua mở một lớp học hoàn toàn miễn phí cho các em học sinh và cả những người hâm mộ và yêu thích cây đàn Tính và điệu hát Then của dân tộc Tày. Tiếng đàn Tính ngân nga, lời hát Then tha thiết. Đây là thành quả sau nhiều tháng ngày tập luyện của Chu Hải Hậu và các em học sinh ở xóm nhỏ miền núi này.
Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan

LNV - Ngày 5/5/2023, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã Axan ra mắt mô hình Câu lạc bộ Dệt thổ cẩm tại thôn Ki’nonh, xã Axan.
Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Ngày 19/5, tại Làng nghề làm bánh tráng Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Lễ trao quyết định, giấy chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nghề làm bánh tráng Thuận Hưng.
Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật

LNV - Nghệ nhân Vũ Đình Ước hiện ở tại thôn 6 Trần Phú, xã Minh Tâm, huyện Thủy Nguyên, (TP Hải Phòng) được biết đến là người mê cây cảnh, phong lan, chim cảnh và thích sưu tầm cổ vật. Ông là nghệ nhân sinh vật cảnh, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp, dạy nghề cho lớp trẻ.
Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả

LNV - Nghệ nhân Bùi Doãn Giới (sn 1982) sinh ra trong gia đình có nghề truyền thống xếp mâm ngũ quả, tại thôn 8, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng). Năm 20 tuổi, anh được bố là nghề nhân Bùi Doãn Thặng dạy nghề xếp mâm ngũ quả. Là nghệ nhân khéo nhất trong làng, anh được Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng trao tặng danh hiệu: “Bàn tay vàng”.
Đậm sâu gốm Kim Lan

Đậm sâu gốm Kim Lan

LNV - Kim Lan – theo nghiên cứu của nhà khảo cổ Nhật Bản Nishimura Masannari – có thể là làng gốm cổ được hình thành từ thế kỷ IX. Ngày nay, hơn 400 hộ sản xuất tại Kim Lan đang từng bước phục hồi sự hưng thịnh của làng gốm cổ với chất liệu đất đỏ độc đáo.
Có một nghề như thế…

Có một nghề như thế…

LNV - Có một nghề trước đây còn ít người biết đến nhưng hiện nay đã có nhiều người biết hơn đến nghề này. Mặc dù về tính chất nghề nghiệp thì nó vẫn rất thầm lặng không khác xưa là bao, dù ngay giữa thời điểm kinh tế thị trường đang phát triển và ồn ào như hiện nay!
Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống

LNV - Trước những thách thức với làng nghề thủ công truyền thống, TP. Hà Nội đã và đang hỗ trợ làng nghề xây dựng những điểm giới thiệu, bán và trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm lưu niệm...nhằm quảng bá tinh hoa làng nghề cũng như tăng tính trải nghiệm cho du khách khi đến với Thủ đô.
Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình

LNV - Nói đến xã Tức Tranh huyện Phú Lương ngoài đặc sản nổi bật của địa phương là vùng chè Khe Cốc thì bà con xã Tức Tranh không thể không nhắc đến một điệu múa rất nổi tiếng của đồng bào Sán Chay ở xóm Đồng Tâm. Đó là vũ điệu Tắc Xình, năm 2014 đã được Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"

LNV - Vĩnh Phúc hiện có 27 làng nghề đã được công nhận. Sự phát triển của các làng nghề đã và đang góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, xã hội (KT - XH) trên toàn tỉnh.
Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ

LNV - Thân hình gầy gò, yếu ớt, lại mất một bên chân, thế nhưng Trịnh Thị Liên vẫn nỗ lực trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ mỹ nghệ, truyền cảm hứng cho nhiều người.
Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế

LNV - Như thường lệ, cứ mỗi cuối tuần tôi lại thong dong cùng chiếc xe gắn máy cũ kỹ của mình rong ruổi những vùng miền từ nội thành đến ngoại thành Hà Nội, cho đến các tỉnh thành cận kề thủ đô từ Bắc Ninh, Bắc Giang cho đến Hưng Yên, Hải Dương… Mỗi vùng đất là những trải nghiệm lý thú, độc đáo từ nét văn hoá địa phương. Và điểm đến của tôi trong một sáng cuối tuần giữa tháng 3 chính là làng nghề múa rối nước Đào Thục, thuộc huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu

LNV - Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch

Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch

LNV - Ngày 31/5/2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn mô hình "Phụ nữ tham gia xử lý rơm, rạ sau thu hoạch” tại xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa.
Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình

OVN - Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" là cơ hội để các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu, đặc trưng tới đông đảo du khách, người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"

OVN - Thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện có 15 sản phẩm OCOP 3 sao của địa phương bị "hạ sao" do hết hạn công nhận.
Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M'nông.
Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp

LNV - Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Đồng Tháp, Trường Chính trị tỉnh, Sở Khoa học – Công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Hội thảo một số giải pháp về quản lý Nhà nước về các làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đồng Tháp tỉnh có nhiều nét văn hóa đặc trưng của các làng nghề được du khách quan tâm khám phá, đánh giá cao. Hiện nay, tại Đồng Tháp có 39 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có nhiều làng nghề đã trở thành tiêu điểm chú ý gắn với hoạt động du lịch, thu hút du khách.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động